Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA tham khảo môn Kiểm toán 2012 của kì thi kế toán kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự học và tham khảo nhé!
Tóm tắt
Đề chẵn
Câu 1:
Chuẩn mực kiểm toán số 260 yêu cầu: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải trao đổi các vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề quản trị đơn vị phát sinh khi kiểm toán báo cáo tài chính với những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán”.
Yêu cầu: Anh (Chị) hãy cho biết:
- Những vấn đề cần xem xét để trao đổi với những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán (chỉ cần trình bày 5 vấn đề chính).
- Các vấn đề cần trao đổi và hình thức trao đổi với. những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.
Câu 2:
- Theo chuẩn mực kiểm toán số 560, thế nào là sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính? Các loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa số kế toán lập báo cáo tài chính?
- Trình bày trách nhiệm và nội dung công việc mà kiểm toán viên cần thực hiện đối với loại sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán và sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính.
Câu 3 :
Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2011 của Công ty Nam Phong, Công ty kiểm toán Thủy Tiên nhận thấy:
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang lũy kế đến ngày 31/12/2011 của Công ty Nam Phong được ghi nhận trên báo cáo tài chính là 800.000.000 đồng, trong đó bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm 2011 với sổ tiền 170.000.000 đồng. Kiểm toán viên chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích họp về xác nhận các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản như đã nêu trên.
Theo Anh (Chị) Công ty kiểm toán Thủy Tiên có thể đưa ra loại ý kiến nào về báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2011 của Công ty Nam Phong? Tại sao? Anh (Chị) hãy viết đoạn trình bày ý kiến của kiểm toán viên cho các trường họp có thể đưa ra ý kiến đôi với tình huống xảy ra nêu trên?
Câu 4 :
Báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2011 của Công ty vận tải Hải Âu được kiểm toán viên thực hiện kiểm toán từ ngày 25/01/2012. Qua kiểm tra, kiểm toán viên có được bằng chứng về một số trường hợp sau:
- Một tàu vận tải của công ty nguyên giá 12.000 triệu đồng, đã khấu hao 5.000 triệu đồng. Ngày 20/01/2012 bị vỡ do va phải đá ngầm ngoẵi khơi, khả năng trục vớt là không khả thi.
- Một tòa nhà văn phòng do công ty tự xây lắp đã bàn giao vào sử dụng đầu tháng 12/2011. Tuy nhiên Công ty chỉ mới ghi nhận nguyên giá theo giá tạm tính là 1.800 triệu đồng. Cho đến ngày 22/01/2012 mới quyết toán chính thức với tổng trị giá là 2.400 triệu đồng.
Yêu cầu: Anh (Chị) hãy:
- Phân tích để làm rõ từng trường hợp trên thuộc loại sự kiện gì, ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính năm 2011 của công ty và nêu ra kiến nghị của kiểm toán viên đối với Công ty vận tải Hải Âu cho từng trường hợp.
- Giả thiết kiến nghị về trường hợp 1 không được công ty chấp nhận, hãy xác định loại ý kiến nhận xét cần đưa ra trong báo cáo kiểm toán và viết đoạn chủ yếu của ý kiến nhận xét đó.
Câu 5 :
Kiểm toán viên (KTV) Lân được giao phụ trách hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kể toán kết thúc ngày 31/12/20×1 của Công ty Bình Minh. Bình Minh là Công ty kinh doanh các mặt hàng điện tử. Trong quá trình kiểm toán, một số sự kiện sau làm KTV Lân chú ý:
- Vào ngày 21/10/20×1, một khách hàng đã khởi kiện Công ty Bình Minh do Bình Minh vi phạm hợp đồng. Ngày 15/01/20×2, Tòa án đã xử sơ thẩm buộc Công ty Bình Minh phải bồi thường cho khách hàng 200 triệu. Công ty chỉ chấp nhận bồi thường 100 triệu đồng nhưng khách hàng không đồng ý. Vì cho rằng mức bồi thường không họp lý, Công ty Bình Minh đã kháng án lên tòa án cấp cao hơn. Cho đến ngày chuẩn bị phát hành báo cáo kiểm toán, Tòa án vẫn chưa xử phúc thẩm. Theo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp lý, Công ty Bình Minh có thể chỉ phải bồi thường cho khách hàng là 100 triệu đồng. Các thông tin này không được trình bày trên báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/20×1 vì Ban Giám đốc Công ty Bình Minh cho rằng sự kiện này xảy ra trong năm 20×2
- Khi gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp A, KTV Lân đã phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và thư xác nhận như sau:
– Số dư trên sổ chi tiết của đơn vị về nhà cung cấp A là 500 triệu đồng.
– Số dư trên thư xác nhận của nhà cung cấp A là 550 triệu đồng.
Qua kiểm tra, bước đầu KTV Lân phát hiện chênh lệch trên là do:
Công ty Bình Minh chi trả 50 triệu đồng cho nhà cung cấp A vào ngày 31/12/20×1 nhưng chưa được nhà cung cấp A ghi nhận.
Một lô hàng mua của nhà cung cấp A, đã nhập kho vào ngày 30/12/20×1 nhưng chưa nhận hóa đơn nên kế toán chưa ghi nhận vào số kế toán, trị giá là 50 triệu đồng.
Công ty Bình Minh đã chấp nhận ghi bổ sung nghiệp vụ mua hàng chưa nhận hóa đơn trị giá 50 triệu đồng vào sổ kế toán. Kế toán trưởng cho rằng bút toán điều chỉnh này đã làm cho số dư trên sổ kế toán phù họp với thư xác nhận công nợ.
- Trong thuyết minh BCTC do Công ty Bình Minh công bố thì không có sự kiện trọng yểu nào phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Tuy nhiên, trong báo cáo của Hội đồng quản trị cho thấy vào ngày 3/01/20×2, một cơn lũ đã xảy ra làm một số hàng tồn kho bị hư hỏng nặng, giá trị hàng tồn kho bị thiệt hại ước tính 500 triệu đồng.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy cho biết:
- Các sai sót của Công ty Bình Minh (nếu có) trong mỗi tình huống nói trên. Hãy nêu cách thức xử lý về mặt kế toán mà anh/chị cho là phù hợp trong mỗi trường họp trên.
- Loại ý kiến nào mà kiểm toán viên có thể phát hành nếu giả sử Công ty Bình Minh không chấp nhận cách xử lý về mặt kế toán mà Anh (Chị) đề xuất. Giả thiết các tình huống trên là các tình huống độc lập và giả sử ngoài vấn đề nêu trên, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Đề lẻ
Câu 1 :
- Hãy nêu tên các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán và trình bày tóm tắt nội dung của từng phương pháp.
- Trình bày thủ tục công việc xin “xác nhận” đối với nợ phải thu cuối kỳ và sử dụng kết quả xác nhận đó. Trường hợp không có được phúc đáp thư yêu cầu xác nhận từ các người mua, kiểm toán viên cần áp dụng các thủ tục thay thế chủ yếu nào?
Câu 2 :
Trong nhiều trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải sử dụng tư liệu của những chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan nhàm hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.
Yêu cầu:
- Anh (Chị) hãy lấy một ví dụ về việc phải sử dụng tư liệu của chuyên gia và giải thích tại sao cần phải sử dụng trong trường họp ấy?
- Anh (Chị) hãy trình bày những vấn đề cơ bản có liên quan tới việc sử dụng tư liệu của chuyên gia trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, kể cả những yêu cầu trong việc dẫn chứng công việc của họ trong báo cáo kiểm toán.
Câu 3 :
Kiểm toán viên (KTV) An được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho cho Công ty Ngọc Bình cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/20×1. Ngọc Bình là công ty thương mại kinh doanh các dụng cụ nhà bếp và phòng ăn (chén, đĩa, ly, tách, chảo, nồi,…). Hàng tồn kho bao gồm nhiều chủng loại, giá trị không cao. Công ty Ngọc Bình chỉ có một kho hàng duy nhất đặt tại trụ sở chính của công ty, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạch toán hàng tồn kho.
Vào ngày 31/12/20×1, KTV An đã tham gia kiểm kê hàng tồn kho. Dưới đây là một số thông tin được KTV An ghi nhận:
- Một ngày trước ngày tiến hành kiểm kê, Công ty Ngọc Bình chuyển cho KTV An kế hoạch và chỉ dẫn về kiểm kê, tuy nhiên kế hoạch này khá sơ sài*
- Khi tiến hành kiểm kê, KTV An nhận thấy kho hàng không được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, khá nhiều mặt hàng có trên báo cáo hàng tồn kho nhưng không tìm ra chúng trong kho. Cùng một loại hàng tồn kho nhưng được tỉm thấy ở nhiều vị trí khác nhau trong kho hàng. Một số thùng hàng không được dán nhãn đúng như loại hàng chứa đựng bên trong.
- Cuộc kiểm kê được tiến hành khá vội vã và không đủ nhân viên để có thể kiểm kê hết các mặt hàng. Các mặt hàng -ưu tiẻn chọn để kiểm kê phần lớn là các mặt hàng cùng loại với đợt kiểm kê sáu (6) tháng đầu năm.
