Câu hỏi về đầu tư ra nước ngoài

3430

Tập hợp các câu hỏi và vấn đề vướng mắc về đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam để áp dụng trong thực tế

Câu hỏi 1:

Nhà đầu tư Việt Nam gồm những cá nhân, tổ chức kinh tế nào?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư gồm:

  1. Tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Hợp tác xã;
  3. Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
  4. Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam;
  5. Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

            Câu hỏi 2:

Đầu tư ra nước ngoài là gì?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

            Câu hỏi 3:

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là gì?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ở quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó nhà đầu tư Việt Nam sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.

            Câu hỏi 4:

Thế nào là hồ sơ dự án đầu tư hợp lệ?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Hồ sơ dự án đầu tư hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng, được kê khai đầy đủ theo quy định của Luật đầu tư, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và theo mẫu quy định.

           

Câu hỏi 5:

Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài là gì?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài là cổng thông tin điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; đăng tải và cập nhật văn bản pháp luật, chính sách, quy trình, thủ tục và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài có tên miền là dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn.

            Câu hỏi 6:

Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là gì?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài.

            Câu hỏi 7:

Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức nào?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:

  1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
  2. Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
  3. Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm;
  4. Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu;
  5. Các tài sản hợp pháp khác.

            Câu hỏi 8:

Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài:

  1. Hồ sơ dự án đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước Việt Nam được làm bằng tiếng Việt.

            2.Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư có tài liệu được làm bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tư nộp bản sao hợp lệ tài liệu bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt.

  1. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư.

              Câu hỏi 9:

              Mã số dự án đầu tư ra nước ngoài là gì?

              Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

  1. Mã số dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Đầu tư là một dãy số gồm 09 chữ số, được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư ra nước ngoài và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Mã số dự án đầu tư được hình thành theo nguyên tắc 04 số đầu lấy theo năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, 05 số tiếp theo cấp tịnh tiến từ số 00001 trở đi.
  2. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, không thay đổi trong quá trình hoạt động của dự án và không được cấp cho dự án khác. Mã số dự án đầu tư bị xóa khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực.
  3. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số dự án đầu tư để quản lý và trao đổi thông tin về dự án đầu tư.
  4. Đối với các dự án đầu tư thực hiện theo Giấy phép đầu tư,Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy phép đầu tư, số Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc số giấy tờ tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư. Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy tờ tương đương khác được điều chỉnh, dự án đầu tư được cấp mã số mới theo quy định tại Khoản 1.

            Câu hỏi 10:

Quy định về đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước: Điều kiện để quyết định đầu tư, thẩm quyền, quy trình, thủ tục quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

            Câu hỏi 11:

Các dự án nào phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài:

Các dự án đầu tư sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

  1. Dự án năng lượng;
  2. Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản;
  3. Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
  4. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo;
  5. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng.

            Câu hỏi 12:

Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư gồm các loại tài liệu nào?

            Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư gồm một trong các loại tài liệu sau:

  1. Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất;
  2. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  3. Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất;
  4. Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

            Câu hỏi 13:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Điều 9 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài quy định như sau:

  1. Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 của Luật Đầu tư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Luật Đầu tư.
  2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.
  3. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư được áp dụng đối với các dự án quy định tại Điều 8 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.
  4. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 của Luật Đầu tư.
  5. Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 55 Luật đầu tư là các văn bản sau:
  6. a) Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;
  7. b) Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Điểm a.
  8. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của tài liệu và nội dung đăng ký đầu tư để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và theo mẫu quy định.

            Câu hỏi 14:

Trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài quy định như sau:

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.

