Đề thi CPA Môn Kế toán 2017 Có đáp án tham khảo

870

Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA Môn Kế toán và Đáp án tham khảo môn Kế toán năm 2017 của kỳ thi kế toán và kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự ôn thi.

Tóm tắt

Đề chẵn

Câu 1: (2 điểm)

1) Anh/chị hãy phân biệt giữa chi phí phải trả phản ánh trên TK 335 với dự phòng phải trả phản ánh trên TK 352 theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Cho ví dụ minh họa.

2) Anh/chị hãy trình bày quy định về sự thống nhất giữa chính sách kế toán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự của tập đoàn khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Cho ví dụ minh họa,

Câu 2 (2 điểm): (Bỏ qua các tác động về thuế, thí sinh chỉ cần nêu cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính, không cần nêu các bút toán định khoản)

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận số tiền thu được từ việc bán sản phẩm được sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường và số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sản xuất thử tạo ra trong quá trình chạy thử máy móc, thiết bị khi chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng (0,25đ);
  2. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản tiền phạt vi phạm họp đồng bên bán thu được và khoản phạt vi phạm họp đồng bên mua thu được (0,25đ);
  3. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn trước ngày mua khoản đầu tư và Khoản cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày mua khoản đầu tư (0,25đ);
  4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí khấu hao bất động sản đầu tư và chi phí khấu hao TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý;
  5. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp trình bày dòng tiền đối với khoản tiền lãi cho vay đã nhận và tiền lãi đi vay đã trả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường;
  6. Trong kỳ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa để bán và phải nộp thuế GTGT. Sau đó doanh nghiệp được hoàn lại số tiền thuế GTGT đã nộp. Nêu phương pháp ghi nhận khoản thuế GTGT được hoàn lại (0,25đ);
  7. Doanh nghiệp có báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm kết thúc vào ngày 31/12/20X7. Doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính vào ngày 31/3/20X8.

Trước khi phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp phát sinh các giao dịch và Sự kiện sau:

  1. Doanh nghiệp ghi sổ và trình bày BCTC bằng VND. Cuối kỳ, doanh nghiệp có một số khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cần đánh giá lại. Tỷ giá thực tế giữa VND/USD tại ngày 31/12/20X7 là 22.000VND/USD; Tỷ giá thực tế tại ngày 31/3/20X8 là 25.000VND/USD;
  2. Năm 20X7, doanh nghiệp đã tạm nộp tiền thuê đất. Ngày 1/2/20X8, UBND ra quyết định doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền thuê đất của năm 20X7;
  3. Ngày 1/3/20X8, doanh nghiệp được quyền nhận cổ tức của năm 20X7 từ các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
  4. Trong năm 20X7, doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa với điều khoản người mua được hưởng chiết khấu thương mại. Tại thời điểm 31/12/20X7 doanh nghiệp đang trong quá trình kiểm kê, đối chiếu với khách hàng nên chưa xác định được chắc chắn khoản chiết khấu thương mại phải giảm trừ cho khách hàng. Ngày 15/2/20X8 đã xác định được số chiết khấu thương mại phải giảm trừ cho khách hàng do mua hàng từ năm 20X7.

Xác định các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán không cần điều chỉnh đối với báo cáo tài chính năm 20X7? (0,5đ)

Câu 3 (2đ) (Thí sinh không cần lập bút toán định khoản)

  1. Trong năm 20X7 Doanh nghiệp có các thông tin sau:
  • Ngày 1/2/20X7, doanh nghiệp mua một khoản trái phiếu niêm yết trị giá 10 tỉ đồng kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10%/năm với mục đích nhận tiền lãi trái phiếu. Tại ngày 1/2/20X8 doanh nghiệp đã nhận được lãi trái phiếu;
  • Ngày 1/7/20X7, doanh nghiệp mua một khoản ưái phiếu Chính phủ trị giá 5tỉ đồng kỳ hạn 1 năm lãi suất 12%/năm với mục đích bán đi kiếm lời nhưng đến ngày 31/12/20X7 chưa bán được trái phiếu này. Biết rằng mặc dù muốn bán khoản trái phiếu này ngay trong 6 tháng đầu năm 20X8 nhưng do thị trường không thuận lợi nên doanh nghiệp vẫn nắm giữ và đến ngày 1/7/20X8, doanh nghiệp đã đáo hạn trái phiếu Chính phủ thu hồi cả gốc và lãi;
  • Ngày 1/9/20X7, doanh nghiệp cho công ty A vay 3 tỉ đồng theo khế ước kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 8%/năm;

Xác định giá trị chỉ tiêu đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thuộc phần tài sản ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20X7 (0,5đ).

