Điểm hòa vốn là gì? Bài tập có đáp án? – Break-even point

33997

Điểm hòa vốn (break-even point) là một khái niệm trong kinh doanh, được sử dụng để mô tả mức doanh số hoặc sản lượng sản phẩm cần bán ra để công ty hoặc dự án đạt được lợi nhuận bằng 0, tức là tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Nó đại diện cho điểm cân bằng giữa doanh thu và chi phí (không có lời lỗ). Bài viết dưới đây tiếp cận trên cơ sở tóm tắt một số nội dung được đề cập tại Giáo trình Ôn thi  Môn Phân tích Tài chính doanh nghiệp – Chương trình Kế toán viên – Kiểm toán viên (CPA) của Bộ Tài chính Việt Nam.

Ý nghĩa của điểm hòa vốn

Doanh nghiệp muốn tồn tại, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cần xác định doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích điểm hoà vốn

  • > Cho phép xác định được sản lượng, mức doanh thu và thời gian sản xuất để bù đắp chi phí bỏ ra
  • > Giúp các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp, nhìn nhận quá trình kinh doanh trong mối quan hệ với các yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp không bị lỗ, doanh nghiệp muốn đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì cần phải sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm…
  • > Từ đó có các quyết định chủ động, tích cực phù hợp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra
  • > Với các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp, phân tích hoà vốn giúp đưa ra các quyết định hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả, đảm bào duy trì và nâng cao năng lực tài chính

Điều kiện phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hoà vốn của doanh nghiệp là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định (định phí), chi phí biến đổi (biến phí), số lượng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để nghiên cứu điểm hòa vốn cần các điều kiện cơ bản sau:

  • + Phân chia chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại (chỉ 2 mà thôi) đó là chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí)
  • + Các giả định: doanh nghiệp không có hàng tồn kho; biến phí đơn vị (chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sản lượng) là không thay đổi hay tỷ lệ biến phí so với doanh thu không thay đổi; tổng định phí không thay đổi trong phạm vi xem xét, giá bán đơn vị sản phẩm không đổi ở mọi mức độ của sản lượng; không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian; do chỉ quan tâm đến chi phí hoạt động kinh doanh hàng hoá nên lợi nhuận xem xét chỉ là lợi nhuận kinh doanh hàng hoá thông thường trước thuế

Công thức tính điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn (Break-Even Point) = Tổng chi phí cố định / (Giá bán trung bình – Chi phí biến đổi trung bình)

Nếu ta gọi:

  • Q là sản lượng  sản xuất và bán ra
  • F là tổng chi phí cố định (Tổng định phí)
  • v là chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm (biến phí đơn vị); CB là tổng chi phí biến đổi (Tổng biến phí) CB = Q x v
  • g là giá bán đơn vị sản phẩm.

Khi đó Tổng chi phí sản xuất là  Y1 = F + Q x v; Tổng doanh thu D (Y2) = Q x g

Tại điểm hoà vốn ta có: Tổng doanh thu = Tổng chi phí nghĩa là:

Q x g = F + Q x v;

Q x g – Q x v = F;

Q(g – v) = F

SLH là sản lượng hoà vốn, sản lượng hòa vốn được tính theo công thức sau:

SLH   = F/(g – v)

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: 

  • Tổng chi phí cố định trong một tháng là 10,000 USD.
  • Giá bán trung bình của sản phẩm của bạn là 100 USD.
  • Chi phí biến đổi trung bình cho mỗi sản phẩm là 70 USD.

Sử dụng công thức, bạn có thể tính được điểm hòa vốn như sau: Điểm hòa vốn = 10,000 USD / (100 USD – 70 USD) = 10,000 USD / 30 USD = 333.33 sản phẩm

Vậy để đạt điểm hòa vốn, bạn cần bán ít nhất 334 sản phẩm trong tháng.

Ví dụ 2: Có tài liệu về doanh thu, chi phí ở  Công ty Manabox như sau:

  • Tổng doanh thu:  500.000
  • Tổng chi phí để tạo ra doanh thu trên: 443.000, trong đó tổng định phí: 133.0000

Công ty sản xuất và kinh doanh 3 mặt hàng khác nhau là A, B và C. Trong năm  công ty sản xuất và tiêu thụ được 5000 sản phảm A, 2000 sản phẩm B và 1000 sản phẩm C. Giá bán mổi sản phẩm lần lượt là: 50, 75, 100. báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả của công ty cho 3 mặt hàng như sau:

Báo cáo

Mặt hàng

Tổng số
A B

C

Doanh thu 250.000 150.000 100.000 500.000
Biến phí 150.000 105.000 55.000 310.000
Đinh phí       133.000
Tổng chi phí       443.000

Xác định doanh thu hoà vốn?

Với tài liệu trên doanh thu hoà vốn được xác định như sau:

Xác định tổng lãi trên biến phí và lãi trên biến phí đơn vị của từng mặt hàng

  Mặt hàng  
A B C
Tổng số 1 đv sp Tổng số 1 đv sp Tổng số 1 đv sp
Doanh thu 250.000 50 150.000 75 100.000 100 500.000
Biến phí 150.000 30 105.000 52,5 55.000 55 310.000
Lãi trên biến phí 100.000 20 45.000 22,5 45.000 45 190.000
Định phí             133.000

Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân = 38%

Doanh thu hoà vốn của công ty: DTH = = 350.000

Hoặc có 1 Cách khác: 

  • Tỷ lệ lãi  trên biến phí của mặt hàng A:  Tlb (A) =  = 40%; với cách tính tương tự đối với mặt hàng B; C
  • Tỷ lệ lãi  trên biến phí của mặt hàng A,B,C lần lượt là: 40%; 30%; 45%
  • Tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng A = %; tương tự tính được tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng B, C
  • Tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng A,B,C lần lượt là: 50%; 30%; 20%;
  • Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân là 40%x50% + 30%x30% + 45%x20% = 38%
  • Doanh thu hòa vốn của công ty:  DTH = = 350.000.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page