Đề thi CPA Môn Luật 2023 Có đáp án tham khảo

1670

Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA và Đáp án tham khảo môn Luật năm 2023 của kỳ thi kế toán và kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự ôn thi.

Tóm tắt

Đề thi CPA – Tổng hợp theo dạng bài môn Luật

Đề chẵn

Câu 1 (2 điểm): Một nhà đầu tư Đài Loan xin thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng tổ hợp sản xuất, nhân và lai tạo giống Gà, Bò, Lợn công nghệ cao tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trên diện tích đất 50 ha.

Yêu cầu:

  1. Dự án có phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư hay không? Thẩm quyền chấp thuận chủ trương của cơ quan nào? Dự án có phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan nào? (Nêu căn cứ pháp lý)
  2. Phân tích các ưu đãi đầu tư cho dự án.

 

Câu 2 (2 điểm):

Công ty cổ phần Hoạt Bát có vốn điều lệ là 60 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông là ông Ba (chiếm 30% vốn điều lệ), ông Bốn (chiếm 30% vốn điều lệ) và công ty TNHH một thành viên Năm Sao (chiếm 40% vốn điều lệ). Sau một thời gian kinh doanh, đến tháng 4/2023, ông Ba chẳng may bị tai nạn qua đời. Biết tổng tài sản của công ty Hoạt Bát tại thời điểm này là 66 tỷ đồng, công ty có các khoản nợ nhà nước là 28 tỷ đồng, nợ chủ nợ không có tài sản bảo đảm là 36 tỷ đồng, công ty không nợ lương và các khoản nợ đối với người lao động.

Yêu cầu:

  1. Hãy nêu các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020?
  2. Công ty cổ phần Hoạt Bát có thể bị giải thể trong trường hợp nào?
  3. Sau khi giải thể cổ đông có được chia số tài sản còn lại không? Mỗi cổ đông được chia bao nhiêu?

 

Câu 3 (2 điểm):

Công ty TNHH Hồng Ngọc (sau đây gọi là công ty Hồng Ngọc) gồm có 2 thành viên là bà Hồng (Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc) và bà Ngọc. Công ty có trụ sở tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Sau 5 năm hoạt động, công ty liên tục bị thua lỗ. Đến nay, công ty TNHH Hồng Ngọc không có khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn 1 năm là 5 tỷ đồng (nợ không có tài sản bảo đảm) mặc dù các chủ nợ đã nhiều lần yêu cầu trả nợ. Ngoài ra, công ty nợ lương người lao động 1 tỷ đồng đã quá hạn 6 tháng và công đoàn cơ sở đã nhiều lần gởi đơn đề nghị công ty trả lương mà không được giải quyết. Công ty hiện không nợ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước. Trước áp lực trả nợ, bà Ngọc đã nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân.

Yêu cầu:

  1. Các chủ thể nào có quyền nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công DV TNHH Hồng Ngach
  2. Bà Ngọc và bà Hồng có nghĩa vụ nộp Đơn yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản không? Tại sao?
  3. Trong trường hợp công ty TNHH Hồng Ngọc không còn tiền hay tài sản, tỏa ăn có thẩm quyền có thể giải quyết phá sản công ty Hồng Ngọc theo thủ tục rút gọn. được không? Tại sao?

 

Câu 4 (2 điểm)

Công ty A có chức năng kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, trụ sở tại huyện L, thành phố H. Tháng 3/2023, công ty A nhận vận chuyển cho công ty H (trụ sở tại thành phố H, tỉnh Q) một lô hàng từ cảng Incheon, Hàn Quốc về cảng HP. Giá trị của hợp đồng vận chuyển là 2.800usd/container 40feet. Hàng hoá được xếp lên tàu tại cảng Incheon ngày 26/3/2023 và về tới cảng HP chậm nhất là sau 30 ngày kể từ thời điểm hàng hoá đã được bốc xếp lên tàu. Mọi vi phạm hợp đồng xảy ra giữa các bên được giải quyết bởi Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Ngày 23/4/2023, hàng hoá về tới cảng HP, công ty H làm thủ tục thông quan và phát hiện hàng hoá bị thiếu hụt tới 30% nên giữa ty H và công ty A phát sinh tranh chấp.

Hãy cho biết:

  1. Thoả thuận về giải quyết tranh chấp giữa các bên có hợp pháp không? Vì sao? Giả định, các bên không thoả thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp, hãy cho biết
  2. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên không? Vì sao?
  3. Trường hợp công ty H muốn khởi kiện vụ án ra toà. Hãy xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

 

Câu 5 (2 điểm)

Ông A3 và công ty BC ký hợp đồng lao động làm công nhân may (có thời hạn từ 01/01/2021 đến 31/12/2021) với tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 5,0 triệu đồng/tháng. Trước đó, Công ty ký hợp đồng thử việc 30 ngày với tiền lương 4,5 triệu) tháng. Sau khi hợp đồng trên hết hạn, hai bên tiếp tục giao kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng thứ 2 (có thời hạn từ 01/01/2022 đến 31/12/2022), với tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 6,0 triệu đồng/tháng. Khi hợp đồng thứ 2 hết hạn, hai bên lại tiếp tục ký hợp đồng lao động thứ 3 (có thời hạn từ 01/01/2022 đến 31/12/2023) với tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 8,0 triệu đồng/tháng. Đến ngày 01/02/2023 hai bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động thứ 3, nâng mức tiền lương của ông A3 thành 10 triệu đồng/tháng. Ngày 01/10/2023, do thay đổi cơ cấu công nghệ dẫn đến phải thu hẹp sản xuất, giảm bớt nhân lực, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Yêu cầu:

  1. Việc ký kết các hợp đồng lao động với thời hạn trên có phù hợp pháp luật không? Tiền lương thử việc có hợp pháp không? Nếu căn cứ pháp lý.
  2. Trong tình huống trên, ông A3 có được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm? Vì sao? Hãy tính số tiền trợ cấp mà ông A3 được hưởng. Biết rằng người lao động chưa được đóng bảo hiểm thất nghiệp

Đề lẻ

Câu 1 (2 điểm): Một nhà đầu tư Nhật Bản muốn thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản để đầu tư dự án trồng Dâu tây tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trên diện tích đất 200 ha.

Yêu cầu:

  1. Dự án có phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư không? Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc cơ quan nào? Dự án có phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan nào? (Nêu căn cứ pháp lý)
  2. Phân tích các ưu đãi đầu tư cho dự án.

Câu 2 (2 điểm):

Ông A, ông B, ông C và ông D là bạn học đại học, sau một thời gian tốt nghiệp đã tích lũy được một số kinh nghiệm và vốn nên tháng 11/2018 có thỏa thuận mỗi người góp 500 triệu đồng tiền mặt cùng để thành lập một công ty cổ phần sản xuất gạch xây dựng không nung (lấy tên là CTCP gạch xây dựng Bàn Thạch), đặt trụ sở chính tại phố H, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đến tháng 4/2020, Công ty TNHH xây dựng Tươi Sáng (vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh là xây dựng nhà các loại, báo cáo tài chính năm 2019 ghi nhận tổng tài sản là 2 tỷ đồng) muốn sáp nhập vào CTCP gạch xây dựng Bản Thạch. Đến thời điểm này, tổng tài sản của công ty Bàn Thạch là 3 tỷ đồng.

Yêu cầu:

  1. Việc sáp nhập này có tiến hành được không? Tại sao?
  2. Sau khi sáp nhập, công ty TNHH xây dựng Tươi Sáng còn tồn tại không? Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH xây dựng Tươi Sáng được giải quyết như thế nào?
  3. Hãy xác định vốn điều lệ, tổng tài sản, ngành nghề kinh doanh của công ty Bàn Thạch sau khi nhận sáp nhập?

Câu 3 (2 điểm):

Ngày 08/06/2019, công ty Giang Ngọc nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Bổ Ích tại Tòa án nhân dân thị xã U với lý do công ty Bổ Ích đã nợ công ty Giang Ngọc số tiền 22 tỷ đồng. Theo hợp đồng số GN-BI-01 ngày 28/3/2017, ngày thanh toán cuối cùng số tiền trên là ngày 31/12/2018.