  1. Trong năm 20X7, Doanh nghiệp kế toán, lập báo cáo tài chính bằng VND có các thông tin sau:
  • Ngày 1/4/20X7, doanh nghiệp ký một hợp đồng xuất khẩu trị giá 20 triệu USD, tỷ giá thực tế tại ngày này là 20.000đ/USD;
  • Ngày 1/5/20X7, người mua ứng trước cho doanh nghiệp 10 triệu USD, tỷ giá thực tế tại ngày này là 21.000đ/USD;
  • Ngày 1/6/20X7, người mua tiếp tục trả nốt số tiến còn lại và doanh nghiệp xuất invoice tổng trị giá lô hàng cho người mua, tỷ giá thực tế tại ngày này là 22.000đ/USD;
  • Ngày 1/7/20X7, doanh nghiệp giao hàng cho người mua, tỷ giá tại ngày này là 23.000đ/USD.

Xác định số liệu được trình bày trong chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trên báo cáo tài chính năm 20X7 (0,5đ).

  1. Ngày 1/6/20X7, doanh nghiệp ghi nhận khoản chi phí phải trả về trích trước sửa chữa TSCĐ với giá trị ghi sổ là 10 tỉ đồng và đến ngày 31/12/20X7, doanh nghiệp mới thanh toán được 7 tỉ đồng. Khoản chi phí trích trước này chỉ được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trên cơ sở thực chi. Xác định cơ sở tính thuế của khoản mục nợ phải trả này tại ngày 31/12/20X7 theo quy định của VAS 17 (0,5đ).
  2. Trong kỳ doanh nghiệp có các thông tin sau:
  • Vay ngân hàng 10 tỉ đồng để trả nợ người cung cấp, biết rằng doanh nghiệp không nhận khoản tiền này mà ngân hàng chuyển thẳng tiền cho người cung cấp;
  • Doanh nghiệp phát hành 5 tỉ đồng cổ phiếu ưu đãi với cam kết trả lại cho chủ sở hữu sau 3 năm;
  • Doanh nghiệp vay ngân hàng 20 tỉ đồng và cho công ty con vay lại số tiền này ngay trong kỳ;
  • Doanh nghiệp đi thuê một tài sản dưới hình thức thuê tài chính, giá trị gốc thuê tài chính là 15tỉ đồng;

Xác định số liệu được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền thu từ đi vay” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng của doanh nghiệp (0,5đ).

Câu 4: (2 điểm)

Công ty Đông Đô có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/20X5 đến ngày 31/12/20X5. Trong năm 20X7, Công ty Đông Đô phát hiện thấy một lô hàng hóa A bán trong năm 20X6 với giá vốn hàng bán là 20.000.000đ nhưng kế toán lại hạch toán 2 lần nghiệp vụ này dẫn đến giá vốn hàng bán và giá xuất kho hàng hóa A được trình bày trong báo cáo tài chính năm 20X6 là 40.000.000đ. Đây là sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính năm 20X6 của công ty Đông Đô.

