Kinh nghiệm ôn thi môn Thuế CPA

3918

Kinh nghiệm ôn thi môn Thuế CPA của Thủ khoa Đại lý thuế Nguyễn Việt Anh và chia sẻ một số tài liệu ôn tập của môn học này.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Thủ Khoa Đại lý thuế

Do ngay sau khi tốt nghiệp đại học đã có cơ duyên làm nghề tư vấn thuế nên mình có cơ hội tiếp xúc với kiến thức về thuế từ những công việc sơ khai nhất, cả từ việc kiểm tra hóa đơn chứng từ cho đến kê khai, quyết toán thuế. Tuy nhiên với đề thi CPA, kiến thức mang tính chất tư vấn bao quát nhiều hơn là các nghiệp vụ kê khai chi tiết. Tính đến hết năm 2017, chỉ đề thi năm 2017 là có một ý nhỏ liên quan đến lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, còn lại đều là dạng bài tư duy – tính toán. Những năm gần đây, đề thi bao quát được khá nhiều tình huống của các sắc thuế chủ đạo và dần chuyển hướng theo diện thực tiễn hóa các lý thuyết Luật (Dạng chuẩn hóa của ACCA, CPA Úc)

Hiện nay, kết cấu đề thường có 2 câu lý thuyết (1 câu thuần túy yêu cầu nêu các quy định của Luật và 1 câu vận dụng quy định để xử lý các tình huống) và 3 câu bài tập xoay quanh các sắc thuế chính (thuế tiêu dùng – thuế thu nhập)

Môn thuế không quá khó để kiếm điểm. Tuy nhiên một nguyên tắc tối cao của quá trình làm bài môn này là phải ăn chắc điểm và lưu ý phương pháp trình bày, tránh việc bài nào cũng làm một ít nhưng không có bài nào đúng, khi cộng điểm cũng được “một ít” là rất đáng tiếc. Kinh nghiệm bản thân, mình đọc lướt một lượt đề thi trước khi làm và phân chia thời gian tối đa chỉ khoảng 30 phút 1 câu, kể cả hết 30 phút chưa ra kết quả thì cũng không nên tiếp tục sa đà vào làm tiếp mà nên dàn thời gian làm các câu khác, xác suất sẽ có điểm cao hơn. Mình làm bài thuế TNCN trước – Thuế tiêu dùng (GTGT, TTĐB) – Thuế TNDN (Hoặc đổi bài thuế TNDN trước bài thuế tiêu dùng tùy theo từng đề).

Với môn thuế, rất khó để tách bạch lý thuyết khỏi bài tập và thực chất nếu có tách lý thuyết ra thì cũng không thể nhớ được hết tất cả quy định. Do đó, mình vừa ôn lý thuyết vừa kết hợp làm bài tập của các thầy cô, quan trọng nhất của việc ôn tập môn thuế là nắm được bản chất và có cái nhìn tổng quan bức tranh về thuế trước khi cặm cụi vào học từng quy định của mỗi sắc thuế. Vì vậy, với môn này, các bước nên tiếp cận học là

  1. Đọc lý thuyết tổng quan về hệ thống thuế của sách ôn CPA, vai trò chung của thuế và hiểu nguyên tắc chi phối quan trọng nhất với từng nhóm thuế (Ví dụ: Thuế tiêu dùng như GTGT, TTĐB, XNK thì áp dụng nguyên tắc điểm đến, thuế thu nhập như thuế TNDN, thuế TNCN thì áp dụng nguyên tắc nguồn thu nhập…)
  2. Lưu ý tinh thần ngay từ đầu là vì môn thuế các phần có liên quan đến nhau nên có khi sai 1 bước là kết quả các bước sau sẽ sai hết nên việc trình bày cần phải gạch rất rõ từng ý trình bày và xác định riêng từng yếu tố trong công thức tính thuế chứ không được tính gộp các bước lại. Khi ôn tập nên hình thành ngay tư duy phải xác định những bước nào với thuế này (Template)

Đi vào từng loại thuế, trong đó 4 loại thuế quan trọng nhất là thuế GTGT – thuế TTĐB; thuế TNDN – thuế TNCN. Thuế XNK thường được tích hợp với bài tính thuế tiêu dùng (GTGT – TTĐB) và nguyên tắc cũng khá đơn giản nên không quá khó.

Với thuế tiêu dùng – Nguyên tắc chi phối là nguyên tắc điểm đến, nghĩa là chỉ với hàng hóa/dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam mới thuộc đối tượng điều chỉnh của thuế, hàng đi khỏi lãnh thổ thì không chịu thuế theo một cách nhất định. Như vậy cần phải

  • Loại trừ các trường hợp không chịu thuế? Không phải kê khai nộp thuế?
  • Các TH chịu thuế còn lại thì có mấy kỹ thuật thu thuế (Trực tiếp? Khấu trừ?) – Nhớ công thức và cách xác định từng yếu tố trong công thức – Lưu ý những TH đặc biệt và các ví dụ trong thông tư
  • Phân luồng yếu tố đầu ra (Doanh thu tính thuế, giá tính thuế…) theo các nhóm (không chịu thuế? Thuế suất %?
  • Nguyên tắc, điều kiện xác định các yếu tố đầu vào

Với thuế thu nhập – Nguyên tắc chi phối là nguyên tắc nguồn thu nhập, nghĩa là với đối tượng cư trú ở Việt Nam thì nguồn thu nhập ở toàn cầu đều chịu thuế ở Việt Nam còn đối tượng không cư trú thì chỉ chịu thuế với nguồn thu nhập ở Việt Nam. Như vậy cần phải

  • Xác định tình trạng cư trú? (Thường là đối tượng cư trú)
  • Xác định các luồng thu nhập trong kỳ tính thuế
  • Xác định từng yếu tố tính thuế của các luồng thu nhập này?
  • Áp dụng công thức riêng cho từng luồng thu nhập để tính thuế
  • Ưu đãi thuế, giảm trừ thuế đã nộp tại nước ngoài…
  • Kết luận

Sau khi nắm được lý thuyết, mình luyện đề thi các năm gần nhất đổ về trước, trong đó phần lý thuyết thì chỉ cần note và đọc lại 1 số ý chính để vào bài thi triển khai còn phần bài tập thì làm lại đầy đủ để đối chiếu với các phương án giải trên mạng cũng như các phương án giải của nhóm học chung.

Kế hoạch tự ôn thi CPA – Môn Thuế

Sách Tự ôn thi CPA môn thuế và Giải đề thi

Xem tại

Sách Tự ôn thi CPA Môn Thuế và Tài liệu ôn thi của Bộ Tài chính

Tài liệu Tự ôn thi (Miễn phí)

Tài liệu thi CPA môn Thuế

Các bài viết liên quan :

Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager –  Manabox Việt Nam 

Group Tự ôn thi CPA Gonnapass: https://www.facebook.com/groups/211152202802275/

Liên hệ tư vấn thêm: Ms Huyền – Hotline/Zalo: 0888 942 040

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ: Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page