Công ty giữ tiền cọc của người lao động

1344

Công ty giữ tiền cọc của người lao động có vi phạm pháp luật không? Tình huống cụ thể, nêu công ty thu tiền đặt cọc để sử dụng tủ locker là tài sản của công ty thì có bị vi phạm luật lao động không?

Theo quan điểm của chúng tôi, hành vi này về quy định thì không đúng Luật vì đã vi phạm vào Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động – Bộ Luật lao động 2019
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động…

Trường hợp người sử dụng lao động buộc phải đặt cọc thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

…b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

…3. Biện pháp khắc phục hậu quả: đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt…”

Do đó, thực tiễn, công ty có thể cân nhắc phương án khác để người lao động tự nguyện đóng góp 1 khoản hoặc ký hợp đồng trách nhiệm với tài sản (Thường áp dụng khi công ty giao cho người lao động giữ tài sản có giá trị lớn) thì để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và giữ gìn tài sản, việc đặt cọc thực hiện theo quy định tại hợp đồng.

“…Điều 129. Bồi thường thiệt hại

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường…”

Cơ sở pháp lý

Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được làm các việc sau đây:

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

 

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page