[ Kiểm toán CPA] Đăng ký hành nghề kiểm toán

138

(Điều 15 và Điều 62 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12)

(1) Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:

  1. a) Là KTV;
  2. b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
  3. c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

(2) Người có đủ các điều kiện theo quy định trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

(3) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam.

(4) Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, người đã được cấp chứng chỉ KTV trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực được đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập mà không cần bảo đảm điều kiện về thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên.

Theo Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC:

(i) KTV được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại DNKT khi:

  1. a) Hợp đồng lao động ký kết giữa KTV và DNKT phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động;
  2. b) Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của KTV bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của DNKT nơi KTV đăng ký hành nghề;

Ví dụ: thời gian làm việc của DNKT từ 08h00 – 17h00 và 06 ngày/tuần thì KTV phải làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 – 17h00 hàng ngày và 06 ngày/tuần không bao gồm thời gian làm thêm, ngày nghỉ, ngày lễ.

  1. c) Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại DNKT theo quy định tại điểm b khoản này.

(ii) Xác định thời gian thực tế làm kiểm toán:

  1. a) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại DNKT theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
  2. b) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
  3. c) Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của DNKT nơi KTV đã thực tế làm việc. Trường hợp DNKT nơi KTV làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của DNKT phù hợp với thời gian mà KTV đã làm việc tại DNKT đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của DNKT thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page