Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA và Đáp án tham khảo môn Luật năm 2012 của kỳ thi kế toán và kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự ôn thi.
Tóm tắt
Đề chẵn
Câu 1 (2 điểm):
Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa giải thể công ty và phá sản công ty theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Câu 2: (2 điểm)
Tháng 8/2011, Công ty cổ phần CP và Công ty cổ phần BK muốn góp vốn (bằng nhau) để thành lập một doanh nghiệp mới.
- Các doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Vì sao? Loại hình thức pháp lý của doanh nghiệp mới này là gì? Vì sao?
- Có gì khác nếu có thêm 2 doanh nghiệp nhà nước nữa cũng muốn góp vốn chung với công ty CP và BK để thành lập doanh nghiệp mới trên? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
Câu 3: (2 điểm)
Tháng 3 năm 2006, ông Quang cùng 3 người bạn là ông Vinh, ông Toàn và bà Bình thành lập Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng Hoà Bình (ở Hải Phòng), mỗi người góp 1 tỷ đồng. Ông Quang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty, bà Bình làm Tổng giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty.
Hỏi: Căn cứ qui định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành hãy cho biết:
- Bà Bình có thể đồng thời được làmTổng giám đốc CTCP Xây dựng Hoàng Minh (ở TP.HCM) hoặc Chủ Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai (ở Hà Nội) được không? Vì sao? (1 điểm)
- Tất cả các thành viên Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng Hoà Bình có quyền biểu quyết thông qua việc sửa đổi Điều lệ công ty về hai vấn đề sau đây hay không? Vì sao? (1 điểm)
(i) thành lập Hội đồng quàn trị là cơ quan quản lý công ty gồm 3 thành viên là ông Quang, ông Vinh và bà Bình và cử ông Toàn làm Kiểm soát viên của công ty;
(ii) qui định Chủ tịch Hội dồng thành viên kiêm chức Chù tịch HĐQT và là người điều hành cao nhất hoạt dộng kinh doanh hằng ngày của Công ty.
Câu 4 (2 điểm)
Trên Cơ sở vận dụng quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy cho biết tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các thỏa thuận sau trong hợp đồng phân phối giữa công ty M (sản xuất xe ga 150 phân khối) và công ty thương mại Z.
- Công ty Z không được bán các sản phẩm cạnh tranh với công ty M của doanh nghiệp khác trong thời gian hợp đồng có hiệu lực và trong vòng 1 năm kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực
- Tại địa bàn quận cầu giấy (Thành phố Hà Nội), công ty Z là nhà phân phối độc quyền cho công ty JVP
Câu 5 (2 điểm)
Ngày 26/4/2010, Công ty TNHH sản xuất xuất, nhập khẩu Minh Thắng, trụ sở chính tại thành phố Hải Dương (Bên A) ký hợp đồng với Công ty cổ phần kinh doanh khách sạn và du lịch lữ hành, trụ sở chính ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bên B). Theo thỏa thuận, bên A bán cho bên B 800.000 lít xăng dầu các loại. Hàng được giao tại 2 nơi, một nửa tại thành phố Hòa Bỉnh, một nửa tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Mỗi vi phạm của các bên về tiến độ giao nhận cũng như chất lượng hảng hóa phải chịu phạt 3% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Hợp đồng không đề cập đến việc bồi thường thiệt hại. Vì có hai lần giao hàng chậm tại thành phố Hòa Bình, trong đó một lần hàng không đúng chất lượng thỏa thuận nên đã gây thiệt hại cho B là 90.000.000 đồng. Ngoài tiền phạt 55.000.000 đồng, bên B còn đòi tiền bồi thường thiệt hại, tổng cộng hai khoản là 145.000.000 đồng; đồng thời B không thanh toán nốt 130.000.000 đồng là tiền của đợt hàng cuối cùng đã nhận. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau để thương lượng những không giải quyết được tranh chấp này.
Hỏi tranh chấp này có thể đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại không? Với điều kiện gì? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
Đề lẻ
Câu 1 (2 điểm):
Cho ý kiến của anh /chị về các khẳng định sau:
- Người lao động trực tiếp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương và các khoản nợ khác cho người lao động.
