Ngành nghề, doanh nghiệp nào sẽ bị thanh tra thuế năm nay?

4692

Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoach thanh tra, kiểm tra, trong đó có định hướng về thanh tra, kiểm tra thuế. Theo đó, ngành nghề nào sẽ bị chú trọng thanh tra thuế trong năm 2025?

Thảo luận Topic này tại: https://www.facebook.com/share/17y7yLqmjw/

Năm 2025, ngành nghề nào được chú trọng thanh tra?

@tuvanthue Bộ Tài chính định hướng thanh tra doanh nghiệp nào? #Botaichinh #thanhtra #kiemtra #ketoan #kiemtoan #tongcucthue #webinar #hoithao ♬ nhạc nền – Kế toán

Thanh tra Chính phủ đã ban hành Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính được định hướng tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sau:

  • 1. Ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro như: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; bất động sản; xây dựng; kinh doanh chế tác vàng, bạc, đá quý; hoạt động vui chơi giải trí; truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử…;
  • 2. quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra;
  • 3. Qhát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án;
  • 4. Phát hành chứng khoán trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả cổ phiếu thưởng;
  • 5. Có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực;
  • 6. Có rủi ro cao về hoá đơn;
  • 7. Dấu hiệu gian lận, có rủi ro về hoàn thuế hoặc được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế;
  • 8. Phát sinh hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
  • 9. Có thông tin giao dịch đáng ngờ do Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cơ quan Hải quan cung cấp./.

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm Thanh tra, kiểm tra thuế https://manaboxvietnam.com/kinh-nghiem-thanh-tra-kiem-tra-thue/

Năm 2024, tổng Cục thuế đã có quyết định 66/QĐ-TCT về phê duyệt kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Cập nhật năm 2024

Theo công văn số 2354/TTCP-KHTT, năm 2024, ngành Tài chính có một số lĩnh vực trọng điểm thanh tra sau, trong đó nhiệm vụ của Tổng Cục thuế là

  • > Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro: Dầu khí; Xăng dầu; Điện lực; Viễn Thông; Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Cho thuê tài chính; Dược phẩm; Bất động sản; Xây dựng (bao gồm cả trang trí, thiết kế nội thất); Sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng (sản xuất kinh doanh xi măng, sắt thép); Kinh doanh hạ tâng, khu công nghiệp; Kinh doanh dịch vụ cảng; Công nghiệp khai khoáng, Công nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; Bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Vận tải, kho bãi, logistics; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Hoạt động vui chơi giải trí; Truyền thông quảng cáo; Thương mại điện tử; Công ty xổ số kiến thiết; Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước; Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty có số thu nộp thuế lớn. Các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án; có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực; Doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch; Doanh nghiệp có phát sinh chi phí dịch vụ, bản quyền… lớn từ các bên liên kết; Doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay lớn trên tổng nguồn vốn. Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn; rủi ro về hoàn thuế; các doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; có phát sinh hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; có nguồn thông tin từ cơ quan Hải quan chuyển tới liên quan đến xe quà biếu, quà tặng; Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp.
  • > Kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của cơ quan cấp trên; việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế; việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; tính liêm chính của công chức thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; công tác quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí; việc thực hiện Luật thực hành tiêt kiệm, chông lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng; công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; việc giải quyết khiếu nại, tố cá; kiểm tra định kỳ, đột xuất địa bàn, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người nộp thuế… Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ: Tiếp nhận công chức; công tác sử dụng Hợp đồng lao động; công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch hàng năm; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; công tác điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; công tác xử lý kỷ luật công chức; công tác thi đua, khen thưởng.

[collapse]
Thanh tra 2023

Ngày 03/10/2022, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 10039/BTC-TTr hướng dẫn xây dựng kế hoach thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023, trong đó có định hướng về thanh tra, kiểm tra thuế. Theo đó, ngành nghề nào sẽ bị chú trọng thanh tra thuế trong năm 2023? Theo công văn này, các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro cao bị tập trung thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm

I. Các nhóm ngành

Dầu khí; xăng dầu

Điện lực; viễn thông

Ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; Công ty xổ số kiến thiết

Dược phẩm

Bất động sản; hạ tầng; khu công nghiệp; kinh doanh dịch vụ cảng; xây dựng (bao gồm cả trang trí, thiết kế nội thất); sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng; doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông; khai thác vàng

Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước

Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; kinh doanh bán lẻ

Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ nhựa

Sản xuất, kinh doanh phân bón

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (bao gồm cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu)

Truyền thông quảng cáo

Thương mại điện tử

II. Các nhóm rủi ro

Các tập đoàn, tổng công ty, công ty có số thu nộp thuế lớn

Doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra

Doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm

Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn; rủi ro về hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế

Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Các doanh nghiệp có nguồn thông tin từ cơ quan Hải quan chuyển tới như liên quan đến việc nhập khẩu xe ô tô theo diện quà biếu, quà tặng.

 

Trích công văn 10039/BTC-Ttr:

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro cao như: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; bất động sản; hạ tầng; khu công nghiệp; Công ty xổ số kiến thiết; kinh doanh dịch vụ cảng; xây dựng (bao gồm cả trang trí, thiết kế nội thất); sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng; doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông; khai thác vàng; sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; kinh doanh bán lẻ; sản xuất, kinh doanh phân bón; sản xuất kinh doanh sản phẩm từ nhựa; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (bao gồm doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy, hải sản); truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử; Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước; các tập đoàn, tổng công ty, công ty có số thu nộp thuế lớn; các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp; Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm. Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn; các doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế; các doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các doanh nghiệp có nguồn thông tin từ cơ quan Hải quan chuyển tới như liên quan đến việc nhập khẩu xe ô tô theo diện quà biếu, quà tặng.

Đối với công tác kiểm tra nội bộ của ngành Thuế, tập trung thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT; Kiểm tra công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Kiểm tra công tác cấp, bán, sử dụng hóa đơn. Kiểm tra tính liêm chính của công chức thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; công tác quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí; việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng, tiêu cực; Công tác kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

[collapse]

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page