Đề thi CPA môn TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH NÂNG CAO 2019

789

Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA tham khảo môn Tài chính và quản lí tài chính nâng cao 2019 của kì thi kế toán kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự học và tham khảo nhé!

Tóm tắt

Đề thi CPA – Tổng hợp theo dạng bài môn Tài chính

Đề chẵn

Câu 1 (2 điểm)

Có ý kiến cho rằng, phát hành cổ phiếu phổ thông là một phương thức huy động vốn hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp? Anh/chị có bình luận gì về ý kiến này. Khi một doanh nghiệp quyết định giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nâng tỷ lệ nợ lên thì phải cân nhắc các yếu tố gì?

Câu 2 (2 điểm)

Thông tin về tỷ suất sinh lời của 2 cổ phiếu Alpha và Beta ứng với các diễn biển khác nhau của nền kinh tế được giả định như sau:

Tình trạng kinh tế Xác suất Tỷ suất sinh lời của Alpha Tỷ suất sinh lời của Beta
Bùng nổ 30% 18% 5%
Tăng trưởng bình thường 55% 14% 8%
Suy thoái 15% -5% 12%
  1. Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của cổ phiếu Alpha.
  2. Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của cổ phiếu Beta.
  3. Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan của tỷ suất sinh lời giữa hai chứng khoán trên.

Câu 3 (2 điểm)

Năm 2019, công ty A có doanh thu bằng 1.500 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế bằng 12% doanh thu. Dựa trên kết quả đó, công ty dự báo nhu cầu tài chính cho năm 2020 biết rằng: Doanh thu dự tính tăng 10% so với năm 2019. Sự gia tăng này sẽ khiến tổng tài sản lưu động của công ty tăng thêm một lượng bằng 20% doanh thu (cùng năm đó) và các khoản phải trả, phải nộp ước tính cũng tăng thêm bằng 13% so với doanh thu năm 2020. Công ty dự định đầu tư thêm 170 tỷ VNĐ giá trị tài sản cố định so với năm 2019. Công ty duy trì chính sách giữ lại 50% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và không phát hành cổ phiếu mới. 

  1. Xác định nhu cầu đầu tư tổng tài sản tăng thêm của công ty A vào năm 2020 so với năm 2019?
  2. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư mới như vậy, trong năm 2020 công ty cần huy động vốn thêm bao nhiêu tỷ VND? Căn cứ vào các giả định ban đầu, định hướng nguồn trang trải nhu cầu vốn tăng thêm trong năm 2020?
  3. Dựa trên kết quả đã tính được về nhu cầu huy động vốn tăng thêm, ban lãnh đạo công ty A quyết định lựa chọn nguồn tài trợ từ bên ngoài là vay ngân hàng. Tuy vậy, công ty cũng mong muốn tỷ lệ giữa tài sản lưu động tăng thêm và nợ ngắn hạn tăng thêm không vượt quá 1,3 lần để không ảnh hưởng tới khả năng thanh toán hiện hành. Vậy công ty cần phân bổ tỷ trọng vay ngắn hạn và dài hạn trong tổng giá trị vay mới năm 2020 bằng bao nhiêu để đáp ứng các mục tiêu nêu trên?

Câu 4 (2 điểm):

Giả sử công ty của bạn cần huy động 50 tỷ đồng để tài trợ cho 1 dự án đầu tư mới và công ty muốn phát hành trái phiếu để tài trợ cho mục đích đầu tư này. Dự kiến trái phiếu sẽ có kỳ hạn 30 năm. Nếu tỷ suất sinh lợi đòi hỏi đối với đợt phát hành trái phiếu này của công ty bạn là 6 phần trăm một năm, và bạn được giao đánh giá 2 phương án phát hành như sau:

  • Phương án 1: Phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ có lãi suất coupon bằng lãi suất thị trường hiện hành (6 phần trăm/năm), trả lãi một năm 1 lần.
  • Phương án 2: Phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ.