Trích một số khoản mục trên báo cáo tài chính chưa điều chỉnh sai sót của các năm 20X6 và 20X7 của công ty Đông Đô như sau:

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu    
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 20X7 Năm 20X6
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 250.000.000 180.000.000
Giá vốn hàng bán 210.000.000 150.000.000
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 40.000.000 30.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.000.000 6.000.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 32.000.000 24.000.000

 

Bảng cân đối kế toán 31/12/20X7 31/12/20X6
Hàng tồn kho    
 Hàng tồn kho 190.000.000 160.000.000
Nợ phải trả    
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 15.000.000 25.000.000
Vốn chủ sở hữu    
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30.000.000 30.000.000 i
Lợi nhuận chưa phân phối 52.000.000 30.000.000

Yêu cầu:

Tính toán ảnh hưởng của sai sót trọng yếu nêu trên và thực hiện điều chỉnh số liệu các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính năm 20X6 và năm 20X7 của công ty Đông Đô theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 20%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/20X5 là 22.000.000đ; trong năm 20X6 và năm 20X7, lợi nhuận kế toán bằng thu nhập chịu thuế TNDN đồng thời công ty không có các khoản thu nhập và chi phí nào khác.

Câu 5 (2,0 điểm)

Công ty TNHH Hoàng Hà sản xuất ba nhóm sản phẩm A, B, C. Báo cáo kết quả kinh doanh của các nhóm sản phẩm trong kỳ như sau:

(ĐVT: ngàn đồng)

Chỉ tiêu Tồng A B C
Doanh thu
Biến phí
Lãi trên biến phí
Định phí
Quảng cáo

– Khẩu hao máy chuyên dụng
– Chi phỉ thuê máy ngoài
– Lương quản lý chung

5.000.000

(2.780.000)
2.220.000

(1.277.000)

(310.000)

(393.000)

(479.000)
(95.000)

1.800.000

(950.000)
850.000

(382.000)

(100.000)

(98.000)
(154.000)

(30.000)

2.300.000
(1.250.000)

1.050.000

(552.000)

(120.000)
(210.000)
(180.000)

(42.000)

900.000

(580.000)

320.000

(343.000)

(90.000)

(85.000)

(145.000)

(23.000)

Lãi (lỗ) 943.000 468.000 498.000 (23.000)

Biết rằng: Máy móc chuyên dùng không thể bán được, máy móc thuê ngoài thì có thể dừng thuê nếu không sử dụng.

Yêu cầu:

1.Theo Anh (Chị), Công ty TNHH Hoàng Hà có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm C hay không?  Tại sao?

2. Nếu tăng chi phí quảng cáo cho sản phẩm C thêm 35.000 thì doanh số bán của sản phẩm này có thể tăng 20%. Với thông tin này, Công ty TNHH Hoàng Hà có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm C hay không? Tại sao?

Đề lẻ

Câu 1: (2 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày khái niệm về các bên liên quan, các trường hợp nào được coi là các bên liên quan, các trường hợp nào không được coi là các bên liên quan và các loại giao dịch chủ yếu nào giữa các bên liên quan cần phải được trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26 “Thông tin về các bên liên quan”.
  • Anh/chị hãy:
  1. Phân biệt giữa trường hợp đem tặng sản phẩm cho khách hàng không kèm theo điều kiện mua hàng và có kèm theo điều kiện mua hàng theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính?
  2. Trình bày nội dung nguyên tắc kế toán phù hợp và nguyên tắc kế toán trọng yếu theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực chung? Cho ví dụ minh họa đối với từng nguyên tắc?

Câu 2: (2đ): (Bỏ qua các tác động về thuế, thí sinh chỉ cần nêu cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính, không cần nêu các bút toán định khoản)

