Kinh nghiệm ôn thi môn Kế toán của Chứng chỉ kế toán kiểm toán viên hành nghề CPA được Mr Nguyễn Việt Anh – người có thành tích thi với số điểm rất cao chia sẻ.
Kinh nghiệm ôn thi (Kết quả được 8,5 điểm)
Khác với đa số các môn, dạng bài của môn kế toán là dạng bài tích hợp của cả lý thuyết, tình huống và tính toán. Từ năm 2016 – 2017 trở về đây, kế toán là môn bắt buộc người học phải học trọn vẹn cả giáo trình mà không bỏ sót một phần nào vì không có khung lý thuyết cố định, không có đề cương bài tập cố định. Hơn thế nữa, môn này kể cả ai đã từng học qua ở chương trình đại học và thi một số kỳ thi như Đại lý thuế, môn F3, F7 của ACCA thì cũng vẫn phải học theo nội dung của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam một cách đầy đủ nhất.
Nếu như trước năm 2017, đề thi kế toán có khá nhiều nội dung kỹ thuật liên quan đến định khoản và thủ tục thì từ năm 2017, dạng đề thi kế toán sẽ chuyển hướng theo diện vận dụng chuẩn mực để xử lý tình huống và trình bày báo cáo tài chính cũng như điều chỉnh các sai sót. Do đó, mình có thể bám theo yêu cầu này để có kế hoạch ôn hợp lý vì kết cấu đề hiện nay có 4 câu kế toán tài chính (2 câu lý thuyết và 2 câu bài tập) và 1 câu kế toán quản trị.
Bản thân mình nhận định kế toán không phải môn để gỡ điểm. Môn này để được tầm 5 điểm thì không khó quá vì kể cả không học thì quá trình làm kế toán minh cũng thường xuyên gặp một số nội dung rồi, chưa kể nhiều nội dung đã được học từ khi đi học, chỉ cần đọc lại là nhớ. Tuy nhiên, càng lên cao, môn này càng khó kiểm điếm, vì vậy, các bạn nên nắm chắc các dạng và nội dung phần kế toán quản trị trước để có 2 điểm rồi học đến kế toán tài chính. Cụ thể, các nội dung chi tiết gồm
- Với môn kế toán tài chính
Thực chất, việc bám theo nội dung ôn gốc của sách CPA là chắc chắn không thể loại trừ. Tuy nhiên, do nội dung cần hiểu quan trọng hơn nội dung cần đọc hết vì giáo trình cực dài, cực nhiều. Môn này mình học theo hướng phân mảng học theo từng nội dung chu kỳ lớn, trong mỗi chu kỳ nên nắm được (1) Lý thuyết chuẩn mực liên quan – VAS; (2) Tài khoản kế toán sử dụng liên quan, các dạng định khoản thường gặp và một số nghiệp vụ lạ – Thông tư 200; (3) Trình bày báo cáo tài chính với các chỉ tiêu liên quan – Kết hợp các văn bản. Mình chỉ chọn lọc những phần mình chưa hiểu để note lại, tránh bị lan man vào quá nhiều nội dung.
Chu kỳ | Lý thuyết chuẩn mực liên quan – VAS | Tài khoản kế toán sử dụng liên quan |
Lý thuyết chung | VAS 01; Một số điểm của luật kế toán | / |
Tiền và thanh toán, lương | VAS 10 | 11x, 13x, 141, 242, 244, 33x, 413 |
Hàng tồn kho | VAS 02 | 15x |
TSCĐ, CCDC
|
VAS 03, 04, 05, 06 | 21x, |
Đầu tư và nguồn vốn | VAS 07, 08, 26 | 12x, 22x (Trừ TK 229), 34x, 35x, 4xx |
Mua hàng và bán hàng | VAS 14, 15, 16, 17 | 51x, 711, 6xx, 811 |
Tổng hợp BCTC | VAS 21, VAS 24, VAS 27 | |
Điều chỉnh BCTC | VAS 18, VAS 23, VAS 29 | 229 |
Sau khi nắm được lý thuyết, mình luyện đề thi các năm gần nhất đổ về trước, trong đó phần lý thuyết thì chỉ cần note và đọc lại 1 số ý chính để vào bài thi triển khai còn phần bài tập thì làm lại đầy đủ để đối chiếu với các phương án giải trên mạng cũng như các phương án giải của nhóm học chung.
Ngoài ra, còn nội dung rất lớn về BCTC hợp nhất. Nội dung này chỉ nắm 2 điểm gồm
(1) Lý thuyết chung về BCTCHN – Xem giáo trình, VAS 07, 08, 11, 25, 26, 28
(2) Một số giao dịch hay gặp khi hợp nhất BCTC như mua bán nội bộ, chuyển HTK thành TSCĐ… – Làm ví dụ của thông tư 202
- Với môn kế toán quản trị
Môn này không quá khó, các dạng chỉ xoay quanh 1 số vấn đề thường gặp như trong sách gồm
- Thông tin thích hợp ra quyết định ngắn hạn
- Giá thành sản xuất toàn bộ và báo cáo sản xuất
Do đó, chỉ đọc và làm lại các dạng bài trong sách cũng như trong tờ bài tập của các thầy cô là ổn! Và xin nhắc lại, nếu được, đừng quên kiếm cho mình một team ôn thi để đối chiếu lại, tránh trường hợp bản thân luôn cảm tưởng đã học rất trôi chảy rồi nhưng thực tế đang đi sai đường!
Sách Tự ôn thi kèm Giải đề tham khảo
Xem thêm
Sách Tự ôn thi CPA Môn Kế toán và Tài liệu ôn thi của Bộ Tài chính
Tài liệu Tự ôn thi (Miễn phí)
Lên kế hoạch Tự ôn thi
Tham khảo:
Các bài viết liên quan :
Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên – Manabox Việt Nam
Để chinh phục chứng chỉ CPA như một cột mốc cho sự nghiệp và để không bỏ lỡ kì thi CPA chỉ vì quên nộp hồ sơ. Hãy đăng kí ngay hôm nay với Gonna Pass để nhận email về thời gian nộp hồ sơ cũng như ngày thi chính xác nhé!
Thời gian nhận email dự kiến: Sau khi có thông báo chính thức từ Hội đồng thi chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán.
Tham gia group Tự ôn thi CPA với Gonnapass tại: https://www.facebook.com/groups/211152202802275/
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ :
Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D, số 3 Duy Tân, P. Dịch Vọng hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 02432 123 450