ĐỀ thi CPA Môn THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ NÂNG CAO 2017

599

Gonnapass xin gửi lại sưu tầm Đề thi CPA tham khảo môn Thuế và quản lí thuế nâng cao 2017 của kì thi kế toán kiểm toán viên Việt Nam (CPA) do Bộ Tài chính tổ chức để các bạn tự học và tham khảo nhé!

Tóm tắt

Đề thi CPA – Tổng hợp theo dạng bài môn Thuế

Đề chẵn

Câu 1 (2 điểm): Trình bày điều kiện xác định các khoản chi phí đươc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa?

Câu 2 (2 điềm): Trong số các giao dịch sau, giao dịch nào thuộc các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, giao dịch nào phải kê khai, tính nộp thuế GTGT? Đối với các giao dịch phải kê khai tính nộp thuế GTGT, giải thích lý do vì sao giao dịch không thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế.
1. Công ty A bồi thường cho khách hàng X do giao hàng chậm, bằng dịch vụ với giá trị tương đương với số tiền phạt quy định trong hợp đồng;
2. Ông B (là cá nhân quốc tịch Việt Nam không kinh doanh) bán một ô tô bán tải thuộc sở hữu cá nhân cùa ông B cho doanh nghiệp Y;
3. Công ty C điều chuyển tài sản là máy sản xuất chuyên dụng với giá trị trên sổ l tỷ VNĐ cho công ty con đế sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT, khi điều chuyền tài sản được đánh giá lại với giá trị l,2 tỷ VNĐ;
4. Siêu thị D nhận một khoán tiền hỗ trợ hoạt động từ công ty V là công ty sản xuất sữa bột, đổi lại siêu thị D sẽ giúp công ty V trưng bày miễn phí sản phẩm tại các kệ hàng trong siêu thị;
5. Công ty E chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép (đã hoàn thành 85% so với đề án thiết kế) cho công ty Z đề tiếp tục xây dựng và vận hành dự án theo giấy phép đầu tư đã cấp.
Lưu ý: Các công ty nói trên đều là công ty Việt Nam có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trừ khi có dữ kiện khác.
Câu 3 (2 điểm): (Đơn vị tính: triệu đồng)
Công ty B là doanh nghiệp sản xuất thành lập năm 2003 và được đặt tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Năm đầu tiên có doanh thu là năm 2006. Công ty có thu nhập chịu thuế từ năm 2017. Ưu đãi thuế công ty A được hưởng bao gồm 15% trong 12 năm kể từ khi có doanh thu, miễn thuế phải nộp trong 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.
Tình hình kinh doanh của công ty B trong năm 2016 như sau:
1. Tổng doanh thu toàn công ty: 1.810.000 triệu đồng
– Giảm trừ doanh thu do chất lượng hàng sản xuất ra không bảo đảm là:
– Giá vốn hàng bán: 1.396.000 triệu đồng
– Trong năm công ty có thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm:
 Lãi cho vay công ty khác trong tập đoàn: 6.977 triệu đồng
 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái: 950 triệu đồng
2. Chi phí từ hoạt động tài chính
– Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện: 2.240 triệu đồng

3. Các khoản chi phí bán hàng: 93.400 triệu đồng
4. Các khoản chi phí hoạt động quản lsy chung: 28.900 triệu đồng
5. Các khoản thu nhập khác của công ty bao gồm:
– Thanh lý xe ô tô chở giám đốc: 435 triệu đồng
– Các khoản thu nhập do bán thanh lý các phế liệu: 1.524 triệu đồng
6. Chi phí khác trong năm bao gồm giá trị sổ sách của xe ô tô tại thời điểm thanh lý: 420 triệu đồng
7. Một số khoản chi phí trong năm của công ty bao gồm:
– Ngày 1/7/2016 công ty có mua một dây chuyền máy móc thiết bị trị giá 5 tỷ đồng và tiến hành khấu hao trong vòng 2 năm cho mục đích kế toán. Theo quy định, máy móc thiết bị này được khấu hao trong khoảng thời gian từ 5-15 năm. Cho mục đích thuế, công ty áp dụng thời gian khấu hao là 5 năm.
– Công ty có phát sinh một số chi phí (taxi, tiếp khách, v.v.) không có hóa đơn: 115 triệu đồng
– Công ty có chi tài trợ cho đoàn thanh niên địa phưorng: 55 triệu đồng
– Phạt vi phạm hành chính do chậm nộp thuế NK nguyên vật liệu phục vụ sản xuất: 15 triệu đồng
– Trích tiền thường cuối năm của công nhân bộ phận sản xuất 6.000 triệu đồng, công ty dự kiến chi trả làm 2 đợt, mỗi đợt bằng nhau (28/2/2017 và 30/4/2017).
8. Số thuế tạm nộp tính đến hết quý 4/2016: 15.000 triệu đồng
Yêu cầu: Anh/ chị hãy xác định số thuế TNDN mà còng ty B phải nộp năm 2016 và số tiền chậm nộp nếu có
Biết rằng:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Số lỗ phát sinh năm 2015 của hoạt động kinh doanh chính là (các năm liền trước đều có lãi): 32.000 triệu đồng
Lãi chậm nộp là 0.03%/ngày chậm nộp.