  1. Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đầy đủ đầu mục tài liệu theo quy địnhtại Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và đã được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 55 của Luật Đầu tư.
  4. Cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 55 của Luật Đầu tư. Quá thời hạn trên mà cơ quan được lấy ý kiến không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
  5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ theo nội dung và thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 55 của Luật Đầu tư.
  6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo các nội dung quy định tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Đầu tư.
  7. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài của của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư ra nước ngoàitheo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại Khoản 7 và 8 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
  9. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản không chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

            Câu hỏi 15:

Trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Điều 12 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài quy định trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài:

  1. Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.
  2. Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đầy đủ đầu mục tài liệu theo quy định tại Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và đã được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 55 của Luật Đầu tư.
  5. Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 55 của Luật Đầu tư. Quá thời hạn trên mà cơ quan được lấy ý kiến không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
  6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định về các nội dung điều chỉnh của dự án trình Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 55 của Luật Đầu tư.
  7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
  8. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài của của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  9. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các quyết địnhnêu tại khoản 7 và 8 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
  10. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản không chấp thuận chủ trương điều chỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

           

 

Câu hỏi 16:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Điều 14 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài:

  1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư.
  2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.
  3. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư được áp dụng đối với các dự án quy định tại Điều 8 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.
  4. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 của Luật Đầu tư.
  5. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của tài liệu và nội dung đăng ký đầu tư để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và theo mẫu quy định.

            Câu hỏi 17:

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Điều 15 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài :

  1. Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.
  2. Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đầy đủ đầu mục tài liệu theo quy định tại Nghị định số 83/2015/NĐ-CP và đã được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
  4. Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đầu tư. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được văn bản trả lời, thì được hiểu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
  5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Đầu tư; đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
  6. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

              Câu hỏi 18:

              Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài?

              Trả lời:

              Điều 18 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài quy định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:

  1. Nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và nhận mã khai hồ sơ trực tuyến.
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp tài khoản tạm thời cho nhà đầu tư để truy cập, theo dõi tình hình xử lý hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
  4. Sau khi được cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

            Câu hỏi 19:

Các nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 51, Luật Đầu tư 2014, các nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, gồm:

  1. Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
  2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2014, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

            Câu hỏi 20:

Hình thức đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 52, Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  1. Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  2. Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
  3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  4. Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  5. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

            Câu hỏi 21:

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 53, Luật Đầu tư 2014:

  1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.
  2. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

            Câu hỏi 22:

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 54, Luật Đầu tư 2014, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài như sau:

  1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  2. a) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  3. b) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  4. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  5. a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  6. b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

           

 

Câu hỏi 23:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 55, Luật Đầu tư 2014, hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài  như sau:

  1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
  2. a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  3. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  4. c) Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
  5. d) Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

            đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

  1. e) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2014;
  2. g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
  6. a) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 58 của Luật Đầu tư 2014;
  7. b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  8. c) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  9. d) Sự phù hợp của dự án với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Đầu tư 2014;

            đ) Những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;

  1. e) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.
  2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, gồm các nội dung sau đây:
  3. a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  4. b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
  5. c) Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  6. d) Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

            Câu hỏi 24:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 56, Luật Đầu tư 2014, hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài:

  1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư 2014 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
  3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đầu tư 2014.
  4. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Hồ sơ gồm:
  5. a) Tờ trình của Chính phủ;
  6. b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư 2014;
  7. c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  8. d) Tài liệu khác có liên quan.
  9. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật Đầu tư 2014.

            Câu hỏi 25:

Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư 2014, thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài như sau:

  1. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Nhà đầu tư và cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài.

            Câu hỏi 26:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 58, Luật Đầu tư 2014, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, gồm:

  1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư 2014.
  2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2014.
  3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư 2014 thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2014.
  5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

            Câu hỏi 27:

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

            Trả lời:

Theo quy định tại Điều 59, Luật Đầu tư 2014, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

  1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
  3. a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  4. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2014;
  6. d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Đầu tư 2014;

            đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

  1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  2. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

 

Câu hỏi 28:

Nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện các chế độ báo cáo nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, chế độ báo cáo của nhà đầu tư:

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;

– Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;

– Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

  1. b) Chế độ giám sát và đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Chương V Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Câu hỏi 29:

Thời gian thực hiện từng chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư?