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được quyền hoạt động kinh doanh.
Câu 2 (2 điểm):
Trình bày các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh, thương mại.
Câu 3 (2 điểm):
Ngày 15/8/2010, các sáng lập viên của công ty TNHH thương mại Thăng Long họp bàn về các vấn đề để đăng ký thành lập và quản lý hoạt động của công ty này, họ dự định đặt trụ sở chính tại quận H, Hà Nội và chi nhánh tại thành phố V, Nghệ An, nhưng họ đang có vấn đề phải tranh cãi như sau:
- Việc thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý công ty phải căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 1999, hay Luật Doanh nghiệp 2005, hay Luật Thương mại 2005?
- Nộp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh quận H, hay Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội, hay cơ quan đăng ký kinh doanh thành phô V, hay Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Nghệ An?
Căn cứ theo pháp luật hiện hành, Anh/Chị hãy nêu ý kiến về từng vấn đề trên và giải thích rõ vì sao?
Câu 4 (2 điểm):
Ngày 15 tháng 3 năm 2012, CTCP Xây dựng T.M (có trụ sở tại Quận Phú Nhuận, TP.HCM) ký hợp đồng mua 500 tấn xi măng của Công ty TNHH một thành viên T.V (có trụ sở tại Nha Trang, Khánh Hòa). Người đại diện ký hợp đồng này của CTCP T.M là ông Bình – Phó Tổng giám đốc và của Công ty TNHH T.V lả ông Hòa – Chủ sở hữu công ty. Lô hàng phải được Bên bán giao cho Bên mua trong ngày 25/5/2012 tại’một công trường xây dựng của Bên mua tại thị xã Dĩ An -tỉnh Bình Dựơng.
Yêu cầu:
- Hãy cho biết CTCP T.M và Công ty TNHH T.V đã được cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? 0,5 điểm
- Ông Bình và ông Hòa có phải là người đại diện hợp pháp để ký họp đồng không? Trong trường hợp nào? 0,75 điểm
- Hai công ty có quyền thỏa thuận trong hợp đồng lựa chọn Tòa Kinh tế – Tòa án nhân dân TP. Hà Nội giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có) hay không? Vì sao? 0,75 điểm
Câu 5 (2 điểm):
Công ty TNHH Vận tải Thương Huyền có hai thành viên là bà Thương và bà Huyền, mỗi người góp 2 tỷ vào vốn điều lệ, có trụ sở tại huyện X tỉnh Đồng Nai. Sau 3 năm kinh doanh đều thua lỗ, đến nay Công ty TNHH Thương Huyền không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là 25 tỷ đồng mặc dù các chủ nợ có yêu cầu nhiều lần (nhưng công ty không nợ người lao động). Tất cả 32 doanh nghiệp, cá nhân là chủ nợ của Công ty TNHH Thương Huyền đều có trụ sở hoặc cư trú tại TP.HCM.
Yêu cầu:
- Hãy cho biết những đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty TNHH Thương Huyền? Nêu căn cứ pháp luật. (0,75 điểm)
- Tòa án nào có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Thương Huyền? (0,5 điểm)
- Trong số các chủ nợ của Công ty TNHH Thương Huyền có Ngân hàng Thương mại cổ phần Đ (chủ nợ của khoản vay 3 tỷ đồng có tài sản thể chấp trị giá 4 tỷ); Công ty TNHH Thương mại Q (bị nợ 1 tỷ đồng nhưng được đảm bảo bằng tài sản trị giá 0,6 tỷ đồng) và Doanh nghiệp tư nhân Y là nhà cung cấp vật tư (bị nợ 0,5 tỷ đồng nhưng không có tài sản bảo đảm).
Giả sử Công ty TNHH Thương Huyền bị áp dụng thủ tục thanh lý, bị tuyên bố phá sản và Công ty TNHH Thương mại Q được thanh toán 800 triệu đồng. Hỏi: Ngân hàng Đ và DNTN Y được thanh toán bao nhiêu? (0,75 điểm)
Đáp án tham khảo
Vui lòng liên hệ để đặt mua sách
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040