Cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn – Đề thi CPA

2784

Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng trong hệ thống quản trị các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ kế toán khác. Có rất nhiều cách tính giá thành khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Quy trình tính giá thành chung đã được đề cập tại bài viết https://gonnapass.com/quy-trinh-ket-chuyen-gia-thanh/.

Tại bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các bước thiết lập nội dung tính giá thành ở đơn vị của mình. Dưới đây là các bước tính giá thành theo Phương pháp giản đơn. Làm theo các bước sau để tránh nhầm lẫn và đạt được điểm tối đa:

Bước 1: Tập hợp chi phí trên các tài khoản chi phí sản xuất. Thông tin về chi phí phát sinh trong kỳ tập hợp để tính giá thành được hạch toán thông qua các bút toán kết chuyển từ tài khoản 621, 622, 627 sang TK 154.

Bước 2: Phân bổ chi phí theo sản lượng liên quan với phương trình sản lượng:

Q(dđk) + Q(sx) = Q(ht) + Q(dck) + Q(h) (*)        hay

Q(dđk) + Q(sxht) + Q(dck) + Q(h) = Q(ht) + Q(dck) + Q(h)

Trong đó:

Q(sx): Sản lượng sản xuất trong kỳ

Q(ht): Sản lượng hoàn thành trong kỳ

Q(sxht): Sản lượng sản xuất mới và hoàn thành trong kỳ này

Q(h): Sản lượng hỏng trong kỳ

Như vậy, để phân bổ giá thành, kế toán có thể sử dụng tính toán theo vế trái của phương trình (*) (Phương pháp nhập trước xuất trước) hoặc vế phải của phương trình (*) (Phương pháp bình quân)

Bước 3: Chọn phương pháp giá thành áp dụng, đánh giá sản phẩm dở dang. Thông thường có 2 cách làm là đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu (Chính) trực tiếp hoặc đánh giá theo sản phẩm hoàn thành tương đương (Nếu có thể ước lượng tỷ lệ hoàn thành). Với phương pháp bình quân:

(Thông thường, với nguyên vật liệu, tỷ lệ hoàn thành là 100% nếu bỏ vào từ đầu quy trình)

Bước 4: Xác định giá thành sản phẩm và lập báo cáo theo yêu cầu

            Z = Dđk + C – Dck – Z (hỏng ngoài định mức)

 

Ví dụ đề thi CPA năm 2010:

1. Phương pháp Bình quân:

Bước 1: Tập hợp chi phí trên các tài khoản chi phí sản xuất. Theo thông tin trên, chúng ta có thông tin về chi phí đầu vào của quy trình sản xuất là:

Bước 2: Sản lượng liên quan với phương trình sản lượng của phương pháp bình quân:

Bước 3: Tính giá sản phẩm và sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương

Đánh giá SPDD theo khối lượng HTTĐ theo phương pháp bình quân như sau:

Bước 4: Xác định giá thành sản phẩm và lập báo cáo theo yêu cầu

Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 8/N: Số lượng thành phẩm: 150 sản phẩm

2. Phương pháp Nhập trước xuất trước:

Bước 1: Tương tự

Bước 2: Cơ bản các bước được thực hiện tương tự như trên, Phân bổ chi phí theo sản lượng đầu vào: 40 (Qdđk) + 70 (Qsxht) + 50 (Qdck)

Bước 3: Tương tự

Đánh giá SPDD theo khối lượng HTTĐ theo phương pháp NTXT như sau:

Bước 4: Xác định giá thành sản phẩm và lập báo cáo theo yêu cầu

Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 8/N: Số lượng thành phẩm: 150 sản phẩm

 

Biên soạn: Nguyễn Thị Thảo Linh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

 

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page