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài:

  1. a) Thông báo thực hiện dự án: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  2. b) Báo cáo định kỳ quý: Trước ngày mùng 5 của tháng liền sau quý báo cáo.
  3. c) Báo cáo định kỳ năm: Trước ngày 15/1 của năm liền sau năm báo cáo.
  4. d) Báo cáo sau khi có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư: Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Câu hỏi 30: Báo cáo tình hình dự án đầu tư ra nước nước được thực hiện theo hình thức nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Báo cáo của nhà đầu tư được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Câu hỏi 31:

Địa chỉ của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 cảu Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đặt ở địa chỉ website: https://dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn.

Câu hỏi 32:

Nhà đầu tư đã làm báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư thì có bắt buộc phải làm báo cáo bản giấy nữa không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Báo cáo của nhà đầu tư được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Do đó, nhà đầu tư phải thực hiện báo cáo bằng cả hai hình thức: báo cáo trên Hệ thống và báo cáo bản giấy.

Câu hỏi 33:

Cách thức thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là như thế nào?

Trả lời:

Để thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, nhà đầu tư phải được cấp tài khoản trên Hệ thống. Sau khi được cấp tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, nhà đầu tư đăng nhập và thực hiện báo cáo theo hướng dẫn trên Hệ thống.

Câu hỏi 33:

Báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia có cần ký đóng dấu?

Trả lời:

Báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia không cần ký, đóng dấu. Nhà đầu tư nhấn vào kỳ báo cáo cần thực hiện để tải mẫu báo cáo về (file excel), điền số liệu, rồi tải lại file excel lên. Theo quy định tại Điều 70 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, thông tin về dự án đầu tư lưu trữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có giá trị pháp lý là thông tin gốc về dự án đầu tư.

Câu hỏi 34:

Làm sao để nhà đầu tư được cấp tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư?

Trả lời:

Để được cấp tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, nhà đầu tư truy cập địa chỉ website của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, mục Hướng dẫn sử dụng, tải xuống Tờ khai đề nghị cấp tài khoản cho doanh nghiệp/nhà đầu tư, kê khai các thông tin theo yêu cầu và gửi về Cục Đầu tư nước ngoài/Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài/Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi lại văn bản cung cấp tài khoản và mật khẩu cho nhà đầu tư. Sau khi nhận được, nhà đầu tư truy cập và đổi mật khẩu để sử dụng.

Câu hỏi 35:

Nhà đầu tư phải nộp báo cáo đến các cơ quan nào?

Trả lời:

Các nhà đầu tư nộp báo cáo đến các cơ quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13:

  1. a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
  2. b) Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
  3. c) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 36:

Nhà đầu tư là doanh nghiệp có phải nộp báo cáo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, nhà đầu tư chỉ cần nộp báo cáo đến một số Bộ trung ương, không phải nộp báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải thực hiện các báo cáo đột xuất (nếu có) theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư nói riêng và các cơ quan nhà nước các cấp nói chung.

Câu hỏi 37:

Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư là cơ quan nào?

Trả lời:

Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư là cơ quan như Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Nhà đầu tư có thể tham khảo danh sách các cơ quan này tại website chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam tại địa chỉ: http://omw.mofa.gov.vn/vi-vn/Trang/default.aspx.

Câu hỏi 38:

Mẫu báo cáo đầu tư ra nước ngoài?

Trả lời:

Báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Thực hiện theo mẫu số 9 tại Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài (Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018).

Báo cáo theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Thực hiện theo mẫu số 10 (đối với báo cáo quý) và theo mẫu số 11 (đối với báo cáo năm) tại Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018.

Báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Thực hiện theo mẫu số 12 tại Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018.

Chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì thực hiện theo các mẫu văn bản của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

 

Câu hỏi 39:

Báo cáo bản giấy nộp theo hình thức nào? Cơ quan nhận báo cáo có đóng dấu nhận vào báo cáo của nhà đầu tư nộp lên không?