- Công ty không đánh số thứ tự trước các phiếu kiểm kê, do vậy KTV An không biết được số lượng phiếu kiểm kê đã phát ra và đã thu hồi.
- Sau khi kiểm kê, KTV An phát hiện khá nhiều mặt hàng có chênh lệch trọng yếu giữa số liệu trên sổ kế toán và số liệu thực tể.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy:
- Giải thích vì sao thủ tục chứng kiến kiểm kê là thủ tục quan trọng trong kiểm toán hàng tồn kho.
- Cho biết các yếu kém của công ty Ngọc Bình về hệ thống kiểm soát nội bộ, về cuộc kiểm kê và ảnh hưởng của sự yếu kém này đến thông tin trình bày trên BCTC.
- Cho biết các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thực hiện nhằm đảm bảo giá trị hàng tồn kho trình bày trên BCTC là trung thực, họp lý và giá gốc không cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Câu 4 :
Báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2011 của Công ty Hoàng Nam được kiểm toán viên thực hiện kiểm toán từ ngày 25/01/2012. Qua kiểm tra, kiểm toán viên có được bằng chứng về một so trường họp sau:
- Một lô hàng của công ty bị kém phẩm chất và nguy cơ sụt giảm giá. Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho lô hàng này với số tiền 750 triệu đồng. Lô hàng này đã được bán vào ngày 15/01/2012 với giá thấp hơn giá gốc 500 triệu đồng.
- Theo tìm hiểu, kiểm toán viên được biết: Cuối năm 2011, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu một phân xưởng sản xuất do không thế xử lý được ô nhiễm môi trường sẽ phải di dời đến địa điểm khác trong quý 1/2012. Neu phải di dời, công ty sẽ phải chi một khoản tiền lớn cho công việc nói trên. Tuy nhiên sự kiện này chưa thấy thể hiện trong báo cáo tài chính năm 2011.
Yêu cầu:
- Phân tích để chỉ rõ từng trường hợp trên thuộc ỉoại sự kiện gì, ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính năm 2011 của công ty và nêu ra kiến nghị của kiểm toán viên đối với Công ty Hoàng Nam cho từng trường hợp.
- Giả thiết kiến nghị về trường hợp 1 không được Công ty Hoàng Nam chấp nhận, hãy xác định loại ý kiến nhận xét cần đưa ra trong báo cáo kiểm toán và viết đoạn chủ yếu của ý kiến nhận xét đó.
Câu 5 :
Kiểm toán viên Hiếu được giao lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/200X của Công ty Hải Hà. Công ty này chuyên sản xuất và bán buôn các mặt hàng thực phẩm ăn nhanh. Kiểm toán viên Hiếu tiến hành tìm hiểu khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và đã thu thập được một số thông tin của hàng tồn kho như sau:
Số dư hàng tồn kho cuối kỳ dự kiến vào ngày 31/12/200X như sau:
– Nguyên vật liệu:1.900 triệu đồng
– Sản phẩm dở dang:1.030 triệu đồng
– Thành phẩm:2.080 triệu đồng
– Công cụ, dụng cụ:80 triệu đồng
Tổng cộng: 5.090 triệu đồng
Tổng giá trị tài sản của Công ty là 20.360 triệu đông
Công ty sử dụng giá thành kế hoạch để hạch toán thành phấm nhập kho. Thành phẩm được sản xuất tập trung ở một số nhà máy và sau đó chuyển đến 30 kho hàng do công ty thuê rải rác trên khắp cả nước. Các kho hàng do công ty” thuê, trong thời gian ít hàng thì công ty lại cho công ty khác thuê lại. Nguyên vật liệu để sản xuất của Công ty là những thứ dễ ẩm mốc và hỏng nếu bảo quản lâu.
Vào ngày khóa sổ, tất cả kho hàng và nhà máy đều ngừng hoạt động để kiểm kê. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong năm 200X, đo nhu cầu về sản phẩm của công ty trên thị trường giảm sút nên công ty đã ngừng sản xuất một số loại sản phẩm.
Yêu cẩu:
Anh (Chị) hãy xác định các cơ sở dẫn liệu chủ yếu đối với hàng tồn kho của Công ty Hải Hà? Theo Anh (Chị) trong các cơ sở dẫn liệu do Anh (Chị) nêu ra thì việc xác minh cơ sở nào ỉà phức tạp nhất? Vì sao?
Đáp án tham khảo
Vui lòng liên hệ mua sách
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040