Trong thực tế rất nhiều dự án đầu tư đã phát sinh chi phí nhưng không thành công và không đi vào hoạt động. Vậy, những chi phí đầu tư dự án không thành công không được trừ đúng không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp và cũng là một rủi ro thường gặp ở góc độ thuế. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích đến bạn đọc về vấn đề này.
Chi phí đầu tư dự án không thành công không được trừ
Trường hợp các dự án đầu tư đã phát sinh chi phí ban đầu mà sau đó dự án không đi vào triển khai thực hiện hay không được Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư (dự án không thực hiện được), nghĩa là các dự án này không phát sinh doanh thu. Như vậy, các khoản chi phí của dự án không tương ứng với doanh thu tính thuế, đồng thời, các khoản chi phí này nếu không phải các khoản tổn thất trong trường hợp bất khả kháng không được bồi thường, thì được xác định là khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.
Tham chiếu công văn số 77556/CT-TTHT của cục thuế TP Hà Nội ngày 21 tháng 8 năm 2020
Thuế GTGT đầu vào của các chi phí xây dựng cơ bản dở dang nhưng không phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ theo quy định…
– Trường hợp các chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã đầu tư không liên quan đến doanh thu, thu nhập tạo ra trong kỳ tính thuế, không tương ứng với doanh thu trong kỳ tính thuế thì không đủ điều kiện là các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định…
Tham chiếu công văn số 174/CT-TTHT năm 2020 trích dẫn công văn 724/TCT-CS của Tổng Cục thuế hướng dẫn
Cụ thể, tại công văn số 234/TCT-DNL ngày 21/01/2015 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:
Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc có phát sinh chi phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư như: chi phí khoan thăm dò, chi phí đánh giá tác động môi trường, chi phí lập dự án của một số dự án đầu tư. Tuy nhiên, sau khi thẩm định dự án không mang lại hiệu quả nên đã không được người có thẩm quyền phê duyệt, thì các dự án này không phát sinh doanh thu, chi phí phát sinh của các dự án này không tương ứng với doanh thu tính thuế của doanh nghiệp. Mặt khác, các khoản chi phí này không phải do nguyên nhân bất khả kháng. Vì vậy, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi phí này.
Cơ sở pháp lý
Chúng ta xét đến điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ đối với thuế TNDN: Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 – sau đây gọi tắt là Nghị định 218) quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) như sau:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định …, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:
a) Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.…
k) Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ một số trường hợp đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;”
Trích lập dự phòng đầu tư vào công ty con
Tham khảo công văn 422/CT-TTHT
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty góp vốn vào Công ty TNHH Pin GP, Công ty TNHH Pin GP lập báo cáo tài chính năm khác với thời điểm lập báo cáo tài chính năm của Công ty thì Công ty không được trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này, trừ các trường hợp Công ty được thực hiện trích lập dự phòng căn cứ theo báo cáo tài chính quý gần nhất của Công ty TNHH Pin GP theo hướng dẫn tại khoản 2.c Điều 5 Thông tư số 48/2019/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp Công ty thực hiện trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính không theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC thì Công ty không được tính trừ khoản trích lập dự phòng này khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Căn cứ Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp:
+ Tại khoản 2 Điều 5 quy định dự phòng tổn thất các khoản đầu tư:
“2. Các khoản đầu tư khác:
a) Đối tượng: là các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước, không phải các khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có cơ sở cho thấy có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.
b) Mức trích lập:
– Căn cứ báo cáo tài chính riêng của tổ chức kinh tế nhận vốn góp lập cùng thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn, doanh nghiệp góp vốn xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư như sau:
Mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư | = | Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực góp (%) của doanh nghiệp tại tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng | X | Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng | – | Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế – nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng |
Trong đó:
– Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp (mã số 411 và mã số 412 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế – nếu có).
– Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế – nếu có).
c) Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này và các quy định sau:
…– Trường hợp tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm thì doanh nghiệp không được thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này; ngoại trừ các trường hợp sau, doanh nghiệp được thực hiện trích lập dự phòng căn cứ theo báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp:
+ Tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn do đã ngừng hoạt động và đang chờ xử lý (giải thể, phá sản).
+ Tổ chức kinh tế nhận vốn góp được phép lập báo cáo tài chính khác với thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn và đã có thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.”
– Căn cứ khoản 2 Điều 99 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính:
“2. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên):
a) Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
b) Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
c) Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh...”
Bản tiếng Anh
First, we consider the condition to recognize the deductible expenses for corporate income tax.
In Clauses 1 and 2, Article 9 of the Government’s Decree No. 218/2013 / ND-CP dated December 26, 2013, detailing and guiding the implementation of the Law on Corporate Income Tax (amended and supplemented Decree No. 12/2015 / ND-CP dated February 12, 2015 – hereinafter referred to as Decree 218) stipulates deductible expenses when determining taxable income of corporate income tax (CIT) as follows :
“2. Non-deductible expenses when determining taxable income shall comply with regulations…. In some cases non-deductible expenses are specified as follows:
- a) Expenses that fail to meet the conditions specified in Clause 1 of this Article, except for the value of losses caused by natural disaster, epidemic, fire and other force majeure cases, shall not be compensated.
…
- k) Expenses that do not correspond to taxable turnover, except for some specific cases under the guidance of the Ministry of Finance; “
In case an investment project has initial costs incurred but then the project is not implemented or is not granted an investment certificate by a competent authority (project cannot be implemented), that means is that these projects generate no revenue. Thus, the costs of the project do not correspond to the taxable revenue, and at the same time, these costs, if not compensated losses in force majeure circumstances, are expenses. cannot be subtracted.
Specifically, in Official Letter No. 234 / TCT-DNL dated January 21, 2010 of the General Department of Taxation instructing:
Biên soạn: Trần Thị Lan Anh – Tư vấn viên