Trả lời:

Báo cáo bản giấy gửi có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đóng dấu xác nhận nhận tài liệu để trả lại nhà đầu tư mà chỉ tiếp nhận báo cáo bản chính.

Câu hỏi 40:

Ngoài chế độ báo cáo theo quy đinh tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP?

Trả lời:

Ngoài các chế độ báo cáo theo quy đinh tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư cần tuân thủ các chế độ báo cáo khác có liên quan (VD: báo cáo theo Thông tư 12/2016/TT-NHNN về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các chế độ báo cáo về đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, kê khai và nộp thuế đối với lợi nhuận thu được từ dự án tại nước ngoài chuyển về nước….(nếu có)).

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng phải thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Câu hỏi 41:

Đơn vị tiền tệ trong báo cáo là gì?

Trả lời:

Trong các mẫu báo cáo đã quy định đồng tiền thực hiện báo cáo. Đồng tiền thực hiện báo cáo chủ yếu là tiền đô la Mỹ. Trường hợp dự án dùng đồng tiền khác đô la Mỹ, nhà đầu tư có thể bổ sung cột ghi số bằng đồng tiền thực hiện dự án, nhưng bắt buộc phải có cột quy đổi sang đô la Mỹ.

Câu hỏi 42:

Trong các báo cáo, chỉ báo cáo số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài hay báo cáo số liệu vốn thực hiện dự án tại nước ngoài?

Trả lời:

Nhà đầu tư chỉ cần báo cáo số tiền thực chuyển từ trong nước ra nước ngoài, không cần báo cáo vốn thực hiện của dự án tại nước ngoài (có thể bao gồm cả vốn vay tại nước ngoài).

Câu hỏi 43:

Số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài trong báo cáo có bao gồm vốn chuyển dưới hình thức máy móc, thiết bị, tài sản khác?

Trả lời:

Số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài trong các báo cáo là tổng giá trị vốn chuyển ra nước ngoài dưới mọi hình thức: tiền mặt, máy móc thiết bị, hàng hóa, tài sản khác. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ cần báo cáo số tổng, không cần phân rõ theo từng hình thức.

Câu hỏi 44:

Số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài trong báo cáo có cần phân theo nguồn vốn?

Trả lời:

Số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài trong các báo cáo là tổng giá trị vốn chuyển ra nước ngoài bao gồm mọi nguồn: vốn chủ sở hữu, vốn vay trong nước.

 

Câu hỏi 45:

Số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài trong báo cáo là vốn góp điều lệ vào tổ chức tại nước ngoài hay bao gồm cả vốn chuyển theo các hình thức khác?

Trả lời:

Số liệu vốn đã chuyển ra nước ngoài trong các báo cáo là tổng giá trị vốn chuyển ra nước ngoài dưới mọi hình thức: góp vốn điều lệ trực tiếp, vốn góp thông qua hình thức cho vay cổ đông, thực hiện bảo lãnh vay ở nước ngoài.

Câu hỏi 45:

Một dự án đầu tư ra nước ngoài có nhiều nhà đầu tư thì các nhà đầu tư làm chung một báo cáo hay làm riêng ?

Trả lời:

Các nhà đầu tư có thể làm chung một báo cáo hoặc mỗi nhà đầu tư làm một báo cáo cho cùng 1 dự án. Nếu làm báo cáo chung, cần tách riêng số liệu của từng nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư một dòng (VD: phân rõ vốn chuyển ra nước ngoài trong kỳ báo cáo của từng nhà đầu tư).

Câu hỏi 46:

Một dự án đầu tư ra nước ngoài có nhiều nhà đầu tư thì được cấp bao nhiêu tài khoản để báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư?

