Hỗ trợ quyết toán thuế TNDN – Tổng Cục thuế

291

Ngày 12/3/2024, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị Hỗ trợ quyết toán thuế năm 2023 trực tuyến với nội dung hướng dẫn, giải đáp vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế TNDN năm 2023. Sau đây là một số nội dung vướng mắc thường gặp của tổ chức, doanh nghiệp đã được Tổng cục Thuế giải đáp:

File: Tong Cuc thue ho tro truc tuyen vuong mac TNDN 2023 Manabox 

Người nộp thuế: NHÀ THẦU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH-565-1
Địa chỉ: HÀ NỘI
Các khoản phạt hợp đồng thi công như phạt tiến độ thi công, phạt an toàn vệ sinh, phạt thất thoát vật tư thi công… những khoản chi trên có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, trường hợp các khoản phạt hợp đồng thi công liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định, không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Người nộp thuế: CTY HẢI HƯNG-555-2
Địa chỉ: QUẢNG NINH
Tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân, có vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì khoản chi phí lãi vay có được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Luật doanh nghiệp về doanh nghiệp tư nhân và Luật thuế TNDN về khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước về hoạt động cho vay, trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân có thực hiện vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, nếu khoản chi phí lãi vay mà cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân đã trả cho tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và có đủ chứng từ theo quy định của pháp luật thì khoản chi trả lãi vay được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp tư nhân.

Người nộp thuế: kế toán CTy Vạn Hưng-548-3
Địa chỉ: Bắc Giang
Công ty chúng tôi đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho dự án tại khu công nghiệp (miễn 2 giảm 4). Vào năm giảm thuế thứ hai, Công ty có giấy xác nhận ưu đãi cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho một số mặt hàng (được miễn 4 giảm 9). Công ty tách riêng được doanh thu và chi phí của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Vậy xin hỏi khi công ty tôi áp dụng ưu đãi miễn thuế TNDN cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì các sản phẩm không phải là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tiếp tục được giảm 50% thuế TNDN theo điều kiện ưu đãi địa bàn không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Luật thuế TNDN quy định đối tượng hưởng ưu đãi là thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN (trong đó có dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển).

Tại khoản 4 Điều 18 Luật thuế TNDN quy định đối với trường hợp doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi khác nhau thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất.

Căn cứ các quy định trên thì trường hợp Công ty lựa chọn hưởng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi có lợi nhất (sản xuất sản phẩm CNHT) đối với thu nhập phát sinh từ dự án đầu tư của công ty thì thu nhập phát sinh từ các sản phẩm không phải là sản phẩm CNHT không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Người nộp thuế: MinhNhi Cosmetic-546-4
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty tôi kinh doanh hàng mỹ phẩm. Tháng 10/2023, chúng tôi kiểm kê đã loại ra một số mặt hàng bị tồn đã quá hạn sử dụng. Chúng tôi đã lập bảng kê, ra quyết định hủy lô hàng trên. Tổng lô hàng này trị giá 125 triệu đồng. Xin cho biết giá trị lô hàng hỏng này có được tính vào chi phí được trừ không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Đối với các sản phẩm hết hạn sử dụng phải tiêu hủy, nếu Doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ trong năm thực hiện tiêu hủy.  Doanh nghiệp lập Hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết b, khoản 2.1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC.

Người nộp thuế: Nguyễn Ngọc Ánh-537-5
Địa chỉ: Cầu Giấy HN
Doanh nghiệp tôi có mua một chiếc ô tô để phục vụ vận chuyển hàng hóa giữa các kho hàng. Tuy xe đã được sử dụng nhưng doanh nghiệp tôi vẫn chưa thực hiện xong thủ tục sang tên (xe vẫn mang tên chủ xe cũ). Xin hỏi doanh nghiệp tôi có được tính vào chi phí được trừ với phần trích khấu hao tài sản xe không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC quy định chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp có mua xe của một tổ chức, cá nhân khác nhưng chưa làm xong thủ tục sang tên, doanh nghiệp chưa có giấy tờ chứng minh được tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì khoản khấu hao tài sản xe ô tô này không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Người nộp thuế: Nguyễn Tiến Dũng-532-6
Địa chỉ: Ân Thi Hưng Yên
Trường hợp của doanh nghiệp tôi đang hoạt động, được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện có dự án đầu tư mới tại địa bàn khu kinh tế. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tôi có bổ sung ngành nghề kinh doanh thì thu nhập từ hoạt động bổ sung có được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Luật thuế TNDN hiện hành quy định doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư (trong đó có địa bàn khu kinh tế) thì được ưu đãi thuế TNDN.

