a/ Khái niệm (Đoạn 10)
Ban quản trị: Là một bộ phận có trách nhiệm giám sát việc điều hành hoạt động và thực hiện nghĩa vụ giải trình, kể cả trách nhiệm giám sát việc lập và trình bày BCTC của đơn vị được kiểm toán. Tùy theo từng đơn vị, Ban quản trị có thể bao gồm Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng thành viên, trong đó có thể bao gồm cả các thành viên Ban Giám đốc. Trong doanh nghiệp tư nhân, Ban quản trị có thể chỉ là một người có trách nhiệm phê duyệt BCTC mà công việc này thường do chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc thực hiện.
Ban Giám đốc: Là những người có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức hoặc các chức danh khác theo quy định của Điều lệ công ty hoặc văn bản của cấp quản lý có thẩm quyền về tổ chức bộ máy hoạt động của tổ chức. Tùy theo từng đơn vị, Ban Giám đốc có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số thành viên trong Ban quản trị của đơn vị, ví dụ Giám đốc đồng thời là thành viên Ban quản trị, hoặc chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân. Thành viên Ban Giám đốc bao gồm những người có chức danh: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty, hoặc có thể là Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty.
b/ Trách nhiệm (Đoạn 05-07)
KTV có trách nhiệm trao đổi với BQT đơn vị được kiểm toán về các vấn đề quan trọng theo quy định của CMKiT, ngoài ra, CMKiT không yêu cầu KTV phải thực hiện các thủ tục cụ thể nhằm phát hiện các vấn đề khác để trao đổi với BQT. CMKiT cũng không hạn chế các vấn đề mà KTV có thể trao đổi với BQT đơn vị. Tuy nhiên, cần lưu ý là pháp luật và các quy định có liên quan có thể hạn chế việc KTV trao đổi một số vấn đề nhất định với BQT đơn vị được kiểm toán, ví dụ, các thông tin có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra của cơ quan chức năng về hành vi vi phạm hoặc nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật. Trong những trường hợp đó, KTV cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn pháp luật.
BGĐ đơn vị được kiểm toán cũng có trách nhiệm trao đổi với BQT đơn vị về những vấn đề quản trị cần quan tâm. Việc trao đổi của KTV đối với BQT không làm giảm trách nhiệm trao đổi của BGĐ và ngược lại.
c/ Xác định đối tượng cần trao đổi trong BQT đơn vị được kiểm toán (Đoạn 11-13, A1-A8)
Tùy theo đặc điểm, cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán mà KTV phải xác định thành viên nào phù hợp trong BQT đơn vị được kiểm toán mà KTV cần trao đổi thông tin khi thực hiện kiểm toán. Khi trao đổi các vấn đề với một bộ phận hoặc một cá nhân cụ thể trong BQT, KTV phải xác định xem có cần trao đổi lại với toàn bộ BQT hay không.
d/ Các vấn đề cần trao đổi (Đoạn 14-17, A9-A23)
KTV phải trao đổi với BQT đơn vị được kiểm toán các vấn đề sau:
+ Trách nhiệm của KTV trong cuộc kiểm toán BCTC (KTV có trách nhiệm đưa ra ý kiến về BCTC do BGĐ đơn vị chịu trách nhiệm lập và trình bày dưới sự giám sát của BQT đơn vị. Việc thực hiện kiểm toán BCTC không làm giảm trách nhiệm của BGĐ hoặc BQT đơn vị được kiểm toán).
+ Các nội dung chính về phạm vi và lịch trình thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch.
+ Các phát hiện quan trọng khi thực hiện kiểm toán, bao gồm: Nhận xét về khía cạnh định tính của công việc kế toán của đơn vị, gồm chính sách kế toán, ước tính kế toán và các thông tin công bố trong BCTC; Những khó khăn phát sinh trong quá trình kiểm toán; Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán được KTV trực tiếp trao đổi hay lập thành văn bản gửi BGĐ đơn vị; Các vấn đề cần BGĐ và BQT giải trình bằng văn bản; Các vấn đề khác mà KTV xét đoán là quan trọng đối với việc giám sát quá trình lập và trình bày BCTC (nếu có)…
+ Tính độc lập của KTV (đối với trường hợp đơn vị được kiểm toán là tổ chức niêm yết)
đ/ Quá trình trao đổi (Đoạn 18-22, A28-A44)
KTV phải kịp thời trao đổi bằng lời hoặc bằng văn bản với BQT đơn vị về các vấn đề nêu trên. Khi trao đổi bằng lời, KTV phải ghi lại nội dung vấn đề đã trao đổi, thời gian thực hiện và những người tham gia trao đổi. Trường hợp trao đổi bằng văn bản, KTV phải lưu trong HSKT văn bản trao đổi.
KTV phải đánh giá xem nội dung trao đổi 2 chiều giữa KTV với BQT đơn vị được kiểm toán đã thoả đáng cho mục đích của cuộc kiểm toán hay chưa. Nếu thấy nội dung trao đổi chưa đủ, KTV phải đánh giá mức độ ảnh hưởng (nếu có) đến quá trình đánh giá của KTV về rủi ro có sai sót trọng yếu và khả năng thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, đồng thời thực hiện thêm các biện pháp khắc phục phù hợp.
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040