Bài viết tóm tắt một số chính sách thuế TNDN dành cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ
Doanh nghiệp được trừ một số khoản chi thêm cho lao động nữ
Theo điểm 2.10 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
(1) Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học)
(2) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý
(3) Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên
(4) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai
(5) Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ
Tuy nhiên, một số khoản sẽ không được trừ thêm, xem công văn 5594/CT-TTHT:
Đối với khoản chi thêm tiền kinh nguyệt cho lao động nữ khi lao động không có nhu cầu nghỉ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP và khoản chi thêm tiền vắt sữa cho lao động nữ khi lao động không có nhu cầu nghỉ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP được coi là một khoản tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ, hai khoản chi trên không đáp ứng quy định tại điểm 2.10 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC do vậy Công ty không được giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với khoản chi trên.
Có thể được miễn, giảm thuế TNDN tương ứng với số chi thêm cho lao động nữ
> Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải
> Điều kiện về số lượng lao động
+) Sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc
+) Sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên.
Tham khảo hướng dẫn tại công văn 104146/CTHN-TTHT ngày 3 tháng 12 năm 2020
Công ty được áp dụng giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo điều kiện thực tế đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Cơ sở pháp lý
Thông tư 78/2014/TT-BTC, 96/2015/TT-BTC
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng 150 lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
điểm 2.10 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
Biên soạn: Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên