Đề thi CPA Môn Kế toán 2018 Có đáp án tham khảo

1184

Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA Môn Kế toán và Đáp án tham khảo môn Kế toán năm 2018 của kỳ thi kế toán và kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự ôn thi.

Tóm tắt

Đề chẵn

Câu 1 (2 điểm):

  1. Trình bày nguyên tắc xác định TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Chuẩn mực kế toán 04 – Tài sản cố định vô hình (1 điểm).
  2. Trình bày phương pháp kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng tại đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (1 điểm).

Câu 2 (2 điểm):

(Bỏ qua tác động về thuế, thí sinh chỉ cần nêu cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính, không cần nêu các bút toán định khoản)

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận Chi phí sản xuất chung cố định trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn mức bình thường và trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức bình thường.
  2. Nêu sự khác biệt khi trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối với số thu (sau khi đã trừ các khoản thuế phải nộp) từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và thanh lý, nhượng bán Bất động sản đầu tư.
  3. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản cổ tức ưu đãi phải trả của cổ phiếu ưu đãi mà bên phát hành không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu ưu đãi và cổ tức ưu đãi phải trả của cổ phiếu ưu đãi mà bên phát hành bắt buộc phải mua lại cổ phiếu ưu đãi tại một thời điểm xác định trong tương lai.
  4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp trình bày dòng tiền đối với khoản tiền chi cho vay và khoản tiền chi trả nợ gốc vay.
  5. Nêu sự khác biết giữa phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu khi kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết? (thí sinh làm rõ 4 điểm sau: (i) Giá trị khoản đầu tư; (ii) Ghi nhận lợi nhuận từ liên doanh, liên kết; (iii) Đánh giá lại tài sản thuần; (iv) Trình bày BCTC)

Câu 3 (2 điểm):

  1. Ngày 01/03/2017, nhập khẩu một dây chuyền sản xuất, giá CIF là 32.000 USD (bao gồm cả phụ tùng đi kèm), chưa thanh toán; thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH. Chi phí vận chuyển nội địa là 80.940.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí lắp đặt chạy thử là 15.000.000 đồng chi bằng tiền mặt, phụ tùng đi kèm trị giá 1.000 USD. Tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là 23.550 VND/USD; tỷ giá thực tế mua của ngân hàng là 23.450 VND/USD. Hãy xác định giá trị ghi nhận ban đầu của các tài sản? Xác định mức khấu hao nă 2017, biết thời gian sử dụng dự kiến là 15 năm.
  2. Công ty lắp thêm vào dây chuyền 1 bộ điều khiển tự động, trị giá 88.600.000 đồng, chi phí lắp đặt 5.000.000 đồng. Lắp đặt hoàn thành và bàn giao cho bộ phận sử dụng ngày 01/05/2018. Chi phí bảo dưỡng phát sinh năm 2018 là 6.500.000 đồng. Xác định giá trị của dây chuyền mới trình bày trên báo cáo tài chính năm 2018? Tính khấu hao năm 2018, biết dây chuyền mới dự kiến sử dụng trong 15 năm.

Câu 4 (2 điểm):

Công ty HB sở hữu 75% công ty HS từ tháng 7 năm 2015. Năm 2016, 2017 có các thông tin liên quan giữa 2 công ty như sau:

  1. Ngày 1/4/2016, công ty HB bán cho công ty HS hàng hóa X có giá vốn 4 tỷ đồng và giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 5 tỷ đồng. Công ty HS mua hàng hóa X về làm TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp có thời gian khấu hao 5 năm. Công ty HS chưa thanh toán cho công ty HB.
  2. Ngày 25/6/2017, công ty HS đã thanh toán cổ tức năm 2016 cho công ty HB là 3 tỷ đồng
  3. Ngày 1/10/2017, công ty HS bán cho công ty HB một lô hàng hóa có giá vốn 3 tỷ đồng và giá bán 3,6 tỷ đồng chưa có thuế GTGT 10%. Cuối năm 2017, công ty HB mới bán được 60% số lượng hàng mua của công ty HS ra ngoài.
  4. Ngày 1/11/2017, công ty HS tạm ứng cổ tức năm 2017 cho cổ đông với số tiền 5 tỷ đồng bằng TGNH.