Vì vậy, cần căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp bạn là ngành nghề bổ sung có thuộc phạm vi dự án đầu tư mới của doanh nghiệp hay là dự án đầu tư mở rộng, từ đó mới có cơ sở xác định ưu đãi thuế TNDN phù hợp theo quy định. Nếu ngành nghề bổ sung không gắn với dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi, doanh nghiệp không tăng vốn, không thực hiện đầu tư mở rộng để tăng tài sản thì thu nhập từ hoạt động này không được ưu đãi thuế TNDN.

Người nộp thuế: Hoàng Đăng-445-7
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty tôi có mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. Xin hỏi công ty tôi có được tính vào chi phí được trừ cho khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động này không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) thì phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Căn cứ quy định trên thì về nguyên tắc khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động của Công ty được tính vào chi phí được trừ nếu khoản chi này đáp ứng các quy định về mức chi, hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, Công ty chỉ được trừ khoản chi này vào chi phí khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.

Người nộp thuế: Kim Ngân-428-8
Địa chỉ: Hà Nội
Trường hợp người lao động tự nguyện làm thêm giờ và doanh nghiệp có thanh toán khoản lương làm thêm giờ cho người lao động thì khoản chi phí tương ứng số giờ làm thêm vượt mức quy định tại Bộ luật lao động có đủ điều kiện là chi phí được trừ cho mục đích thuế TNDN hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo pháp luật về lao động thì người lao động được làm thêm không quá 200 giờ/năm và một số ngành nghề công việc đặc biệt thì được làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Theo pháp luật thuế, để được tính vào chi phí được trừ thì khoản chi phải có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

Như vậy, khoản chi làm thêm giờ vượt mức 200-300 giờ/người/năm là vi phạm pháp luật về lao động nên không đảm bảo điều kiện để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Người nộp thuế: CTY TNHH SX TM DV XNK THUẬN LỢI-427-9
Địa chỉ: Lô 62 đường số 2 kcn tân tạo p tân tạo a quận bình tân tphcm
Năm 2023 cty chúng tôi có quyết toán thuế TNDN và truy thu thuế TNDN năm 2021, hỏi: số tiền truy thu này đưa vô tài khoản nào và có được xem là chi phí hợp lý không
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ Khoản 2.37 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC  của Bộ Tài chính có quy định khoản thuế TNDN không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Do đó, khoản thuế TNDN DN bị truy thu không được tính vào chi phí được trừ.

Người nộp thuế: Hoàng Long-400-10
Địa chỉ: Hà Nội
Doanh nghiệp tôi có chi trả khoản tiền lương của những ngày nghỉ phép chưa dùng trong năm cho người lao động trong doanh nghiệp thì khoản chi này có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp Công ty phát sinh khoản chi thanh toán những ngày phép chưa nghỉ cho người lao động đáp ứng quy định tại Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Người nộp thuế: Trần Trung Tuấn-384-11
Địa chỉ: Hà Nội
Trong năm 2023 công ty tôi có vay ngân hàng, nhưng do khó khăn đến thời hạn Công ty chưa thanh toán được cho ngân hàng nên phải trả khoản lãi vay quá hạn. Như vậy DN có được trừ khoản khi tính thuế TNDN không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, không thuộc các khoản chi không được trừ thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Thanh Hương-373-12
Địa chỉ: 241/8/2 quốc lộ 13 cũ P Hiệp Bình Phước Tp Thủ Đức TP Hồ Chí Minh
Công ty có khoản vay ngắn hạn 5 tháng chiếm trên 25% vốn chủ sở hữu và có ký phục luc gia hạn khoản vay 2 lần thì khoản vay này có tính là nợ trung và dài hạn hay không? và giao dịch này có được xác định là giao dịch liên kết hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định:

“Điều 10. Loại cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.”
– Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định:
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”

Công ty đối chiếu hợp đồng vay vốn thực tế ký kết theo quy định của Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN nêu trên để xác định khoản vay là nợ ngắn hạn hay trung hạn, từ đó xác định quan hệ liên kết theo điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Nacopharm Miền Nam-356-13
Địa chỉ: TPHCM
Hiện tại vốn điều lệ của công ty là 20 tỷ đồng. Trong năm 2023 công ty có vay ngân hàng tổng số tiền vay trong năm là 38 tỷ và tổng lãi vay phải trả trong năm là 738tr và Công ty không có nợ trung và dài hạn. Vậy trường hợp của công ty có phải thuộc trường hợp xác định giao dịch liên kết và bị khống chế lãi vay theo nghị định 132/2020 hay không ạ ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định xác định các bên có quan hệ liên kết:
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không có các khoản nợ trung và dài hạn theo tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì không thuộc trường hợp áp dụng tại điểm này.

