Vốn góp từ khoản tiền trả trước chi phí trước thành lập

3215

Tình huống: Công ty mẹ tại Nhật Bản của Doanh nghiệp FDI trước khi thành lập có chuyển trước tiền đặt cọc thuê đất thực hiện dự án cho BQL KCN (1 phần trước và 1 phần sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư). Sau đó, phần góp vốn bằng tiền được công ty mẹ chuyển phần còn lại. Vậy công ty con tại Việt Nam có được ghi nhận khoản tiền đặt cọc tiền thuê đất do công ty mẹ trả hộ là khoản vốn góp không? Vốn góp từ khoản tiền trả trước chi phí trước thành lập này có ảnh hưởng tới nghĩa vụ thuế không?

Xác định tài sản góp vốn

Theo quan điểm của Manabox, có 2 cách ứng xử như sau

  • > Trước 1/1/2021, theo Luật doanh nghiệp 2014 thì khoản đặt cọc trả trước tiền thuê đất không được xác định là khoản vốn góp
  • > Từ 1/1/2021, theo Luật doanh nghiệp 2020, khoản đặt cọc trả trước tiền thuê đất vẫn được xác định là khoản vốn góp nếu hình thức này được quy định rõ trong Giấy chứng nhận đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp dựa trên 1 số cơ sở sau

Hạch toán chi phí trước thành lập – Pre-establishment expenses Accounting

Trích Công văn 20011/CTBDU-TTHT ngày 23 tháng 8 năm 2023:

Trường hợp trước khi được cấp giấy phép thành lập, nếu nhà đầu tư nước ngoài có mở tài khoản vốn đầu tư tại một ngân hàng được phép để đáp ứng các chi phí hợp pháp cho giai đoạn đầu chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam theo đúng quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì khoản tiền đặt cọc thuê đất mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển khoản từ tài khoản vốn nêu trên vào tài khoản của bên cho thuê đất được xem là khoản góp vốn hợp lệ của nhà đầu tư vào công ty.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chuyển khoản trực tiếp từ nước ngoài vào tài khoản của bên cho thuê đất để thanh toán tiền đặt cọc thuê đất mà không thông qua tài khoản vốn đầu tư được mở tại một ngân hàng được phép là không đúng quy định và khoản tiền này không được xem là khoản góp vốn hợp lệ của nhà đầu tư vào Công ty.

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập (Điều 4)

34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn 5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Theo thông tư 06/2019/TT-NHNN, điều 8. Chuyển tiền thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư

1. Trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ký kết hợp đồng PPP, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam.

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ký kết hợp đồng PPP, số tiền nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển vào Việt Nam để thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư được sử dụng để:

a) Chuyển một phần hoặc toàn bộ thành vốn góp;

b) Chuyển một phần hoặc toàn bộ thành vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trường hợp chuyển thành khoản vay nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Thời hạn của khoản vay nước ngoài được tính từ ngày dự án được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ký kết hợp đồng PPP hoặc ngày mà các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài (tùy thuộc vào ngày nào đến sau) đến ngày trả nợ cuối cùng;

c) Chuyển trả cho nhà đầu tư nước ngoài bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam số tiền đã chuyển vào Việt Nam để thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí hợp pháp liên quan đến hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam.

Thông tư 09/2015/TT-BTC, điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác

1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Chi phí trước thành lập được thanh toán hộ – Pre-establishment expenses

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page