Phân bổ thu nhập được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (Có ví dụ)

2303

Một số thông tin về phân bổ thu nhập được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Ví dụ tham khảo

Công ty TNHH Manabox được thành lập tháng 01/2016 tại địa bàn thành phố Hà Nội, vốn điều lệ trong Giấy kinh doanh là: 8 tỷ đồng, với ngành nghề kinh doanh

  • Sản xuất sản phẩm phần mềm
  • Kinh doanh các sản phẩm điện dân dụng

Năm 2016, Công ty có các thông tin về tình hình hoạt động SXKD như sau

Doanh thu, thu nhập khác

  • > Hoạt động SXKD phần mềm: Công ty đã ký và thực hiện các Hợp đồng với các bên có quan hệ độc lập xác định tổng doanh thu theo quy định là 2.000 triệu đồng
  • > Hoạt động kinh doanh sản phẩm điện dân dụng và hoạt động khác: Doanh thu bán máy điều hòa, tủ lạnh và các sản phẩm điện dân dụng khác chưa bao gồm thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT là 10%): 5.980 triệu đồng
  • > Thu nhập khác
    • Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT là 10%): 50 triệu đồng từ việc bán 10 máy tính Công ty đang sử dụng cho bộ phận văn phòng; giá trị còn lại của 10 máy tính là: 10 triệu đồng
    • Thu nhập từ lãi tiền gửi Ngân hàng ngắn hạn là: 20 triệu đồng
    • Số thu về tiền phạt do các đối tác vi phạm Hợp đồng kinh tế: 100 triệu đồng; Chi khoản tiền phạt cho Công ty H do vi phạm Hợp đồng kinh tế: 40 triệu đồng.

Chi phí

Tổng chi phí (bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) của hoạt động sản xuất phần mềm và kinh doanh sản phẩm điện dân dụng tính cho số sản phẩm đã bán: 7.885 triệu đồng. Công ty không hạch toán được riêng chi phí cho 2 hoạt động này và Công ty không phát sinh giao dịch liên kết. Trong đó:

  • – Giá mua của sản phẩm điện dân dụng bán ra: 5.800 triệu đồng
  • – Chi phạt vi phạm hành chính: 5 triệu đồng.
  • – Chi trang phục bằng tiền cho 30 nhân viên: 50 triệu đồng.
  • – Lãi phải trả cho Ngân hàng cổ phần T: 100 triệu đồng. Theo tiến độ góp vốn thì đến ngày 31/12/2016 Công ty sẽ góp đủ số vốn điều lệ đăng ký. Tuy nhiên đến hết ngày 31/12/2016 mới góp được 5,6 tỷ đồng. Số vốn điều lệ thiếu được bổ sung bằng vốn vay Ngân hàng T.
  • – Giá trị 2 máy điều hòa xuất biếu đã hạch toán vào chi phí quản lý: 17 triệu đồng
  • – Các khoản chi phí không có hóa đơn theo quy định: 30 triệu đồng.
  • – Các chi phí khác đều là có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, đúng quy định.

Yêu cầu: Hãy xác định số thuế TNDN được hưởng ưu đãi (nếu có) và số thuế TNDN phải nộp năm 2016 của Công ty K theo đúng quy định hiện hành. Biết rằng công ty trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: 10% trên thu nhập tính thuế.

