[ Kiểm toán CPA] Các dạng ý kiến kiểm toán

394

c.1) Căn cứ kết quả kiểm toán, KTV đưa ra các dạng ý kiến, gồm: (1) Ý kiến chấp nhận toàn phần; (2) Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (được chia thành 3 loại: Ý kiến ngoại trừ; Ý kiến trái ngược; và Từ chối đưa ra ý kiến).

* Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng này khi KTV kết luận rằng BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

*Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng này khi: (1) Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV kết luận rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc (2) KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu.

Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần gồm 3 loại:

+ Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” trong 2 trường hợp sau:

– Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc

– KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.

+ Ý kiến kiểm toán trái ngược: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

+ Từ chối đưa ra ý kiến: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Bảng sau đây minh họa cách xét đoán của KTV về các dạng ý kiến kiểm toán sử dụng:

Bản chất của vấn đề dẫn tới việc KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Xét đoán của KTV về tính chất lan tỏa (*) của các ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng có thể có của vấn đề đó đối với BCTC
Trọng yếu nhưng không lan tỏa Trọng yếu và lan tỏa
BCTC có sai sót trọng yếu Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Ý kiến kiểm toán trái ngược
Không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Từ chối đưa ra ý kiến

(*) Ảnh hưởng lan tỏa đối với BCTC là những ảnh hưởng có tính chất sau: (1) Không chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của BCTC; (2) Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của BCTC thì những ảnh hưởng này vẫn đại diện cho một phần quan trọng của BCTC; hoặc (3) Những ảnh hưởng này, nếu liên quan đến các thuyết minh, là vấn đề căn bản để người sử dụng hiểu được BCTC.

c.2) Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”/”Vấn đề khác” (CMKiT 706, Đoạn 06-08, A1-A11)

KTV có thể thấy cần đưa thêm các thông tin bổ sung trong BCKT, bằng cách:

(1) Sử dụng đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” để thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề đã trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC mà các vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC; hoặc

(2) Sử dụng đoạn “Vấn đề khác” để thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề khác (không được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC), mà các vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của KTV hoặc về BCKT.

Khi sử dụng đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”, KTV phải thể hiện sự tham chiếu rõ ràng đến vấn đề được nhấn mạnh và đến các thuyết minh liên quan trong BCTC có mô tả đầy đủ về vấn đề đó và thể hiện là ý kiến của KTV không bị thay đổi do ảnh hưởng của vấn đề được nhấn mạnh đó.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page