Người nộp thuế: Nhuần-328-14
Địa chỉ: Cần thơ
Cty TNHH khi chi tiền phí tiếp khách cho Giám Đốc là chủ sở hữu Cty có được tính vào chi phí hợp lý không ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…”
Trường hợp khoản chi tiếp khách của công ty có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và chứng minh có liên quan đến việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì khoản chi tiếp khách này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Người nộp thuế: Nguyễn Sơn-321-15
Địa chỉ: BRVT
Công ty tôi có mua lại máy tính văn phòng cũ của cá nhân không kinh doanh để phục vụ cho hoạt động của công ty. Vậy chi phí mua máy này có được tính vào chi phí được trừ thuế TNDN không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Pháp luật về thuế TNDN hiện hành: về nguyên tắc, các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và không thuộc các khoản chi không được trừ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

Trường hợp Công ty mua lại máy tính văn phòng cũ của cá nhân không kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty nếu có Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng theo quy định nêu trên thì chi phí mua máy này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Đề nghị Công ty căn cứ quy định pháp luật về thuế TNDN và tình hình thực tế đáp ứng để thực hiện đúng quy định pháp luật.

Người nộp thuế: Mai Lan-305-16
Địa chỉ: Hà Nội
Dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất sản phẩm A sau đó bổ sung hoạt động sản xuất sản phẩm B đáp ứng đầy đủ 1 trong 3 tiêu chí vè đầu tư mở rộng thì có được áp dụng ưu đãi thuế TNDN ko ạ.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN, doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (đầu tư mở rộng) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí (tăng nguyên giá TSCĐ, tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng công suất thiết kế) theo quy định của pháp luật Thuế TNDN thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do thông tin công ty cung cấp chưa cụ thể, vì vậy công ty căn cứ quy định pháp luật về thuế TNDN và tình hình thực tế đáp ứng điều kiện để xác định ưu đãi thuế đúng quy định.

Người nộp thuế: Công ty Cổ phần Ê Đê Café-301-17
Địa chỉ: buôn Kla xã Đray Sáp huyện Krông Ana Đắk Lắk
Công ty tôi sản xuất chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan tại địa bàn đặc biệt khó khăn thì có được áp dụng mức thuế 10% và có ưu đãi thuế TNDN gì không? nếu được thì công ty chúng tôi phải làm các thủ tục gì để áp dụng được mức ưu đãi này
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1a Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
a) Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
– Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản.
Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”.
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên thì được miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản.
Về việc xác định mã ngành sản phẩm thực hiện theo pháp luật về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Người nộp thuế: Nguyễn văn định-299-18
Địa chỉ: 263/14 nguyễn hồng đào
Kính chào Tổng Cục Thuế, Công ty em có định mức lưu trú cho CBNV khi thực hiện công tác. Cho em hỏi trường hợp CBNV lưu trú vượt định mức thì phần chi phí vượt định mức này sẽ xử lý theo hướng nào ạ: 1. Ghi nhận đúng định mức (+ VAT nếu có) 2. Ghi nhận theo đúng thông tin trên hóa đơn lưu trú. Sau đó, Doanh nghiệp xuất lại hóa đơn đầu ra phân chi phí vượt định mức. Em xin hỏi thực hiện hạch toán ghi nhận chi phí theo trường hợp 1 thì có được không ạ? Xin Cám ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại khoản 2.9 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định:

“Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp chi phụ cấp cho người lao động đi công tác có khoán tiền ở thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền ở, phần vượt mức khoán không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Người nộp thuế: Nguyễn Minh Đức-297-19
Địa chỉ: Tỉnh Phú Thọ
Các Chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa bàn khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính hoạt động bán hàng, kinh doanh thương mại có thuộc diện phải phân bổ thuế TNDN. Ví dụ: Chi nhánh Vincon, Go đóng tại các tỉnh (KD thương mại ko phải cơ sở sản xuất).
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 80/2021/BTC-TT thì trường hợp được phân bổ thuế TNDN cho các chi nhánh, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất. Do vậy, trường hợp công ty có Chi nhánh, địa điểm kinh doanh mà không phải là cơ sở sản xuất tại địa bàn khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính thì công ty không phải phân bổ thuế TNDN cho chi nhánh, địa điểm kinh doanh.