Trả lời:

Mỗi dự án đầu tư ra nước ngoài chỉ được cấp 01 tài khoản để báo cáo tình hình thực hiện dự án đó. Trường hợp một dự án có nhiều nhà đầu tư thì các nhà đầu tư dùng chung 1 tài khoản. Trường hợp một nhà đầu tư tham gia nhiều dự án khác nhau thì mỗi dự án được cấp 1 tài khoản riêng để báo cáo.

Câu hỏi 47:

Một nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài thì làm báo cáo chung hay riêng cho từng dự án?

Trả lời:

Đối với báo cáo dạng lời gồm Thông báo thực hiện dự án (Mẫu số 9 Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT) và báo cáo tình hình hoạt động của dự án sau khi có quyết toán thuế tại nước ngoài (Mẫu số 12 Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT): Mỗi dự án làm một báo cáo riêng.

Đối với báo cáo dạng bảng biểu gồm: Báo cáo quý (Mẫu số 10 Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT) và báo cáo năm (Mẫu số 11 Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT): Nhà đầu tư có thể làm báo cáo riêng cho từng dự án hoặc làm báo cáo chung cho tất cả các dự án, trong đó, mỗi dự án ghi thành một dòng.

Câu hỏi 48:

Mẫu báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và mẫu báo cáo bản giấy có khác nhau không?

Trả lời:

Mẫu báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và mẫu báo cáo bản giấy về cơ bản là tương tự nhau. Nhà đầu tư có thể in mẫu báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư ra, sau đó ký, đóng dấu và nộp đến các cơ quan liên quan.

Câu hỏi 49:

Số điện thoại liên hệ để hướng dẫn khi gặp trục trặc kỹ thuật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư?

Trả lời:

Khi gặp trục trặc kỹ thuật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, nhà đầu tư có thể liên hệ số hotline: 097 774 6363 hoặc số: 080 48087.

Câu hỏi 50:

Số điện thoại liên hệ để hướng dẫn về chế độ báo cáo?

Trả lời:

Khi có thắc mắc liên quan đến chế độ báo cáo về đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư có thể liên hệ số: 024.37 343 758.

Câu hỏi 51:

Báo cáo quyết toán thuế/báo cáo tài chính của dự án tại nước ngoài nộp khi nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 52:

Trường hợp báo cáo nộp kèm các tài liệu tiếng nước ngoài thì có cần dịch công chứng tiếng Việt?

Trả lời:

Có, trường báo cáo nộp kèm các tài liệu tiếng nước ngoài (giấy phép/văn bản chấp thuận đầu tư, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế tại nước ngoài…), nhà đầu tư cần nộp bản sao hợp lệ và bản dịch công chứng tiếng Việt.

Câu hỏi 53:

 Dự án đầu tư ra nước ngoài đã chuyển toàn bộ vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì có cần thực hiện báo cáo hàng quý nữa không?

Trả lời:

Hiện quy định của pháp luật không hướng dẫn cụ thể vấn đề này, do đó, về nguyên tắc, nhà đầu tư vẫn phải thực hiện báo cáo hàng quý (về số vốn chuyển ra nước ngoài trong quý) mặc dù dự án có thể đã chuyển xong toàn bộ vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Quy định này nhằm tránh việc nhà đầu tư quên không báo cáo tình hình chuyển vốn hàng quý ra nước ngoài sau khi điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư ra nước ngoài.

Câu hỏi 54:

Dự án đang dừng triển khai hoạt động hoặc mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà chưa triển khai ở nước ngoài thì có cần phải làm báo cáo không?

Trả lời:

Có, kể từ khi dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, dù triển khai thực hiện tại nước ngoài hay chưa, dù đang tạm dừng triển khai…thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định cho đến khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực.

 

Câu hỏi 55:

Dự án đầu tư ra nước trên thực tế nhà đầu tư đã chấm dứt hoạt động thì có phải làm báo cáo không?

Trả lời:

Có, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho đến khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực. Nếu nhà đầu tư đã chấm dứt thực hiện dự án tại nước ngoài, nhưng chưa làm hoặc chưa làm xong thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho đến khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực.