Giải tham khảo

Tính thuế Hoạt động phần mềm 

Ưu đãi thuế

Hoạt động kinh doanh thiết bị điện Khác Cộng
Doanh thu 2000 5980 7980
Chi phí được trừ (1.942,36) (5.807,64) -7750
+ Chi phí kế toán -7885
Các khoản chi phí không được trừ: (5 + 100 + 30) = 135 trđ 135
Thu nhập khác 120 120
Thu nhập chịu thuế 57,64 172,36 120 350
Thu nhập miễn thuế 0
Lỗ kết chuyển 0
Thu nhập tính thuế 57,64 172,36 120 350
Trích quỹ KHCN 5,76 17,24 23
Thuế suất áp dụng 0% 20% 20%
Thuế TNDN                                                                 – 31,02 24 55,0240602
  • 1/ Tổng doanh thu: (2.000 + 5.980) triệu đồng = 7.980 triệu đồng
  • 2/ Tổng chi phí thực tế phát sinh: 7.885 triệu đồng
  • 3/ Thu nhập khác: [(40 + 20 + 60) triệu đồng = 120 triệu đồng
    • – Thanh lý máy tính: (50 – 10) triệu đồng = 40 triệu đồng
    • – Lãi tiền gửi Ngân hàng: 20 triệu đồng
    • – Tiền phạt vi phạm Hợp đồng kinh tế: (100 – 40) triệu đồng = 60 triệu đồng
  • 4/ Lợi nhuận kế toán trước thuế: (7.980 – 7.885 + 120) triệu đồng = 215 triệu đồng
  • 5/ Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: 135 triệu đồng. Trong đó: Các khoản chi phí không được trừ: (5 + 100 + 30) triệu đồng = 135 triệu đồng
    • – Chi phạt vi phạm hành chính: 5 triệu đồng
    • – Lãi phải trả cho Ngân hàng T: 100 triệu đồng
    • – Các khoản chi phí không có hóa đơn theo quy định: 30 triệu đồng
  • 6/ Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: 0 đồng
  • 7/ Tổng thu nhập chịu thuế TNDN: (215 + 135) triệu đồng = 350 triệu đồng
    • Thu nhập khác: 120 triệu đồng
    • Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh: (7.980 – 7.885 + 135) triệu đồng = 230 triệu đồng, chia ra: 
      • – Sản xuất sản phẩm phần mềm: [230 x (2.000/7.980)] = 57,64 triệu đồng
      • – Kinh doanh sản phẩm điện dân dụng: (230 – 57,644) triệu đồng = 172,36 triệu đồng
  • 8/ Thu nhập miễn thuế: không
  • 9/ Lỗ được chuyển trong kỳ: không
  • 10/ Thu nhập tính thuế TNDN: 350 triệu đồng
    • – Hoạt động sản xuất kinh doanh: 230 triệu đồng
      • – Sản xuất sản phẩm phần mềm: 57,64 triệu đồng
      • – Kinh doanh sản phẩm điện dân dụng: 172,36 triệu đồng
    • – Thu nhập khác: 120 triệu đồng
  • 11/ Trích lập quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ: (350 x 10%) triệu đồng = 35 triệu đồng:
    • – Hoạt động sản xuất kinh doanh chính: 230 triệu đồng x 10 % = 23 triệu đồng
      • – Sản xuất sản phẩm phần mềm: 57,64 triệu đồng x 10% = 5,764 triệu đồng
      • – Kinh doanh sản phẩm điện dân dụng: 172,36 triệu đồng x 10% = 17,236 triệu đồng
    • – Thu nhập khác: 120 triệu đồng x 10% = 12 triệu đồng
  • 12/ Thu nhập tính thuế sau khi trừ trích lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ: (350 – 35) triệu đồng = 315 triệu đồng. Trong đó:
    • – Hoạt động sản xuất kinh doanh: (230 – 23) triệu đồng = 207 triệu đồng
      • – Sản xuất sản phẩm phần mềm: (57,64 – 5,764) triệu đồng = 51,876 triệu đồng
      • – Kinh doanh sản phẩm điện dân dụng: (172,36 – 17,236) triệu đồng = 155,124 triệu đồng
    • – Thu nhập khác: (120 – 12) triệu đồng = 108 triệu đồng
  • 13/ Thuế TNDN phải nộp (36,208 + 24) triệu đồng = 60,208 triệu đồng
    • – Hoạt động sản xuất kinh doanh: (5,188 + 31,020) triệu đồng = 36,208 triệu đồng
      • – Sản xuất sản phẩm phần mềm: 51,876 triệu đồng x 10% = 5,188 triệu đồng
      • – Kinh doanh sản phẩm điện dân dụng: 155,124 triệu đồng x 20% = 31,020 triệu đồng
    • – Thu nhập khác: 120 triệu đồng x 20% = 24 triệu đồng
  • 14/ Thuế TNDN được miễn giảm: 5,188 triệu đồng x 100% = 5,188 triệu đồng
  • 15/ Thuế TNDN còn phải nộp: (60,208 – 5,188) triệu đồng = 55,020 triệu đồng

Tham khảo – Trích Công văn số 60182/CT-TTHT 

Tại Điều 18, Điều 22 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định:

“Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.

2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

Trường hợptrong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Trường hợpcó khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.

3. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng thuế suất 20% (bao gồm cả doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này) đối với các khoản thu nhập sau:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 19 Thông tư này); thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.

c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

Doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% được áp dụng thuế suất 20% trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

5. Dự án đầu tư mới:

a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:

– Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.

– Dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu và được cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ ngày 01/01/2014 của dự án đó.

– Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.

b) Trường hợpdoanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của dự án đã đi vào hoạt động mà không thay đổi điều kiện đang được hưởng ưu đãi thì thu nhập của hoạt động điều chỉnh, bổ sung tiếp tục được hưởng ưu đãi của dự án trước khi điều chỉnh, bổ sung trong thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.

c) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới không bao gồm các các trường hợp sau:

– Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).

Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 22. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.

…”

Điểm b, Khoản 6, Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách phân bổ thu nhập không được ưu đãi thuế TNDN đối với đầu tư mở rộng như sau:

Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thuế TNDN thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.

Trường hợp trong kỳ tính thuế, DN không tính riêng được thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng thì thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập DN được lựa chọn xác định theo phương thức sau:

Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp = Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác không được hưởng ưu đãi) x Giá trị vốn đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh
Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh

Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh theo năm tài chính áp dụng: Kỳ tính thuế đầu tiên đối với DN mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kê toán.

Khoản 1, Điều 66, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính nêu rõ: Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu), vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như: Vốn góp của chủ sở hữu; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Tiết h Khoản 1.4 Điều 112 Mục 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cách lập và trình bày chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau: “Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 400 + Mã số 430); Vốn chủ sở hữu (Mã số 410). Tất cả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá…

Căn cứ các quy định trên, chỉ tiêu “tổng nguồn vốn tự có” ở phương thức tính trên xác định phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng là chỉ tiêu “vốn chủ sở hữu” trong bảng cân đối kê toán năm tài chính (năm tính thuế) của doanh nghiệp./.

Biên soạn: Trần Thị Hường – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page