Người nộp thuế: Minh Hoàng-257-20
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty chúng tôi là công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế TNDN trong vòng 15 năm, trong năm 2023 Công ty chúng tôi có một khoản tiền vốn nhàn rỗi chưa dùng đến nên Công ty mang đi gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và trong năm có phát sinh lãi. Vậy khi quyết toán thuế TNDN năm 2023 Công ty có được hưởng ưu đãi thuế TNDN với khoản thu nhập từ lãi tiền gửi có kỳ hạn của khoản tiền vốn nhàn rỗi không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về xác định thu nhập được hưởng thuế TNDN trong trường hợp  doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, trường hợp doanh nghiệp bạn đang được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực thì khoản lãi tiền gửi có kỳ hạn không được hưởng ưu đãi thuế TNDN do không liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi.

Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH VŨ NGUYÊN-253-21
Địa chỉ: Quảng LẬp Đơn Dương Lâm Đồng
Cho tôi hỏi: Doanh nghiệp tôi là DN ở địa bàn đặc biệt khó khăn, chuyên mua nông sản của nông hộ về, cân, đóng túi sau đó bán cho các siêu thị, vậy cho tôi hỏi doanh nghiệp tôi có thuộc đối tượng được miễn thuế TNDN không, hay chỉ được miễn 4 năm, giảm 9 năm ạh
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp bạn thu mua nông sản của nông hộ về cân, đóng túi sau đó bán cho các siêu thị thì không phải là hoạt động chế biến nông sản, do đó thu nhập từ hoạt động này không được miễn thuế TNDN.

Nếu doanh nghiệp bạn đáp ứng điều kiện thực hiện dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng tại địa bàn khuyến khích đầu tư (trong đó có địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thì được ưu đãi thuế TNDN theo quy định.

Người nộp thuế: Cty TNHH Dệt May VTJ TOMS-252-22
Địa chỉ: CCN Diên Sanh thị trấn Diên Sanh Hải Lăng QTri
Cho em hỏi: cuối năm DN tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho và có tăng khoản dự phòng này cho năm 2023 Thì CP dự phòng GG HTK có được tính là CP hợp lý tính thuế TNDN không ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.22. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

 Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu thực hiện trích, lập và sử dụng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Hiện nay, hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng thực hiện theo Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Người nộp thuế: Đặng Thị Lê Vân-249-23
Địa chỉ: Vân Canh Hoài Đức Hà Nội
Kính gửi Tổng Cục thuế, Công ty tôi có dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn và xác định được hưởng ưu đã thuế TNDN. Hiện tại, dự án của chúng tôi chưa đi vào hoạt động và chưa phát sinh doanh thu/thu nhập của dự án được hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng, công ty phát sinh các khoản lãi tiền gửi, lãi/lỗ chênh lệch tỉ giá đánh giá lại, lãi/lỗ chênh lệch tỉ giá thực hiện, dẫn đến công ty có thu nhập tính thuế. Vây Công ty sẽ bắt đầu áp dụng ưu đãi thuế là tư khi có thu nhập tính thuế (dù dự án được hưởng ưu đãi thuế chưa đi vào hoạt động) hay từ khi dự án được hưởng ưu đãi thuế đi vào hoạt động và phát sinh thu nhập. Tôi xin cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định của khoản 3 Điều 14 Luật Thuế TNDN thì “3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.”.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp bắt đầu áp dụng ưu đãi miễn, giảm thuế là từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được ưu đãi.

Người nộp thuế: Công ty TNHH một thành viên Thái Hưng-238-24
Địa chỉ: Đường N1 PNghĩa trung Gia Nghĩa Đăk Nông
DN hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng phương pháp doanh thu – chi phí (không phải là kinh doanh BĐS) khi có phát sinh chuyển nhượng BĐS thì khai thuế TNDN theo mẫu nào và nộp tờ khai, tiền thuế ở cơ quan thuế nào đối với trường hợp – chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh – chuyển nhượng BĐS trong tỉnh
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 126/2020/ND-CP; Điểm b Khoản 2 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp khai thuế TNDN theo phương pháp doanh thu – chi phí có phát sinh hoạt động chuyển nhượng BĐS thì không thuộc đối tượng khai thuế TNDN bất động sản theo từng lần phát  sinh.