Yêu cầu:

  1. Anh/chị hãy trình bày điều kiện để Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty Giang Ngọc đối với công ty Bổ Ích?
  2. Giả sử Tòa án nhân dân thị xã U ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Bổ Ích. Tuy nhiên, công ty này mong muốn phục hồi sản xuất kinh doanh nên đã đệ trình phương án phục hồi kinh doanh. Theo Luật Phá sản năm 2014, hãy nêu các biện pháp để phục hồi kinh doanh?
  3. Giả sử Tòa án nhân dân thị xã U ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Bổ Ích. Hãy nêu điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của công ty Bổ Ích?

Câu 4 (2 điểm):

Công ty cổ phần X (công ty X) có trụ sở tại huyện N tỉnh HY, được thành lập tháng 10/2012. Công ty có 02 tỷ đồng là vốn điều lệ, do 4 cổ đông là A, B, C, D sáng lập, phần vốn góp của mỗi cổ đông vào công ty chiếm 25% vốn điều lệ trong công ty.

Tháng 10/2022, ông A đã thoả thuận bán phần tài sản của mình trong công ty cho ông K với giá 3 tỷ. Hai ông không có thoả thuận gì về điều khoản giải quyết tranh chấp. Ngay sau khi các bên ký vào biên bản thoả thuận, ông K đã thanh toán cho ông A đủ 3 tỷ đồng.

Tháng 12/2022, công ty X tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua báo cáo tài chính và phương án phân chia lợi nhuận. Ông A vẫn tham gia cuộc họp này và không có thông báo gì với ông K. Khi biết công ty X đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông mà mình không được triệu tập, ông K đã thông báo với công ty X về việc mình đã là cổ đông thay cho ông A. Tuy nhiên, công ty X không chấp nhận yêu cầu này của ông K vì cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần giữa ông A và K không phù hợp với quy định của pháp luật. Ông K muốn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài thương mại TL để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hãy cho biết:

  1. Trung tâm trọng tài thương mại TL có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không?
  2. Giả sử ông K muốn khởi kiện vụ tranh chấp đến toà án, hãy xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên? Giải thích?
  3. Ông K đã trở thành cổ đông của công ty X hay chưa? Vì sao? Được biết ông K hiện đang cư trú tại thành phố V, tỉnh N; ông A cư trú tại quận C, thành phố H.

Câu 5 (2 điểm):

Ông Y là nhân viên bảo vệ – phòng Hành chính quản trị tại Ngân hàng B từ ngày 01/5/2019. Đến ngày 23/9/2023 thì Ngân hàng ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động theo nguyện vọng của ông Y. Thời gian làm việc của ông Y là 12 giới ngày, 7 ngày tuần. Ông Y cũng như các báo vệ khác không được nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tết mà chỉ được nghỉ 12 ngày phép năm. Nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng lao động số 480/HĐLĐ-NHB: Thời gian làm việc theo ca trực, thời gian làm việc cụ thể sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ phù hợp với tình hình của ngân hàng; Mức lương: bậc 1 hệ số 1,65.

Mức lương sẽ được người sử dụng lao động điều chỉnh phù hợp theo vị trí công tác, năng lực và công việc thực hiện của người lao động (tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tương ứng 4.680.000/tháng, tiền lương thực lãnh khoảng 10.100.000/tháng bao gồm cả tiền làm thêm giờ và bồi dưỡng trực ca); Được phân công làm việc theo ca trực do yêu cầu công tác, được tính lương theo thời gian làm việc trong đó gồm: (i) Lương cơ bản là lương trong ngày làm việc bình thường trả theo tháng theo quy định, được xác định trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ, (ii) Lương ngoài giờ: tính theo thời gian làm ngoài giờ trong các ngày làm việc bình thường, trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng theo quy định. Ông Y cho rằng ngân hàng chỉ mới trả mình số tiền lương làm việc bình thường (8h/ngày) mả chưa trả số tiền lương làm thêm giờ. Ông Y yêu cầu ngân hàng thanh toán số tiền lương làm thêm giờ từ 2019 đến khi chấm dứt Hợp đồng lao động là 500.000.000đ. Yêu cầu:

  1. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của ngân hàng B có phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
  2. Cách tính tiền lương của Ngân hàng B cho ông Y có phù hợp qui định pháp luật không? Ông Y có được thanh toán số tiền làm thêm giờ theo yêu cầu không? Vì sao?

Đáp án tham khảo

Vui lòng liên hệ để đặt mua sách

Sách Tự ôn thi và giải đề CPA các năm

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page