Yêu cầu:

Lập bút toán điều chỉnh liên quan đến các thông tin nêu trên phục vụ cho lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016, 2017 của tập đoàn có công ty mẹ HB?

Câu 5 (2 điểm):

Công ty HC sản xuất sản phẩm X. Tháng 10 năm N có tài liệu như sau:

– Sô lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 100 sản phẩm. Tỷ lệ hoàn thành xét theo chi phí NVL là 60%, xét theo CPNCTT và chi phí SXC là 40%.

– Thông tin về chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí sản xuất như sau: (ĐVT: 1.000đ)

Khoản mục chi phí Chi phí SXDD đầu tháng Chi phí SXPS trong tháng
Chi phí NVL TT 372.000 4.620.000
Chi phí NCTT 126.000 1.360.000
Chi phí SXC 144.000 1.900.000

– Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 600 sản phẩm, kiểm nghiệm nhập kho 570 sản phẩm và hỏng 30 sản phẩm không sửa chữa được. Cuối tháng còn 150 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành về CP NVLTT là 80%, về chi phí chế biến là 60%; 50 sản phẩm hỏng mức độ chế biến hoàn thành về chi phí NVLTT 80% và các chi phí chế biến 60%. Công ty không thu hồi được phế liệu từ sản phẩm hỏng nên toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức được công nhân sản xuất bồi thường (trừ vào lương). Sản phẩm hỏng là sản phẩm mới sản xuất trong kỳ.

– Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ vượt mức bình thường 10%. Trong chi phí SXC, có chi phí SXC cố định 1.000.000, công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị sản xuất bằng 80% công suất bình thường.

Yêu cầu:

Lập báo cáo sản xuất sản phẩm X theo phương pháp nhập trước xuất trước?

Đề lẻ

Câu 1 (2 điểm):

  1. Trình bày khái niệm doanh thu. Trình bày các quy định về điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác. (1 điểm)
  2. Trình bày phương pháp kế toán mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trao đổi với 1 TSCĐ hữu hình không tương tự theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. (1 điểm)

Câu 2 (2 điểm):

(Bỏ qua tác động về thuế, thí sinh chỉ cần nêu cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính, không cần nêu các bút toán định khoản)

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận trị giá nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao trong định mức và trị giá nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hoa vượt mức bình thường?
  2. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí lãi vay liên quan trực tiếp trong thời gian đầu tư xây dựng công trình tại chủ đầu tư và tại nhà thầu thi công theo Thông tư 200/2006/TT-BTC.
  3. Nêu nội dung phản ánh và ý nghĩa của chỉ tiêu “Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ” và chỉ tiêu “Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.
  4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ và chi phí bảo hiểm cháy, nổ trong quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
  5. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp kế toán khi mang hàng tồn kho khi đi góp vốn vào doanh nghiệp khác và sử dụng hàng tồn kho để thanh toán khi mua lại phần vốn góp tại doanh nghiệp khác? Sự khác biệt trên báo cáo tài chính của bên được đầu tư như thế nào?

Câu 3 (2 điểm):

Công ty CP An Bình có tài liệu sau, công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: (Đơn vị tính: triệu đồng)

– Ngày 01/02/2016, công ty mua một máy thi công chuyên dụng, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 64.600, chi phí vận chuyển và lắp đặt là 200, phụ tùng đi kèm là 45, thời gian sử dụng dự kiến là 20 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, đã bàn giao sử dụng. Xác định giá trị ghi nhận ban đầu của các tài sản và tính khấu hao năm 2016.