Câu 4 (2 điềm ): (Đơn vị tính: triệu đồng)
Công ty A là công ty thương mại kinh doanh nhập khẩu điều hòa số liệu báo cáo của công ty A
năm 2016 như sau:
1. Tình hình tồn kho đầu năm, cuối năm:
Đầu năm công ty tồn kho 2.000 sản phẩm trị giá 12.000 triệu đồng, cuối năm công ty tồn kho 1.500 sản phẩm.
Biết rằng, giá trị thuế TTĐB nộp khâu nhâp khẩu không nằm trong giá trị hàng tồn kho.
2. Trong năm công ty A có các giao dịch sau:
– Ngày 01/01/2016, công ty có nhập một lô hàng 10.000 sản phẩm với giá CIF là 250 USD trên mỗi sản phẩm.
– Tổng doanh thu hàng bán trong năm 2016 theo tờ khai thuế GTGT (chưa bao gôm thuế GTGT) là 104.500 triệu đồng
3. Các khoản chi phi phát sinh trong kỳ:
– Chi tiền lương, bảo hiềm xã hội, y tế: 3.500 triệu đồng

– Chi khấu hao tài sản: 5.000 triệu đồng
– Chi dịch vụ mua ngoài trong năm: 2.500 triệu đồng
– Chi quảng cáo khuyến mại, tiếp khách: 1.000 triệu đồng
– Chi trả lãi vay: 550 triệu đồng
– Các khoản chi khác: 100 triệu đồng
Toàn bộ các khoản chi đều có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là: 20%; Thuế suất thuế nhập khẩu điều hòa: 30%; Thuế suất thuế TTĐB: 10%; Tỷ giá ngày nhập hàng: 1 USD = 22.800 VND. Công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước khi xác định giá vốn.
Yêu cầu: Anh/ chị hãy xác định thuế TNDN phải nộp và thuế TTĐB phải nộp khi bán ra.

Câu 5 (2 điểm): Từ 1/3/2016, công ty PMT thuê cô Helen Bui là Việt Kiều quốc tịch Mỹ làm Phó Tổng Giám đốc. Cô là mẹ đơn thân của hai con (3 tuổi và 4 tuổi) và cô Helen sang Việt nam từ khi bắt đầu hợp đồng với công ty PMT cùng với cả hai con, sau đó cô về lại Mỹ vào ngày 31/12/2016 và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty PMT. Trong năm 2016, cô Helen Bui có các khoản thu nhập trước thuế như sau từ công ty PMT:
– Tiền lương: 200.000.000 đồng / tháng
– Tiền thường năm: bàng 1,5 tháng lương
– Tiền nhà: 40.000.000 đồng / tháng
– Tiền học phí học mẫu giáo quốc tế cho hai con, công ty trà bằng tiền mặt cho cô Helen để cô tự
đi đóng tiền: 360.000.000 đồng
– Phí thẻ hội viên Spa: 60.000.000 đồng, ghi đích danh tên cô Helen Bui
– Trợ cấp chuyển vùng một lần từ Mỹ về Việt Nam: 60.000.000 đồng
– Vé máy bay về Mỹ: 2 chuyến khứ hồi trong năm cho cả ba mẹ con: 25.000.000 đồng mỗi chuyến
khứ hồi.
Tiền thuế TNCN tại Việt Nam do cô Helen Bui chịu.
Yêu cầu: Xác định thu nhập tính thuế (phân tách rõ trong số các khoản trên thu nhập nào chịu thuế và không chịu thuế, nêu rõ cách tính nếu cần thiết) và nghĩa vụ thuế TNCN của cô Helen Bui trong năm 2016, biết: 
– Cô Helen là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm, đã được cấp mã số thuế TNCN và có các hồ sơ giảm trừ gia cảnh hợp lệ. Trong năm, cô không thuộc diện miễn, giảm thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
– Không yêu cầu xác định các khoản đóng góp bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm y tế) của cô Helen Bui khi tính thu nhập và thuế TNCN trong câu hỏi này.
– Cách tính thuế rút gọn theo Biểu thuế suất lũy tiến:

Bậc  Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng 5% 0 trđ + 5% TNTT 5%TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trd +20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT -1,65 trd
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trd + 30% TNTT trên 52 trđ 30% TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ – 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

(Lưu ý: đối với các khoản không chịu thuế, ghi số 0 khi tính thu nhập tính thuế)
Ghi chú:
– TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
– NK: Nhập khẩu
– TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
– GTGT: Giá trị gia tăng
– TNCN: Thu nhập cá nhân
– GTGT: Giá trị gia tăng
– BCTC: Báo cáo tài chính

Đề lẻ

Câu 1 (2 điềm): Trình bày qui định về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Pháp luật hiện hành. Phân biệt 3 mức thuế suất thuế nhập khẩu đang được sử dụng tại Việt Nam.

Câu 2 (2 điềm): Trong số các giao dịch sau, giao dịch nào thuộc các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, giao dịch nào phải kê khai, tính nộp thuế GTGT? Đối với các giao dịch phải kê khai tính nộp thuế GTGT, giải thích lý do vì sao giao dịch không thuộc trường hợp không phải kê khai.
1. Công ty tư vấn A nhận được một khoản tiền thường do hoàn thành sớm dịch vụ tư vấn 5 ngày so với quy định trong hợp đồng;
2. Công ty B có trụ sở ở Hà Nội điều chuyển tài sản cho chi nhánh độc lập tại Thanh Hóa;
3. Công ty C nhận được khoản tiền môi giới từ công ty X có trụ sở ở Singapore do giới thiệu để công ty X bán hàng cho công ty Y có trụ sở ở Campuchia;
4. Ngân hàng D phát mại tài sản là một chiếc ô tô thuộc sở hữu của ông Đ (là cá nhân quốc tịch Việt Nam không kinh doanh) thế chấp để vay tiền ngân hảng D nhưng không trả được nợ khi đáo hạn;
5. Công ty E chuyển nhượng dự án đẩu tư trung tâm dạy ngoại ngữ (đã được xác nhận là dạy học, dạy nghề theo quy định pháp luật) cho công ty T;
6. Công ty G góp vốn để thành lập doanh nghiệp Z bằng một máy chuyên dụng trị giá trên sổ là 10 tỷ VNĐ;
Lưu ý: Các công ty nói trên đều là công ty Việt Nam có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trừ khi có dữ kiện khác.
Câu 3 ( 2 điểm): (Đơn vị tính: triệu đồng) Công ty A được thành lập và bắt đầu hoạt động sản xuất từ năm 2004 và có lãi từ năm 2008. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt và không được hưởng ưu đãi thuế, tổng số nhân viên tại thời điềm 31/12/2016 là 150 người.
1. Các số liệu trong BCTC đã được kiếm toán của công ty A tại thời điểm 31/12/2016 như sau:
– Doanh thu: 186.000 triệu đồng
– Giá vốn: 133.600 triệu đồng
– Chi phí bán hàng: 10.700 triệu đồng
– Chi phi hành chính: 19.000 triệu đồng
– Thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lãi tiền gửi ngân hàng: 1.500 triệu đồng
+ Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện: 205 triệu đồng
– Chi phí từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Chi phí lãi vay: 3.500 triệu đồng

+ Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện: 400 triệu đồng
– Thu nhập khác: 15 triệu đồng
– Chi phí khác: 50 triệu đồng
2. Việc trích lập dự phòng của công ty trong năm như sau:
– Dự phòng bảo hành cho khách hàng có số dư đầu kỳ 5.000 triệu đồng, trong kỳ trích thêm 3.000 triệu đồng, số dư cuối kỳ là 6.500 triệu đồng.
3. Một số các khoản chi khác của công ty A như sau:
– Chi phi không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: 350 triệu đồng
– Chi tài trợ làm đường tại địa phương: 175 triệu đồng
– Phạt chậm nộp tiền thuế: 50 triệu đồng
– Trích tiền thưởng cuối năm 1.200 triệu đồng, công ty dự kiến chi trả làm 2 đợt bằng nhau (28/2/2017 và 30/4/2017)
– Chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho nhân viên: 4.500 triệu đồng
4. Tổng số thuế tạm nộp của 4 quý đến hết 31/1/2017: 8.500 triệu đồng
Trong năm có 1 nhân viên là Nguyễn Văn A quyết định thôi việc tại công ty, nhân viên này bắt đầu tham gia làm việc tại công ty từ ngày 1/1/2005 và thôi việc vào ngày 31/12/2016. Để ghi nhận những đóng góp của nhân viên, công ty quyết định chi trả trợ cấp thôi việc đến thời điểm nhân viên dừng làm việc tại công ty (nghĩa là đến hết 31/12/2016), mỗi năm làm việc nhân viên được nhận nửa tháng lương tương đương với mức lương là 20 triệu VND/tháng.
Yêu cầu: Anh/ chị hãy tính toán và lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016. Tính số tiền chậm nộp nếu có.
Câu 4 (2 điểm): (Đơn vị tính: triệu đồng)
Công ty A là công ty thương mại kinh doanh nhập khẩu ô tô, số liệu báo cáo của công ty A năm 2016 như sau:
1.Tình hình tồn kho đầu năm, cuối năm:
Đầu năm công ty tồn kho 200 sản phẩm trị giá 120.000 triệu đồng, cuối năm công ty tồn kho 150 sản phẩm. Giá trị thuế TTĐB nộp khâu nhập khẩu – không nằm trong giá trị hàng tồn kho.
2. Trong năm công ty A có các giao dịch sau:
– Ngày 1/1/2016, công ty có nhập một lô hàng 1.000 sản phẩm với giá CIF là 15.000 USD trên mỗi sản phẩm.
– Tổng doanh thu hàng bán trong năm 2016 theo tờ khai thuế GTGT (chưa bao gồm thuế GTGT) là 980.000 triệu đồng.
3. Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ:
– Chi tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế: 15.000 triệu đồng
– Chi khấu hao tài sản: 10.000 ưiệu đồng
– Chi dịch vụ mua ngoài trong năm được phân bồ hết cho hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ: 25.000 triệu đồng
– Chi quảng cáo khuyến mại, tiếp khách: 40.000 triệu đồng
– Các khoản chi khác: 8.000 triệu đồng

Toàn bộ các khoản chi đều có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 20%, Thuế suất thuế nhập khẩu là 40%, Thuế suất thuế TTĐB là 40%. Tỷ giá ngày nhập hàng là 1 USD = 22.800 VND. Công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước khi xác định giá vốn.
Yêu cầu: Anh/ chi hãy xác định thuế TNDN phải nộp và thuế TTĐB phải nộp khi bán ra.

Câu 5 (2 điểm): Trong năm 2016, ông Trần Trung, 42 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhận các khoản thu nhập trước thuế và chưa trừ đóng góp bắt buộc như sau từ công ty PMN:
– Tiền lương: 40.000.000 đồng/tháng
– Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp: 60.000.000 đồng
– Tiền thưởng: 2 tháng lương
– Tiền làm thêm giờ vào ngày lễ: 100.000.000 đồng (được trả theo mức 200% của mức lương thông thường, có nghĩa là 50% trong số này là mức lương tính theo ngày làm việc bình thường, 50% là mức trả cho việc làm thêm giờ ngày lễ)
– Tiền bồi thưởng bảo hiểm sức khỏe cua công ty bảo hiểm theo hợp đồng: 80.000.000 đồng
– Tiền thù lao tham gia ban kiểm soát doanh nghiệp: 110.000.000 đồng
Ông Trần Trung có hai con, 16 tuổi và 12 tuổi, đang học tiểu học và trung học ở Việt Nam. Vợ ông Trung là bà Trang, 38 tuổi, làm nghề kinh doanh có thu nhập không cố định.
Yêu cầu: Xác định thu nhập tính thuế (phân tác rõ trong số các khoản trên thu nhập nào chịu thuế và không chịu thuế, giải thích tóm tắt lý do, nêu rõ cách tính các hạng mục nếu cần thiết), và tính nghĩa vụ thuế TNCN của ông Trần Trung trong năm 2016, biết:
– Ông Trần Trung là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm, đã được cấp mã số thuế TNCN và có các hồ sơ giảm trừ gia cảnh hợp lệ. Trong năm, ông không thuộc diện miễn, giảm thuế TNCN theo quy định của pháp luâtj.
(Lưu ý: đối với các khoản không chịu thuế, ghi số 0 khi tính thu nhập tính thuế)

– Cách tính thuế rút gọn theo Biểu thuế suất lũy tiến:

Bậc  Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng 5% 0 trđ + 5% TNTT 5%TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trd +20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT -1,65 trd
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trd + 30% TNTT trên 52 trđ 30% TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ – 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

(Lưu ý: đối với các khoản không chịu thuế, ghi số 0 khi tính thu nhập tính thuế)
Ghi chú:
– TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
– NK: Nhập khẩu
– TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
– GTGT: Giá trị gia tăng
– TNCN: Thu nhập cá nhân
– GTGT: Giá trị gia tăng
– BCTC: Báo cáo tài chính

Đáp án tham khảo

Vui lòng liên hệ mua sách

https://gonnapass.com/sach-tu-thi-va-giai-de-cpa-cac-nam/

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
duong

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page