Một số lưu ý với các doanh nghiệp khi mua bán hàng hóa để giảm thiểu các rủi ro hóa đơn điện tử do không đúng quy định, dẫn tới thiệt hại về chi phí do không có chứng từ hợp lệ hoặc bị xử phạt. Một số trường hợp, kể cả khi doanh nghiệp có giao dịch thực tế nhưng bị kết luận là không hợp pháp thì hóa đơn đó vẫn không hợp lệ. Dưới đây là các biện pháp đề xuất để giảm rủi ro hóa đơn điện tử, trong đó đặc biệt là các hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh.
Tự kiểm tra, xác minh về giao dịch thực tế phát sinh
Khi nhận được hóa đơn của Nhà cung cấp, doanh nghiệp nên đối chiếu về tình trạng nhà cung cấp trên trang gdt.gov.vn trước. Các biện pháp có thể thực hiện như
- > Đối chiếu lại với hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có);
- > Hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa;
- > Phương tiện vận chuyển hàng hóa;
- > Chi phí vận chuyển hàng hóa;
- > Chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa);
- > Xác minh về thanh toán (đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch;
- > Số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán),
- > Xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan đã thông quan; Vận đơn…
Kiểm tra lại thông tin hóa đơn
- > Với hóa đơn điện tử, tra cứu như sau: Kiểm tra lại các tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn, đặc biệt nếu hóa đơn có mã của CQT thì cần kiểm tra lại tình trạng hóa đơn trên hệ thống hoadondientu.gdt.gov.vn
Các cách tra cứu thông tin hóa đơn điện tử định dạng XML (App, website…)
- > Với hóa đơn giấy trước đây: Khi tiếp nhận hóa đơn, kế toán kiểm tra lại thông tin bằng cách truy cập vào Website: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn để biết về tình trạng hóa đơn đó
Các cách tra cứu danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế
Sử dụng Phần mềm“Cập nhật doanh nghiệp bỏ trốn toàn quốc” của Cục Thuế Hà Nội
hoặc tra cứu danh sách các doanh nghiệp này được công bố tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt
Thực chất, các thao tác tra cứu trên hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế, người nộp thuế muốn tra cứu cần phải tải từng tệp danh sách với thông tin rời rạc, hoặc phải điền thông tin bao gồm cả “Mẫu hóa đơn” và “Ký hiệu hóa đơn” gây bất tiện cho người sử dụng, nhất là hiện tại việc lập tờ khai thuế GTGT không yêu cầu đính kèm bảng kê hóa đơn mua vào. Chưa kể, thực trạng thường gặp là có nhiều trường hợp doanh nghiệp, cá nhân trước đây nằm trong danh sách bỏ trốn, nay được xác minh lại là không phải và được thông báo ra khỏi danh sách hoặc ở thời điểm người mua tra cứu thông tin để phòng chống thì người bán chưa “bỏ trốn” còn khi kiểm tra, thanh tra Thuế thì người bán đã “bỏ trốn” rồi.
Doanh nghiệp vẫn cần nắm được nguyên tắc xử lý với giao dịch sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp ngừng hoạt động
Với hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bên bán bỏ địa chỉ, phương án giải trình tham khảo dưới đây
Xử lý hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động và File quét doanh nghiệp bỏ trốn
Doanh nghiệp mua bán hóa đơn – List of companies with illegal invoices
Cơ sở pháp lý: Nghị định 123/2020/NĐ-CP
9. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng
- Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế
- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế
- Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
- Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng:
- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định
- Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ)
- Sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả
- Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn
- Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040