– Về khai thuế: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN riêng đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, doanh nghiệp thực hiện kê khai, quyết toán thuế chung với hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định.

– Về nộp thuế:

+ Nếu chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh thì doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế hàng quý và quyết toán = doanh thu tính thuế TNDN của hoạt động chuyển nhượng BĐS tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

+ Nếu chuyển nhượng BĐS cùng tỉnh thì doanh nghiệp tự tính số thuế TNDN tạm nộp theo quý cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh để nộp ngân sách nhà nước.

Người nộp thuế: CTY TNHH ĐỒ GIA DỤNG BLUEampGREEN VIỆT NAM-233-25
Địa chỉ: Một phần lô đất D KCN Quang Châu phường Quang Châu thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang Việt Nam
Kính gửi tổng cục thuế, Hiện tại chúng tôi là DNCX đang hoạt động theo GIấy chứng nhận đầu tư lần đầu. Năm 2023 chúng tôi có mở 01 chi nhánh theo GCN đầu tư riêng của CN về hoạt động cho thuê nhà xưởng tại KCN Vân Trung, vậy chúng tôi có được hưởng Ưu đãi thuế TNDN cho dự án số 2 nhà xưởng cho thuê tại KCN như ngành nghề bình thường hay ko được ưu đãi do là hoạt động kinh doanh BĐS?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 16/8/2014 về thuế TNDN có quy định: “Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất (gồm cả chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo quy định của pháp luật); Thu nhập từ hoạt động cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó nếu không tách riêng giá trị tài sản khi chuyển nhượng không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; Thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà ở.

Thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không bao gồm trường hợp doanh nghiệp chỉ cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.”

Trường hợp Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, đến năm 2023 Công ty có mở 01 chi nhánh theo giấy chứng nhận đầu tư riêng của Chi nhánh về hoạt động cho thuê nhà xưởng tại KCN Vân Trung, nếu hoạt động này được xác định là hoạt động cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất thì thu nhập từ hoạt động này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Tuy nhiên, câu hỏi của Công ty chưa có đầy đủ thông tin để xác định hoạt động kinh doanh của công ty, do vậy công ty có thể liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Người nộp thuế: Công ty TNHH MTV Kyouwa Việt Nam-231-26
Địa chỉ: Long An
Kính gửi Tổng cục Thuế, Công ty chúng tôi có trụ sở chính ở Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An. Ngoài ra còn có 1 VPDD ở Quận 7, Tp.HCM. Chức năng Vp này chỉ dùng để xúc tiến thương mại, không phát sinh doanh thu từ địa điểm này. Như vậy Công ty chúng tôi có phải phân bổ thuế TNDN cho địa bàn Tp.HCM không ạ? Xin cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo Điều 17 Thông tư số 80/2021/BTC-TT thì trường hợp được phân bổ thuế TNDN cho các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất. Do vậy, trường hợp công ty có Văn phòng đại diện ở TPHCM khác trụ sở chính ở Long An, VPDD không phải là cơ sở sản xuất thì công ty không phải phân bổ thuế TNDN cho địa bàn có văn phòng đại diện.

