Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

1606

Ở một số doanh nghiệp TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính hình tài chính. Vì vậy kế toán của một doanh nghiệp cần phải lưu ý những quy định liên quan cũng như rủi ro về thuế đối với loại tài sản này. Bài viết này xin trình bày hồ sơ thanh lý tài sản cố định.

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

Để có thể thanh lý TSCĐ thì cần một số giấy tờ thủ tục sau (có thể thêm hoặc bớt thủ tục phù hợp với quy mô Doanh nghiệp)

  • Quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ
  • Quyết định thanh lý tài sản cố định
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ
  • Hóa đơn bán TSCĐ

Rủi ro thuế với Lỗ do Thanh lý tài sản cố định thấp hơn giá trị còn lại

Mẫu hồ sơ

Xem thêm tại

https://manaboxvietnam.com/bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh-fixed-asset-liquidation/

Cơ sở pháp lý

Căn cứ tiết 3.2.2 điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định về trường hợp thanh lý TSCĐ:

“3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. …”

Căn cứ tiết đ, Khoản 1 Điều 38 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định về nguyên tắc kế toán:

“đ) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.

Căn cứ tiết 3.13, Khoản 3, Điều 113 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định chi phí khác:

“3.13. Chi phí khác (Mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý. …”

Căn cứ Điều 50 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế:

“Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế 1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây: … đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; … h) Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; …”

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – COO Chief Operating Officer

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể hoặc cần tư vấn về dịch vụ kế toán, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Tham khảo dịch vụ Tax health check của Manabox Việt Nam

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page