Đề thi CPA Môn Luật 2011 Có đáp án tham khảo

505

Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA và Đáp án tham khảo môn Luật năm 2011 của kỳ thi kế toán và kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự ôn thi.

Tóm tắt

Đề thi CPA – Tổng hợp theo dạng bài môn Luật

Đề chẵn

Câu 1 (2 điểm):

So sánh doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu từ đó nêu những ưu, nhược điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp này.

Câu 2 (2 điểm)

Các điều kiện có hiệu lực của họp đồng trong kinh doanh, thưong mại và biện pháp xử lý đối với hợp đồng không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực.

Câu 3 (2 điểm)

An là công dân Việt Nam không trong trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, có nhu cầu đầu tư vốn thành lập loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu. Nguyện vọng của An là doanh nghiệp đáp ứng được các yêu câu sau:

  • Có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là chủ tịch doanh nghiệp và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong kinh doanh.

Yêu cầu:

  1. Anh (chị) hãy lựa chọn cho An loại hình doanh nghiệp phù hợp và giải thích tại sao.
  2. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đó có được tăng, giảm vốn điều lệ không?
  3. Doanh nghiệp đó có được phát hành chứng khoán để huy động vốn từ công chúng không?

Câu 4 (2 điểm)

Khởi và Nghiệp thỏa thuận cùng góp vốn thảnh lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên “Khởi Nghiệp”, kinh doanh vật liệu xây dựng, trụ sở chính đặt tại Quận Thanh Xuân, thành phố Hà nội. Sau 3 năm hoạt động, các thành viên quyết định giải thể công ty. Tuy nhiên, các thành viên lại không thỏa thuận được các nội dung trong việc giải thê công ty, dân đên mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong công ty và gây khó khăn trong hoạt động của công ty.

Yêu cầu:

Anh/chị cho biết ỷ kiến của mình về các vấn đề sau:

  1. Tranh chấp giữa các thành viên của công ty Khởi Nghiệp trong việc giải thể công ty có phải là tranh chấp kinh doanh, thương mại không? Tại sao?
  2. Nếu các thành viên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?
  3. Điều kiện để công ty Khởi Nghiệp được giải thể. Cơ quan nào có thẩm quyền xóa tên công ty Khởi Nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh theo thủ tục giải thể?

Câu 5: (2 điểm)

Minh, Vân, Thành cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Thắng Lợi. Ngày 15/4/2009, công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Vốn điềú lệ đăng ký là 1 tỷ đồng, trong đó: Minh góp 400 triệu, Vân và Thành mỗi người góp 300 triệu.

Các thành viên nhất trí cử Minh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Vân làm Tổng giám đốc, còn Thành làm Phó Tổng giám đốc.

Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Vân không có năng lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cũng là người góp nhiều vốn nhất trong công ty, Minh đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc của Vân và bổ nhiệm Thành là Tổng giám đốc mới.

Vân không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệụ của Ngân hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Vân đã đem số tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) và nêu rõ cơ sở pháp lý cho lập luận của mình đối với các câu hỏi sau đây:

  1. Quyết định cách chức Tổng giám đốc của Vân và bổ nhiệm Thành là Tổng giám đốc mới? .
  2. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Thắng Lợi?

Đề lẻ

Câu 1 (2 điểm):

Chủ thể đầu tư ra nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đầu tư. 

Câu 2 (2 điểm)

Các hình thức thực hiện, mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Luật Thương mại năm 2005. 

Câu 3 (2 điểm)

A, B, C đều có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề do Bộ Tài chính cấp, có nhu cầu cùng góp vốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập. Họ muốn thành lập công ty có trụ sở chính đặt tại Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và công ty đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Công ty có tư cách pháp nhân;
  • Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh;
  • Các thành viên đều được quyền hoạt động nhân danh công ty;
  • Hạn chế người khác tham gia vào công ty để quản lý, điều hành công ty

Yêu cầu:

  1. Anh (chị) hãy lựa chọn cho A, B, C loại hình công ty phù hợp và giải thích lại sao
  2. Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, A, B, C hoặc đại diện theo ủy quyền của họ phải nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nào? Ở đâu? 

Câu 4 (2 điểm)

Hộ kinh doanh A thuê công ty cổ .phần B vận chuyển một số đồ gỗ cho mình với trị giá hợp đồng là 70 triệu đồng. Do vi phạm về thời hạn vận chuyển, số đồ gỗ của hộ kinh doanh A đã bị trả lại theo một hợp đồng mua bán với công ty trách nhiệm hữu hạn C và phải chịu bồi thường cho công ty trách nhiệm hữu hạn C là 80 triệu đồng.

  1. Hãy xác định các chế tài có thể được áp dụng đối với công ty cổ phần B. Nêu rõ căn cứ pháp lý của việc xác định các chế tài đó.
  2. Giả sử, trong hợp đồng, hộ kinh doanh A và công ty cổ phần B có thỏa thuận: mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Hãy xác định giá trị pháp lý của điều khoản đó. 

Câu 5: (2 điểm)

Châu, Lan, Đông, Mai cùng góp vốn thành lập công ty TNHH An Bình. Châu cam kết góp vào công ty 200 triệu, nhưng sau náy trên thực tế Châu chỉ góp 100 triệu. Lan góp vốn bằng một chiếc ô tố được định giá là 300 triệu, mặc dù giá trị thực tế của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Đông góp vốn bằng một ngôi nhà được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê ngôi nhà cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Lan và Đông làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty. Các thành viên đã thoả thuận phân công Đông làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty.

Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Bình đã bị thua lỗ nặng nề. Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng.

Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Đông đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công ty và góp thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan này đã không chấp thuận. Đông nhờ Luật sư tư vấn và Luật sư đã khuyên Đông và công ty An Bình nên ký một hợp đồng mua bán nhà.

  1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Bình như trên có hợp pháp không? Vì sao?
  2. Đông có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên khác không phản đốihay không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý cho lập luận của mình.

Đáp án tham khảo

Vui lòng liên hệ để đặt mua sách

Sách Tự ôn thi và giải đề CPA các năm

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page