– Ngày 01/10/2017, công ty trao đổi máy thi công trên lấy một tòa nhà văn phòng của công ty CP A&B, giá trị của tòa văn phòng được xác định là 51.000 (trong đó giá trị của nhà cửa là 31.000, giá trị quyền sử dụng đất là 20.000), công ty CP A&B thanh toán cho công ty CP An Bình 2.500 bằng chuyển khoản. Xác định giá trị ghi nhận ban đầu của tòa văn phòng, thu nhập và kết quả từ hoạt động trao đổi tài sản của công ty CP An Bình (bỏ qua các khoản thuế), chi phí phát sinh cho hoạt động trao đổi tài sản mà công ty CP AN Bình phải chịu là 75.

Câu 4 (2 điểm):

Công ty XT (sở hữu một số công ty con) mua 2.000.000 cổ phiếu phổ thông của CTCP ANT ngày 2/1/2016 với giá mua 64 tỷ đồng. Công ty XT đạt được quyền ảnh hưởng đáng kể trong công ty ANT. Tài sản thuần của công ty ANT tại 2/1/2016 là 240 tỷ đồng, bao gồm:

  • Vốn góp của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng (không có cổ phiếu ưu đãi)
  • Thặng dư vốn cổ phần: 120 tỷ đồng
  • Quỹ đầu tư phát triển: 20 tỷ đồng
  • Lợi nhuận chưa phân phối: 20 tỷ đồng

Tại ngày 2/1/2016, giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty ANT bằng nhau, trừ một TSCĐ hữu hình dùng cho quản lý doanh nghiệp có giá trị ghi sổ 20 tỷ đồng, giá trị hợp lý 25 tỷ đồng. Tài sản này có thời gian khấu hao còn lại là 10 năm.

Năm 2016, công ty ANT có lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng, đã chia cổ tức từ lợi nhuận năm 2015 là 16 tỷ đồng và 2016 là 10 tỷ đồng.

Năm 2017, công ty ANT có lợi nhuận sau thuế là 25 tỷ đồng, chưa chia cổ tức. Đồng thời, trong năm 2017 công ty XT bán cho công ty ANT một lô hàng có giá vốn 5 tỷ đồng và giá bán chưa thuế GTGT 10% là 6 tỷ đồng. Cuối năm 2017, công ty ANT chưa bán ra ngoài.

Yêu cầu: Tính toán và lập các bút toán điều chỉnh liên quan đến khoản đầu tư vào công ty ANT để cung cấp số liệu cho lập BCTC hợp nhất của tập đoàn XT năm 2016,2017?

Câu 5 (2 điểm): Công ty HC sản xuất sản phẩm X. Tháng 10 năm N có tài liệu như sau:

– Sô lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 80 sản phẩm. Tỷ lệ hoàn thành xét theo chi phí NVL là 70%, xét theo CPNCTT và chi phí SXC là 50%.

– Thông tin về chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí sản xuất như sau: (ĐVT: 1.000đ)

Khoản mục chi phí Chi phí SXDD đầu tháng Chi phí SXPS trong tháng
Chi phí NVL TT 347.200 3.024.000
Chi phí NCTT 84.000 1.000.000
Chi phí SXC 104.000 1.250.000

Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 500 sản phẩm, kiểm nghiệm nhập kho 480 sản phẩm và hỏng 20 sản phẩm không sửa chữa được. Cuối tháng còn 100 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành về CP NVL là 60%, về chi phí NCTT và chi phí SXC là 40%. Doanh nghiệp không thu hồi được phế liệu từ sản phẩm hỏng nên toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức được công nhân sản xuất bồi thường (trừ vào lương). Sản phẩm hỏng là sản phẩm mới sản xuất trong kỳ.

Yêu cầu:

Xác định khối lượng tương đương sản phẩm X theo phương pháp bình quân?

– Lập báo cáo sản xuất sản phẩm X theo phương pháp nhập trước xuất trước?

Đáp án tham khảo

Vui lòng liên hệ để đặt mua sách

Sách Tự ôn thi và giải đề CPA các năm

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page