Người nộp thuế: COÔNG TY TNHH MTV ĐỊA ỐC SÀI GÒN NAM ĐÔ-224-27
Địa chỉ: 63-65 điện biên phủ p15 Bình Thạnh
Cho tôi hỏi, giao dịch thu hộ chi hộ của các bên liên kết, có cần kê khai tại PL GDLK hay không? nếu phải kê khai thì kê khai ở mục nào tại PLGDLK? Xin cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch liên kết – Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, tại cột 12 quy định về thu hộ, chi hộ, phân bổ cơ sở thường trú giữa các bên liên kết. Phụ lục nêu trên có hướng dẫn kê khai các chỉ tiêu tương ứng theo từng dòng.
Trường hợp Công ty phát sinh giao dịch thu hộ, chi hộ với các bên liên kết thì thực hiện kê khai vào các dòng chỉ tiêu tương ứng của cột số 12 mục III Phụ lục I Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH KANGYIN ELECTRONIC TECHNOLOGY-222-28
Địa chỉ: 0700759547
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử. Chúng tôi có câu hỏi liên quan tới thời điểm áp dụng ưu đãi thuế TNDN kính mong Tổng cục thuế giúp giải đáp: Công ty chúng tôi thành lập năm 2008, Được cấp GCNĐT dự án mà sản phẩm của dự án được hưởng ưu đãi công nghiệp hỗ trợ có xác nhận ưu đãi của BCT, được hưởng ưu đãi M 4 G9, thuế suất 10% trong 15 năm Tới năm 2009: Kết thúc giai đoạn xây dựng, đầu tư, bắt đầu đi vào hoạt động Năm 2010: Bắt đầu có doanh thu từ Dự án, lĩnh vực được ưu đãi nêu trên Câu hỏi: Áp dụng ưu đãi về thuế suất (10% trong vòng 15 năm) từ thời điểm nào? PA 1: Từ thời điểm Công ty có doanh thu (Cụ thể là doanh thu tài chính đã phát sinh năm 2008) PA 2: Từ thời điểm Dự án đi vào hoạt động: Năm 2009 PA 3: Từ thời điểm Dự án được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực có Doanh thu là 2010 Trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định của khoản 6 Điều 13 Luật Thuế TNDN thì “Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu”. Theo đó, năm 2010 doanh nghiệp bạn bắt đầu có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực (sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ) thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính từ năm 2010.

Người nộp thuế: Hồ Thúy-194-29
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty mẹ tối cao tại Nhật Bản không có Văn bản thông báo chỉ định công ty nào tại Việt Nam nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, vì quy định tại Nhật Bản không yêu cầu Công ty mẹ tối cao thực hiện việc này. Do đó, Công ty con tại Việt Nam chỉ nộp công văn thông báo tới cơ quan thuế về việc không thể nộp Thông báo chỉ định này. Kính mong cơ quan thuế hướng dẫn cách xử lý trong trường hợp này là đã tuân thủ chưa. Trân trọng cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

“b) Người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú phải nộp cho Cơ quan thuế trong các trường hợp sau:
– Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam nhưng không có Thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền tại thời điểm đến hạn nộp Báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này.
– Quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động hoặc không tự động cung cấp được cho Việt Nam Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn là đối tượng cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài đó.
– Trường hợp tập đoàn đa quốc gia có nhiều hơn 01 người nộp thuế tại Việt Nam và Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có văn bản thông báo chỉ định một trong những người nộp thuế tại Việt Nam nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thì người nộp thuế được chỉ định có nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp văn bản thông báo chỉ định của Công ty mẹ tối cao cho Cơ quan thuế trước hoặc vào ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty con tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú phải nộp cho Cơ quan thuế quản lý báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Quy định về trường hợp Tập đoàn đa quốc gia có nhiều hơn 01 công ty con tại Việt Nam, Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có văn bản thông báo chỉ định một trong số các Công ty con tại Việt Nam nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho Tập đoàn đa quốc gia, giảm bớt chi phí tuân thủ. Nếu Công ty mẹ tối cao không có văn bản thông báo chỉ định cho một Công ty con nộp thì tất cả các Công ty con đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế quản lý.

Người nộp thuế: Thanh Thảo-189-30
Địa chỉ: Mỹ Xuân
Dạ cho em hỏi doanh nghiệp dự án đầu tư mới ở địa bàn kinh tế khó khăn, kinh doanh nghành nghê điện máy thì áp dụng thuế suất 17% hay 20% ạ!
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định về thuế suất ưu đãi thuế TNDN như sau:

 “3. Thuế suất 20% trong thời gian mười năm áp dụng đối với:

a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại các Điểm a, b Khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.”.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu Công ty có thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và thực tế hoạt động đáp ứng điều kiện ưu đãi thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Vân Thu-188-31
Địa chỉ: 34/25 Khu dân cư Phước Kiền Tầm Vu Hưng Lợi Ninh Kiều Cần Thơ
Công ty tôi hoạt động chính là sản xuất phần mềm, được hưởng ưu đãi ngành nghề đầu tư. Vậy trong quá trỉnh hoạt động, công ty chúng tôi có phát sinh doanh thu và chi phí từ các hoạt động khác như sau: 1. Doanh thu từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 2. Thanh lý tài sản và công cụ 3. Doanh thu từ chênh lệch tỷ giá ( do có hoạt động xuất khẩu phần mềm, lập trỉnh, đối tác thanh toán bằng đồng ngoại tệ cho chúng tôi và quy đổi sang đồng Việt Nam có phát sinh doanh thu và chi phí từ chênh lệch tỷ giá) Vậy lợi nhuận từ các hoạt động nêu trên có được tính là Thu nhập hưởng ưu đãi thuế TNDN hay không? Lỗ từ hoạt động nêu trên có được bù trừ với lãi từ hoạt động của nhành nghề hưởng ưu đãi thuế TNDN hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) quy định:

“4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:

a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khoản 9 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“9. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.”