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho trong giai đoạn mua và chế biến và Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho trong giai đoạn mang hàng tồn kho đi tiêu thụ (0,25đ);
  2. Doanh nghiệp có một tòa nhà chưa hết khấu hao, nay phá dỡ để xây dựng một toán nhà mới. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận giá trị còn lại của toàn nhà cũ và chi phí tháo dỡ tòa nhà đó để xây dựng tòa nhà mới (0,25đ);
  3. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản lãi tiền gửi thu được từ hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang và khoản lãi tiền gửi ngân hàng do cồ đông góp vốn (0,25đ);
  4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa và khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xây dựng (0,25đ);
  5. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp trình bày dòng tiền đối với khoản cổ tức, lợi nhuận đã trả và dòng tiền đối với khoản cồ tức, lợi nhuận đã nhận (0,25đ);
  6. Trong kỳ doanh nghiệp tạm nhập khẩu hàng hóa và đã nộp thuế nhập khẩu. Sau đó, doanh nghiệp tái xuất hàng hóa đó để bán và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Nêu phương pháp ghi nhận khoản thuế nhập khẩu được hoàn lại (0,25 đ);
  7. Doanh nghiệp có báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm kết thúc vào ngày 31/12/20X7. Doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính vào ngày 31/3/20X8. Trước khi phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp phát sinh các giao dịch và sự kiện sau (0,5 đ):
    1. Tại ngày 31/12/20X7, doanh nghiệp đã trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi, tuy nhiên ngày 1/2/20X8 đã thu hồi được toàn bộ khoản phải thu này;
    2. Ngày 10/2/20X8, một số tài sản của doanh nghiệp bị phá hủy do hỏa hoạn, bão lụt;
    3. Ngày 1/3/20X8, doanh nghiệp quyết định trả cổ tức của năm 20X7;
    4. Ngày 15/3/20X8, doanh nghiệp phát hiện một sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính quý 1/20X7.

Xác định sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán cần điều chỉnh đối với báo cáo tài chính năm 20X7.

Câu 3 (2đ) (Thí sinh không cần lập bút toán định khoản)

  1. Trong năm 20X7 Doanh nghiệp có các thông tin sau:
  • Ngày 10/4/20X7, doanh nghiệp gửi 2 tỉ đồng vào ngân hàng kỳ hạn 9 tháng, thời điểm đáo hạn là ngày 10/1/20X8;
  • Ngày 15/12/20X7, doanh nghiệp gửi 5 tỉ đồng vào ngân hàng kỳ hạn 3 tháng;
  • Ngày 20/12/20X7, doanh nghiệp có khoản thấu chi ngân hàng là 500 triệu đồng và đã được thanh toán cho ngân hàng vào ngày 20/1/20X8;
  • Ngày 31/12/20X7, doanh nghiệp mua một khoản chứng khoán niêm yết với mục đích lướt sóng kiếm lời với giá trị 10 tỉ đồng, biết rằng khoản chứng khoán này được bán ngay tại thời điểm T+3;

Xác định giá trị khoản tương đương tiền được trình bày trên BCTC tại ngày 31/12/20X7 (0,5đ).

  1. Trong năm 20X7, Doanh nghiệp kế toán, lập báo cáo tài chính bằng VND có các thông tin sau:
  • Ngày 1/8/20X7, ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với giá mua là 10 triệu USD; Tỷ giá tại ngày này là 20.000VND/USD;
  • Ngày 1/9/20X7, doanh nghiệp nhận được hóa đơn từ người bán, tỷ giá tại ngày này là 22.000đ/USD;
  • Ngày 1/10/20X7, doanh nghiệp đã ký hợp đồng vận chuyển với hãng tàu và thanh toán ngay tiền vận chuyển là 100.000 USD, tỷ giá tại ngày này là 21.000đ/USD;
  • Ngày 1/11/20X7, hàng đã được chuyển giao cho doanh nghiệp tại cảng người bán, tỷ giá tại ngày này là 23.000VND/USD;
  • Ngày 1/12/20X7, hàng cập cảng Việt Nam và doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu là 1 triệu USD. Tỷ giá do hải quan công bố là 22.500đ/USD;
  • Biết rằng đến ngày 31/12/20X7 doanh nghiệp chưa bán lô hàng này, tỉ giá tại ngày 31/12/20X7 là 22.500đ/USD;
  • Ngày 1/2/20X8, doanh nghiệp đã thanh toán cho người bán, tỷ giá tại ngày này là 22.000đ/USD.

Xác định giá trị lô hàng tồn kho này trên BCTC tại ngày 31/12/20X7(0,5đ).

