3.1. Nếu DNKT là công ty mạng lưới, DNKT sẽ phải độc lập với các khách hàng kiểm toán của các doanh nghiệp khác trong cùng mạng lưới (trừ trường hợp có quy định khác tại Chuẩn mực này). Các yêu cầu về tính độc lập trong Chương này áp dụng cho công ty mạng lưới cũng áp dụng cho bất kỳ đơn vị nào, chẳng hạn như bộ phận tư vấn, hay bộ phận luật, nếu thỏa mãn định nghĩa công ty mạng lưới, không phụ thuộc vào việc bản thân đơn vị đó có thỏa mãn định nghĩa về DNKT hay không.
3.2. Xác định công ty mạng lưới
– Để nâng cao khả năng cung cấp một dịch vụ chuyên môn, các DNKT thường xuyên liên kết với các DNKT và các đơn vị khác. Việc kết hợp này có hình thành mạng lưới hay không phụ thuộc và các sự kiện và tình huống cụ thể mà không phụ thuộc vào việc DNKT và các đơn vị này có phải là pháp nhân độc lập hay không. Ví dụ, việc kết hợp này có thể chỉ nhằm mục đích giới thiệu khách hàng, bản thân việc kết hợp này không đáp ứng các yêu cầu cần thiết để hình thành một mạng lưới. Mặt khác, việc kết hợp này cũng có thể nhằm mục đích hợp tác và sử dụng chung một thương hiệu, hệ thống kiểm soát chất lượng, các nguồn lực quan trọng và do đó được coi là một mạng lưới.
– Việc đánh giá sự kết hợp này có được coi là một mạng lưới hay không phụ thuộc vào việc một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho KTV hành nghề tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng các đơn vị đó đang được kết hợp với nhau theo phương thức của một mạng lưới. Việc đánh giá này sẽ được áp dụng thống nhất trên toàn mạng lưới.
– Nếu việc kết hợp các doanh nghiệp nhằm mục đích:
+ Hợp tác và chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Tuy nhiên, việc kết hợp này không được coi là một mạng lưới trong các trường hợp sau: (i) Các chi phí được chia sẻ là không trọng yếu; (ii) Các chi phí được chia sẻ chỉ giới hạn ở chi phí để phát triển phương pháp kiểm toán, hướng dẫn sử dụng hoặc các khóa đào tạo; (iii) Doanh nghiệp hợp tác với một đơn vị không liên quan khác nhằm cung cấp dịch vụ hoặc phát triển sản phẩm.
+ Hợp tác và các doanh nghiệp tham gia cùng nắm quyền sở hữu, kiểm soát hay quản trị, thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Mạng lưới này có thể được thiết lập thông qua ký kết hợp đồng hoặc các hình thức khác.
+ Hợp tác và các doanh nghiệp tham gia có cùng chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Dưới hình thức này, các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng sẽ được thiết kế, thực hiện và giám sát trong tất cả các doanh nghiệp tham gia.
+ Hợp tác và các doanh nghiệp tham gia có cùng chiến lược kinh doanh thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Việc chia sẻ chiến lược kinh doanh nghĩa là các doanh nghiệp tham gia cùng đồng thuận để đạt được mục tiêu chiến lược chung. Một doanh nghiệp không được coi là công ty mạng lưới nếu nó hợp tác với doanh nghiệp khác chỉ nhằm mục đích nộp hồ sơ thầu để cung cấp một dịch vụ chuyên môn.
+ Hợp tác và các doanh nghiệp tham gia sử dụng chung một thương hiệu thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Một thương hiệu bao gồm các ký hiệu chữ cái chung hoặc một tên chung. Một doanh nghiệp được coi là đang sử dụng một thương hiệu chung nếu doanh nghiệp đó sử dụng thương hiệu chung đó như một phần của tên doanh nghiệp hay cùng với tên doanh nghiệp.
3.3. Các trường hợp không phải là công ty mạng lưới
– Kể cả khi DNKT không thuộc một mạng lưới và không sử dụng tên thương hiệu chung như một phần của tên doanh nghiệp đó, thì doanh nghiệp vẫn có thể bị nhầm tưởng là thành viên của mạng lưới nếu doanh nghiệp ghi trên văn phòng phẩm hay tài liệu quảng bá với tư cách như là một thành viên của mạng lưới. Theo đó, nếu không cẩn trọng xem xét cách thức doanh nghiệp thể hiện quyền thành viên của mình thì sẽ dễ nhầm tưởng doanh nghiệp thuộc một mạng lưới.
– Nếu doanh nghiệp bán một bộ phận kinh doanh, đôi khi thỏa thuận mua bán có quy định rằng trong một khoảng thời gian nhất định, bộ phận đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng tên của doanh nghiệp, hay một phần tên doanh nghiệp, kể cả khi bộ phận này không còn thuộc doanh nghiệp nữa. Trong trường hợp đó, mặc dù hai đơn vị hoạt động dưới cùng một tên thương hiệu, nhưng trên thực tế chúng không còn kết hợp vì mục đích hợp tác và do đó không thuộc cùng một mạng lưới. Những doanh nghiệp này phải xác định cách thức thông báo với các đối tượng bên ngoài rằng họ không thuộc cùng một mạng lưới.
3.4. Các nguồn lực chuyên môn
Việc kết hợp các doanh nghiệp với mục đích hợp tác và các doanh nghiệp tham gia chia sẻ một phần quan trọng các nguồn lực chuyên môn, thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Các nguồn lực chuyên môn bao gồm:
- Các hệ thống chung cho phép các doanh nghiệp trao đổi các thông tin như cơ sở dữ liệu khách hàng, sổ hóa đơn, các bảng chấm công;
- Thành viên BGĐ và các nhân viên;
- Bộ phận chuyên môn tư vấn về các vấn đề kỹ thuật hoặc các vấn đề cụ thể của ngành, các giao dịch hoặc các sự kiện cho các hợp đồng dịch vụ đảm bảo;
- Phương pháp luận hoặc sổ tay hướng dẫn kiểm toán;
- Các khóa đào tạo và cơ sở vật chất.
Việc xác định liệu các nguồn lực chuyên môn được chia sẻ có trọng yếu hay không và do đó các DNKT có phải là công ty mạng lưới hay không phụ thuộc vào các sự kiện và tình huống thích hợp. Nếu các nguồn lực được chia sẻ chỉ bao gồm phương pháp luận và sổ tay hướng dẫn kiểm toán mà không có sự trao đổi về nguồn nhân lực, khách hàng, hoặc thông tin về thị trường thì sự chia sẻ này không được coi là trọng yếu. Tương tự, nếu các doanh nghiệp chỉ chia sẻ nguồn lực đào tạo thì sự chia sẻ này cũng không được coi là trọng yếu. Tuy nhiên, nếu các nguồn lực được chia sẻ bao gồm việc trao đổi nguồn lực hoặc thông tin, ví dụ, có một nguồn nhân lực (hoặc một phòng hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các tư vấn kỹ thuật) mà các doanh nghiệp thành viên có thể được sử dụng chung hoặc phải tuân theo và một bên thứ ba phù hợp thì có đầy đủ thông tin có thể kết luận rằng các nguồn lực được chia sẻ này là đáng kể.
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040