Câu hỏi 56:

Thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài nộp khi nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;

Câu hỏi 57:

Thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải nộp kèm tài liệu gì?

Trả lời:

Thông báo thực hiện dự án làm theo mẫu số 09 tại Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và kèm theo các tài liệu:

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mã số … cấp ngày… tháng… năm …;

– Bản sao văn bản chấp thuận đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư;

– Bản sao văn bản của tổ chức tín dụng chấp thuận cho nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài;

– Bản sao các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Câu hỏi 58:

Trường hợp công ty tại nước ngoài đã có giấy phép thành lập/ dự án có văn bản chấp thuận đầu tư tại nước ngoài trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì Thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài nộp khi nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Mục a, Khoản 3 Điều 72 Luật Đầu tư, trường hợp công ty tại nước ngoài đã có giấy phép thành lập/ dự án có văn bản chấp thuận đầu tư tại nước ngoài trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư thực hiện Thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài trong vòng 60 ngày kể từ khi hoàn thành các thủ tục cần thiết để bắt đầu triển khai dự án tại nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Câu hỏi 59:

Nhà đầu tư không nộp hoặc nộp báo cáo chậm có bị xử phạt không?

Trả lời:

Nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động đầu tư ở nước ngoài hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư thì dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Câu hỏi 60:

Việc chuyển lợi nhuận về nước từ dự án đầu tư ở nước ngoài được thực hiện khi nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đầu tư, trong thời gian 06 tháng kể tư ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương quy định ở nước tiếp nhận đầu tư.

Câu hỏi 61:

 Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước là trong bao lâu?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật Đầu tư: Trong thời gian 06 tháng kể tư ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương quy định ở nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư có thể gia hạn chuyển lợi nhuận về nước không quá hai lần, mỗi lần không quá 6 tháng.

Câu hỏi 62:

Trường hợp nào nhà đầu tư có thể không cần chuyển lợi nhuận về nước?

Trả lời:

Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bắt buộc phải chuyển lợi nhuận (nếu có) về nước.

Câu hỏi 63:

Có được sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư vào dự án không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Đầu tư: Nhà đầu tư được sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 64:

Có được sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào dự án khác không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Luật Đầu tư: Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 65:

 Nhà đầu tư có được sử dụng lợi nhuận để góp bổ sung vào vốn điều lệ (chưa góp đủ) của dự án tại nước ngoài không?

Trả lời:

Pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài chưa có quy định về trường hợp này. Do vậy, khi có lợi nhuận, nhà đầu tư phải chuyển về nước, không được sử dụng để góp bổ sung vốn điều lệ của dự án tại nước ngoài.

Câu hỏi 66:

Không chuyển lợi nhuận về nước có bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam, nhà đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Câu hỏi 67:

 Mức phạt khi không chuyển lợi nhuận về nước theo quy định là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nhà đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Câu hỏi 68:

Công ty tại nước ngoài 100% vốn Việt Nam thì phải xử lý lợi nhuận như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ của công ty tại nước ngoài thì phải chủ động quyết định việc phân chia lợi nhuận hàng năm và chuyển về nước theo quy định.

Câu hỏi 69:

Công ty  liên doanh với đối tác nước ngoài thì sử dụng lợi nhuận như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam tham gia hợp tác, góp vốn với đối tác nước ngoài thì thực hiện chuyển lợi nhuận về nước sau khi được chia lợi nhuận ở nước ngoài.

Câu hỏi 70:

 Chứng minh việc đã chuyển lợi nhuận về nước như thế nào?

 

 

Trả lời:

Nhà đầu tư làm việc với Ngân hàng (nơi mở tài khoản vốn để đầu tư ra nước ngoài) để xin xác nhận về việc chuyển lợi nhuận về nước.

Câu hỏi 71:

 Nhà đầu tư có được gia hạn việc chuyển lợi nhuận về nước hay không?

