Kinh nghiệm ôn thi môn Pháp luật chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán: Đối với nhiều người môn Luật là một môn khó nhằn bởi đây là môn mang tính lý thuyết và đòi hỏi sự ghi nhớ khá nhiều. Tuy nhiên nếu ôn bài bản và có lộ trình học ngay từ đầu thì môn Luật có thể là môn gỡ điểm.
Chia sẻ kinh nghiệm của CPA Nguyễn Thị Loan
Đối với môn này, lộ trình học sẽ như sau:
- Chuẩn bị tài liệu: lên trang web của vncpa download đề cương ôn tập của môn luật.
- Thu thập đề thi các năm trước: Mục đích của việc thu thập đề thi các năm trước để phân tích và tóm tắt các dạng bài hay gặp. Cấu trúc đề thi môn luật luôn luôn bao gồm 5 câu. Trong đó bao gồm:
a. 2 câu lý thuyết dạng trình bày các khái niệm, đặc điểm hoặc so sánh sự khác biệt giữa các đối tượng.
b. 3 câu xử lý tình huống với các câu hỏi dạng tình huống như vậy có tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật không và giải thích vì sao.
- Sau khi thực hiện việc phân tích đề tìm trọng tâm bài thi ở trên, các bạn tập trung học những nội dung quan trọng ( áp dụng nguyên tắc 80:20).
Với 20% kiến thức quan trọng này, các bạn cần phải đảm bảo thực hiện được 3 bước:
1- Học chi tiết
2- Ghi chú lại xem mình nhớ được bao nhiêu
3- ôn lại một lần dựa trên việc luyện tập câu hỏi của những năm trước.
Học chi tiết: Bạn nào sắp xếp được thời gian có thể đi học lớp ôn tập, hoặc học nhóm, nhưng mình không sắp xếp được nên tự đọc đề cương và kết hợp luôn với bước 2.
Ghi chú lại xem mình nhớ được bao nhiêu: Vừa đọc đề cương, mình vừa tự tóm tắt lại nội dụng đề cương theo những mục quan trọng cần phải nhớ và theo cách mà mình dễ nhớ nhất. Ví dụ:
Với các định nghĩa, khái niệm: lập bảng so sánh. Ví dụ: với các loại hình doanh nghiệp, mình lập bảng để tóm tắt và so sánh đặc điểm pháp lý, vốn, tỷ lệ biểu quyết,… của các loại hình doanh nghiệp.
Nhắc đến luật thì kiều gì cũng có quyền lợi và trách nhiệm: đặc biệt trong các luật về hợp đồng, bộ luật lao động: với thông tin này thì mình tóm tắt theo dạng đối ứng kiểu có quyền như này thì trách nhiệm là gì…. (gần giống như khi các bạn học từ mới tiếng anh thì hay học theo kiểu cặp từ trái nghĩa vậy).
Khi học lý thuyết nên liên tưởng và lấy ví dụ đến những tình huống thực tế mà các bạn đã gặp phải hoặc đã nghe ở đâu đó. Ví dụ như học về bộ luật lao động chẳng hạn, các bạn có thể liên tưởng đến hợp đồng của chính mình.
Ôn lại bằng cách luyện trình bày câu hỏi của những năm trước:
Phần này nhằm mục đích review lại kiến thức cũng như luyện cách trình bày. Lưu ý, khi trình bày, các bạn ko cần phải viết điều nào, khoản nào (cái này là không thể, và cũng đừng mất thời gian đi nhớ cái này), các bạn chỉ cần trình bày là theo luật nào là được.
Điểm quan trọng cuối cùng là cần lên kế hoạch học tập sớm một chút. Dù đã khoanh vùng 20% kiến thức nhưng phạm vi môn này rất rộng. Hơn nữa để thực hiện được 3 bước trên thì các bạn không thể chỉ làm trong 1 ngày, 2 ngày mà xong được mà cần phải sắp xếp thời gian hợp lý nhằm đạt được điểm tốt nhất.
Sách Tự ôn thi CPA môn Luật
Xem thêm
Sách Tự ôn thi CPA Môn Luật và Tài liệu ôn thi của Bộ Tài chính
Kế hoạch Tự ôn thi
Xem tại
Tài liệu Tự học (miễn phí)
Biên soạn: Nguyễn Thi Loan – Giám đốc tư vấn – Manabox Việt Nam
Các bài viết liên quan :
Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Để chinh phục chứng chỉ CPA như một cột mốc cho sự nghiệp và để không bỏ lỡ kì thi CPA chỉ vì quên nộp hồ sơ. Hãy đăng kí ngay hôm nay với Gonna Pass để nhận email về thời gian nộp hồ sơ cũng như ngày thi chính xác nhé!
Thời gian nhận email dự kiến: Sau khi có thông báo chính thức từ Hội đồng thi chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán.
Group Tự ôn thi CPA Gonnapass: https://www.facebook.com/groups/211152202802275/