Cả hai trái phiếu đều có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Thuế suất thuế thu nhập của công ty bạn là 20%. Hỏi:

  1. Đề có thể huy động được 50 tỷ đồng, nếu chọn Phương án 1, công ty bạn sẽ phải phát hành bao nhiêu trái phiếu trả lãi định kỳ? Hoặc bao nhiêu trái phiếu không trả lãi định kỳ nếu chọn Phương án 2? (Giả sử không có chi phí phát hành).
  2. Vào năm đáo hạn trái phiếu (năm thứ 30), số tiền chi trả cho trái phiếu là bao nhiêu nếu công ty bạn phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ? Và nếu phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ thì con số này sẽ là bao nhiêu?

Câu 5 (2 điểm)

Công ty cổ phần HLC từ đang xem xét hai dự án loại trừ lẫn nhau. Cả hai dự án đều cần vốn đầu tư ban đầu là 10.000 triệu đồng và đều có mức rủi ro trung bình. Dự án A có tuổi thọ dự kiến là 2 năm với dòng tiền hoạt động ròng sau thuế lần lượt là 6.000 triệu đồng và 8.000 triệu đồng vào cuối năm 1 và 2. Dự án B có tuổi thọ dự kiến là 4 năm với dòng tiền hoạt động ròng sau thuế đều nhau vào cuối mỗi năm là 4.000 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của công ty là 10%. Yêu cầu:

  1. a) Nếu 2 dự án độc lập nhau, dự án nào sẽ được chọn theo tiêu chuẩn NPV và IRR?
  2. b) Nếu 2 dự án được lặp đi lặp lại và dòng tiền dự án không thay đổi, dự án nào sẽ được chọn khi thẩm định theo phương pháp thay thế (bội số chung nhỏ nhất về thời gian)?
  3. c) Nếu 2 dự án không lặp đi lặp lại thì dùng phương pháp thẩm định nào? Dự án nào sẽ được chọn?

Đề lẻ

Câu 1 (2 điểm):

Thuê tài chính là gì? Thuê tài chính có những đặc điểm gì khác với thuê hoạt động? So với việc đi vay thông thường, việc sử dụng thuê tài chính trong doanh nghiệp có những ưu điểm gì? Theo anh/chị, doanh nghiệp cần cân nhắc điều gì khi đi thuê tài chính so với việc đi vay?

Câu 2 (2 điểm): 

Một nhà đầu tư dự định phân bổ 40% vốn đầu tư vào Mega và 60% vào Nano để xây dựng danh mục đầu tư P. Thông tin về tỷ suất sinh lời của 2 cổ phiếu nảy ứng với các diễn biến khác nhau của nền kinh tế được ước tính như sau: 

Tình trạng kinh tế Xác suất Tỷ suất sinh lời của Alpha Tỷ suất sinh lời của Beta
Bùng nổ 30% 25% 8%
Bình thường 50% 15% 12%
Suy thoái 20% -8% 16%
  1. Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư P.
  2. Độ lệch chuẩn của danh mục đầu từ P là bao nhiêu? Biết hệ số tương quan giữa 2 chứng khoán trên là 0,41.
  3. Nếu nhà đầu tư muốn rủi ro của danh mục ở mức thấp nhất thì nên chọn các chứng khoán có tỷ suất sinh lợi tương quan với nhau bằng bao nhiêu? Khi đó, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư sẽ là bao nhiêu?

Câu 3 (2 điểm):

Phòng tài chính của công ty Phú Bình đang dự báo nhu cầu tài chính cho năm 2020 biết rằng: năm 2019, công ty đạt doanh thu bằng 750 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế bằng 15% doanh thu. Sang năm 2020, doanh thu dự tính tăng 15% so với năm trước. Sự gia tăng đó sẽ khiến tổng tài sản lưu động của công ty tăng thêm một lượng bằng 25% doanh thu (cùng năm đó) và các khoản phải trả, phải nộp ước tính cũng tăng thêm bằng 15% so với doanh thu năm 2020. Công ty dự định đầu tư thêm 130 tỷ VND giá trị tài sản cố định so với năm 2019. Công ty duy trì chính sách giữ lại 40% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và không phát hành cổ phiếu mới.