Trả lời:

Nhà đầu tư được phép gia hạn chuyển lợi nhuận về nước.

Câu hỏi 72:

Thời gian để gia hạn việc chuyển lợi nhuận về nước là bao lâu?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật Đầu tư: Nhà đầu tư có thể gia hạn chuyển lợi nhuận về nước không quá hai lần, mỗi lần không quá 6 tháng.

Câu hỏi 73:

Muốn gia hạn thời gian chuyển lợi nhuận về nước thì làm thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật Đầu tư: Nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

Câu hỏi 74:

Mẫu công văn gia hạn việc chuyển lợi nhuận về nước được quy định ở đâu?

Trả lời:

Nhà đầu tư làm theo mẫu số 13 quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

Câu hỏi 75:

Nhà đầu tư muốn chuyển toàn bộ vốn đầu tư của dự án tại nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài có được không?

Trả lời:

Nhà đầu tư được phép chuyển toàn bộ vốn đầu tư của dự án tại nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc chấm dứt dự án và chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 76:

Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư, Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

  1. a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  2. b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  3. c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  4. d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

đ) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

  1. e) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;
  2. g) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;
  3. h) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  4. i) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

Câu hỏi 77:

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực GCNĐKĐTRNN bao gồm các tài liệu gì ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  1. a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  2. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  3. c) Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Đầu tư (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ);
  4. d) Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc thanh lý dự án theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 83/2015/NĐ-CP (bản sao hợp lệ).

Câu hỏi 78:

Các điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64, Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
  2. b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  3. c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật này.

Câu hỏi 79:

Nhà đầu tư được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ:

  1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị hỏng dưới hình thức khác, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để được cấp lại.
  2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

Câu hỏi 80:

Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong trường hợp đưa lao động đi làm việc tại dự án đầu tư ở nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 22. Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, nhà đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau:

  1. Nhà đầu tư được tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc cho dự án đầu tư của mình ở nước ngoài theo quy định của pháp luật lao động của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  2. Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về việc đưa lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước ngoài; đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc đưa lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước ngoài và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 81:

Nhà đầu tư thực hiện thanh lý dự án tại nước ngoài như thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, việc thanh lý dự án như sau:

Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư.

Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này, chậm nhất trước ngày hết hạn nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá một lần và không quá 06 tháng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu có văn bản trả lời nhà đầu tư về việc gia hạn thời hạn chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn tất việc thanh lý dự án đầu tư tại nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.

Câu hỏi 82:

Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, trách nhiệm quản lý đầu tư ra nước ngoài như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài trong phạm vi cả nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài. 

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực được phân công.

Câu hỏi 83:

Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng định hướng đầu tư ra nước ngoài theo từng thời kỳ; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.

Chủ trì thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Phối hợp với các cơ quan nhà nước Việt Nam ở trong nước và nước ngoài để trao đổi thông tin, hỗ trợ các nhà đầu tư theo thẩm quyền và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Đầu mối quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư ra nước ngoài và thực hiện một số chương trình xúc tiến đầu tư ra nước ngoài mang tính nhà nước.

Chủ trì tổ chức, xây dựng, hướng dẫn, vận hành, duy trì và cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Định kỳ hàng năm, làm việc với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xử lý kịp thời các kiến nghị của nhà đầu tư, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thực hiện chế độ báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài trong phạm vi cả nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư.

Câu hỏi 84:

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm sau:

  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về tín dụng, quản lý ngoại hối, kiểm soát các hành vi rửa tiền liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Tham gia ý kiến về các vấn đề liên quan đến nguồn vốn và quản lý ngoại hối của các dự án đầu tư khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến đối với các dự án đầu tư thuộc diện cần có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến các dự án đầu tư ra nước ngoài.
  4. Giám sát các ngân hàng thương mại trong việc cho nhà đầu tư vay để thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
  5. Hướng dẫn, quản lý việc chuyển vốn bằng ngoại tệ ra nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư trước khi đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 của Nghị định này.

Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài (trước và sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài) và tình hình chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 85:

Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Bộ Tài chính có trách nhiệm sau:

  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về tài chính liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan, đầu tư có sử dụng vốn nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
  3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện nghĩa vụ về tài chính của các nhà đầu tư đối với nhà nước Việt Nam; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
  4. Theo dõi, giám sát và tổng hợp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước để đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ về tài chính của các nhà đầu tư đối với nhà nước Việt Nam; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và tổng hợp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 86:

Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sau:

  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  2. Chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo dõi và hỗ trợ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xác minh thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu.

Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động đầu tư của Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 87:

Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Bộ Công Thương có trách nhiệm sau:

  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về thương mại, công nghiệp và năng lượng liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động thương mại, công nghiệp và năng lượng liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 88:

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau:

  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 89:

Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau:

  1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng lao động Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với việc đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các dự án đầu tư ở nước ngoài.
  3. Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 90:

Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm sau:

  1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng các quy định của pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  2. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến đối với các dự án đầu tư thuộc diện cần có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
  3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  4. Quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước, phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý hoặc do mình làm đại diện chủ sở hữu.

Thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến đầu tư ra nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 91:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau:

  1. Theo dõi và quản lý các nhà đầu tư đặt trụ sở hoặc cư trú trên địa bàn có hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
  2. Tham gia ý kiến về các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý liên quan đến dự án đầu tư của các nhà đầu tư có trụ sở chính đặt tại địa bàn khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến đối với các dự án đầu tư thuộc diện cần có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
  3. Phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài; kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài; giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.
  4. Quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước, phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý hoặc do mình làm đại diện chủ sở hữu.

Thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến đầu tư ra nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 92:

Trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm sau:

  1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài theo dõi và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chấp hành các quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư ở nước ngoài; thông qua đường ngoại giao, đề xuất và kiến nghị chính quyền nước sở tại hỗ trợ, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với các quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xác minh thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu.

Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động đầu tư của Việt Nam tại địa bàn mình quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Câu hỏi 93:

Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài như sau:

  1. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư.
  2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 94:

Việc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ, việc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  2. Nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm theo các hình thức sau đây:
  3. a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có văn bản nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu;
  4. b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
  5. c) Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc văn bản cho phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 62 của Luật Đầu tư;
  6. d) Công khai các vi phạm trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
  7. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài không giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư và giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

Câu hỏi 95:

Các ngành nghề cấm đầu tư và kinh doanh ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:

  1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
  2. a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
  3. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
  4. c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
  5. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Câu hỏi 96:

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp giả mạo hồ sơ ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài không có giá trị pháp lý trong trường hợp nhà đầu tư giả mạo hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  2. Khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc giả mạo hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lần đầu hoặc hủy bỏ những thay đổi trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được cấp theo hồ sơ hợp lệ gần nhất.

Câu hỏi 97:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm những nội dung gì ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau:

  1. Mã số dự án đầu tư.
  2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
  3. Tên dự án đầu tư.
  4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
  5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
  6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
  7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Câu hỏi 98:

Nhà đầu có chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của dự án tại nước ngoài không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Đầu tư:

”2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.”

Câu hỏi 99:

Nhà đầu tư tự cam kết thu xếp ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp nào ?

Trả lời:

Nhà đầu tư tự cam kết thu xếp ngoại tệ trong trường hợp nhà đầu tư có đủ ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cần gửi kèm theo văn bản xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư tại ngân hàng với số dư đủ để đầu tư ra nước ngoài.

Câu hỏi 100:

Sau khi thanh lý dự án tại nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư (nếu có), trong thời hạn bao lâu, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn tất việc thanh lý dự án đầu tư tại nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.

 

Biên soạn: Manabox Việt Nam (Sưu tầm)

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page