  1. Doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình có nguyên giá là 20 tỉ đồng tại ngày 1/1/20X1. Thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, thời gian sử dụng hữu ích do cơ quan thuế xác định là 5 năm. Biết rằng cả kế toán và thuế đều áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, Doanh thu phát sinh từ việc sử dụng thiêt bị và lãi thu từ thanh lý thiêt bị phải chịu thuế TNDN, lỗ do thanh lý thiết bị được giảm trừ khi xác định thuế TNDN. Xác định cơ sở tính thuế cùa TSCĐ này tại thời điểm 31/12/20X3 theo quy định của VAS 17 (0,5đ).
  2. Trong kỳ doanh nghiệp A có các thông tin sau:
  • Doanh nghiệp A là công ty mẹ có khoản đầu tư vào công ty con trị giá 50 tỉ đồng. Khi thoái vốn tại công ty con này cho một bên thứ ba bên ngoài tập đoàn, công ty mẹ ghi nhận khoản lãi trên BCTC riêng là 20 tỉ, toàn bộ số tiền thoái vốn đã thu bằng tiền gửi ngân hàng;
  • Doanh nghiệp A có khoản đầu tư vào công ty liên kết trị giá 30 tỉ đồng. Khi thoái vốn tại công ty liên kết này doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ trên BCTC riêng là l0 tỉ trong đó đã thu bằng TSCĐ có giá trị hợp lý là 5 tỉ, phần còn lại đã thu bằng tiền gửi ngân hàng;
  • Chuyển khoản vốn góp vào đơn vị khác trị giá 2 tỉ đồng thành khoản cho vay ngắn hạn;
  • Thu cổ tức từ các khoản đầu tư góp vốn dài hạn là 3 tỉ đồng bằng tiền gửi ngân hàng và 4 tỉ đồng bằng cổ phiếu.

Xác định số liệu được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng của doanh nghiệp (0,5đ).

Câu 4: (2 điểm)

Công ty Hòa Bình có năm tài chính đầu tiên từ 01/01/20X5 đến 31/12/20X5. Năm 20X5, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá xuất kho của thành phẩm X theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Đến năm 20X6, Công ty tự nguyện thay đổi phương pháp tính giá xuất kho thành phẩm X từ phương pháp nhập trước, xuất trước sang phương pháp bình quân gia quyền. Việc áp dụng hồi tố do thay đổi phương pháp tính giá xuất kho của thành phẩm X làm cho giá vốn hàng bán của công ty trong năm 20X5 giảm đi 10.000.000đ

Trích một số khoản mục trên Báo cáo tài chính chưa điều chỉnh của Công ty Hòa Bình các năm 20X5, 20X6 như sau:

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 20X6 Năm 20X5
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 150.000.000 100.000.000
Giá vốn hàng bán 135.000.000 80.000.000
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 15.000.000 20.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.000.000 4.000.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 12.000.000 16.000.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/20X6 31/12/20X5
Hàng tồn kho 200.000.000 150.000.000
Nợ phải trả    
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 35.000.000 40.000.000
Vốn chủ sở hữu    
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.000.000 20.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 50.000.000 35.000.000

Yêu cầu:

Tính toán ảnh hưởng và thực hiện điều chỉnh số liệu các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính năm 20X5 và năm 20X6 của công ty Hòa Bình do thay đổi phưong pháp tính giá xuất kho của thành phẩm X theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.

Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 20%, trong năm 20X5 và năm 20X6, lợi nhuận kế toán bằng thu nhập chịu thuế TNDN và công ty cũng không có khoản thu nhập và chi phí nào khác.

Câu 5 (2 điểm):

Tại công ty G, sản xuất kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B, có tài liệu sau:

(ĐVT: l000đ)

Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B
Nhu cầu thị trường N 6.000 8.000
Đơn giá bán 8.400 10.000
Biến phí đơn vị 6.000 7.000
Thời gian máy chạy 4 6
Tổng định phí: 25.000.000; Tổng thời gian máy chạy có thể khai thác tối đa trong năm N là 62.000 giờ

Yêu cầu: Tính toán và tư vấn cho nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đạt lợi nhuận tối đa? Với cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã lựa chọn doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận tối đa bao nhiêu? Hãy đưa ra những khuyến nghị để doanh nghiệp khắc phục được các nguồn lực hạn chế của mình nhằm tăng lợi nhuận hơn nữa?

Đáp án tham khảo

Vui lòng liên hệ để đặt mua sách

Sách Tự ôn thi và giải đề CPA các năm

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page