  1. Xác định nhu cầu đầu tư tổng tài sản tăng thêm của công ty Phú Bình vào năm 2020 so với năm 2019? Đề đáp ứng nhu cầu đầu tư mới, trong năm 2020 công ty cần huy động vốn thêm bao nhiêu?
  2. Dựa trên kết quả tính được về nhu cầu vốn tăng thêm, công ty lập hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng nhưng sau khi thẩm định hồ sơ, ngân hàng chỉ đồng ý cấp hạn mức cho vay đối với công ty là 100 tỷ VND, trong đó vay ngắn hạn chiếm 5%, còn lại là vay dài hạn. Để giữ nguyên nhu cầu đầu tư tài sản cho năm 2020 như kế hoạch và duy trì tỷ lệ giữa tài sản lưu động tăng thêm và nợ ngắn hạn tăng thêm bằng 1,5 lần, công Phú Bình cần tăng khoản phải trả, phải nộp ở mức bằng bao nhiêu % so với doanh thu năm 2020 và điều chỉnh tỷ lệ giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư cho năm 2020 là bao nhiêu % (vốn cổ phần thường không thay đổi)? 

Câu 4 (2 điểm):

Công ty DH có nhu cầu hàng năm đối với tắm nệm Rubberie là 3.600 tấm nệm và xem như tiêu thụ đều đặn trong năm. Chi phí cho mỗi lần đặt một đơn hàng mới là 31,25 $. Chi phí tồn trữ hàng năm là 20% trên giá trị hàng tồn kho. Giá mua một tấm nệm là 50$.

  1. Sản lượng đặt hàng tối ưu Q* theo theo phương pháp tổng chi phí tối thiểu (EOQ) là bao nhiêu? Tổng chi phí tồn kho? Số ngày nhập kho cách nhau bình quân là bao nhiêu?
  2. Nếu nhà cung cấp tấm nệm Rubberie đề nghị chiết khấu 2% hoặc 1$ cho mỗi tấm nệm nếu mỗi đơn đặt hàng mua tối thiểu 600 tắm nệm, DH có nên nhận chiết khấu không?

Câu 5 (2 điểm): 

Công ty PAC đang xem xét một đề xuất mua một hệ thống thiết bị phụ trợ. Giá mua là 107,5 tỷ đồng, chi phí vận tải và lắp đặt là 12,5 tỷ đồng, Thiết bị này có thời hạn sử dụng là 5 năm, theo phương pháp khấu hao tổng số năm, khi hết hạn sử dụng sẽ thu hồi với giá dự kiến là 8 tỷ. Thiết bị này còn yêu cầu khoản vốn luân chuyển là 5,2 tỷ đồng khi bắt đầu đầu tư. 

Dự án này không ảnh hưởng đến doanh thu nhưng chi phí hoạt động sẽ giảm 15 tỷ đồng mỗi năm (nhờ giảm mạnh chi phí nhân công trực tiếp). Công ty đã thực hiện đánh giá tính khả thi của việc sử dụng hệ thống thiết bị mới này là 1,5 tỷ đồng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, chi phí sử dụng vốn bình quân là 18%.

  1. Xác định dòng tiền của dự án.
  2. Tính NPV, IRR của dự án. Công ty PAC nên mua hệ thống thiết bị phụ trợ này không? Tại sao?
  3. Nếu giá trị thanh lý thiết bị không đáng kể thì dự án có khả thi không? Cho biết giá trị thu hồi thiết bị tối thiểu là bao nhiêu thì dự án khả thi?

Đáp án tham khảo

Vui lòng liên hệ mua sách

Sách Tự ôn thi và giải đề CPA các năm

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
duong

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page