Việc xác định thu nhập được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực và bù trừ thu nhập giữa các hoạt động được ưu đãi với thu nhập không được ưu đãi được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Người nộp thuế: Nguyễn Trung Tiến-181-32
Địa chỉ: Cần Thơ
Kính gửi Tổng Cục Thuế: 1- Trên báo cáo KQHĐ tôi có thu nhập khác (CT 31) và chi phí khác (CT 32). TN khác – CP khác = LN khác. Tổng LN kế toán trước thuế (CT 50) = LN thuần + LN khác. cho tôi hỏi khi lên tờ khai quyết toán thuế TNDN, tại chỉ tiêu A1 = CT 50 trên BC KQHĐKD, vậy đối với phần thu nhập khác CT 31 và CP khác CT 32 (2 khoản này độc lập và đều phải tính thuế TNDN) thì trên tờ khai quyết toán tôi phải để vào chỉ tiêu nào để tăng tổng TN chịu thuế?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC Bộ Tài chính ban hành mẫu biểu hồ sơ khai thuế (phụ lục II Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế) theo đó Phụ lục 03-1A-TNDN Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không có chỉ tiêu thu nhập khác (CT 31) và chi phí khác (CT 32); Tổng LN kế toán trước thuế (CT 50) = LN thuần + LN khác. Do vậy, đề nghị Công ty nghiên cứu Thông tư 80 để áp dụng mẫu biểu kê khai thuế được đúng quy định.

Chỉ tiêu A1 trên Tờ khai quyết toán thuế 03-TNDN – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp = Chỉ tiêu 22 – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phụ lục 03-1A-TNDN.

Người nộp thuế: Đỗ Thắng-179-33
Địa chỉ: Hà Nội
Trong quy chế tài chính, DN có quy định mức khoán công tác phí hàng tháng đối với toàn bộ nhân viên là 1 triệu đồng/tháng và hàng tháng DN làm phiếu chi chi tiền cho nhân viên (và KHÔNG kèm theo giấy tờ gì khác như quyết định đi công tác, giấy đi đường…). TCT cho hỏi với chứng từ trên (duy nhất phiếu chi) thì khoản chi công tác phí này có được coi là hợp lý, hợp lệ khi xác định thuế TNDN không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm 2.9 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Theo đó, công ty có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và có khoán chi phí công tác phí theo quy định nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CHẤT ĐỐT ĐỒNG NAI-178-34
Địa chỉ: Số 255B đường Phạm Văn Thuận Phường Tân Mai Thành phố Biên Hoà Đồng Nai
Cho em hỏi, công ty có vay ngắn hạn vốn ngân hàng trên 25% vốn chủ sở hữu và trên 50% nợ dài hạn, không vay trung dài hạn, có nợ dài hạn là nhận ký quỹ của khách hàng. Vậy công ty em có thuộc trường hợp giao dịch liên kết không, nếu có thì chỉ những ngân hàng vay vốn trên 25% mới phải loại trừ chi phí lãi vay, hay tất cả chi phí lãi vay của cá nhân và ngân hàng đều phải loại trừ. Em cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
– Tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:
“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty vay vốn từ doanh nghiệp khác (bao gồm cả ngân hàng) với điều kiện khoản vốn vay chiếm ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì Công ty và doanh nghiệp cho vay được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời thực hiện theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Tổng chi phí lãi vay để xác định chi phí lãi vay được trừ theo quy định theo điểm a khoản 3 Điều 16 không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ bên liên kết hay bên độc lập.

Người nộp thuế: Nguyễn Văn Toàn-177-35
Địa chỉ: Hải Phòng
Xin kính chào Quý Tổng Cục Thuế Tôi muôn hỏi là: [1] Theo TT78/96/vbhn66: Chi phi tổn thất hàng hóa với nguyên nhân, thiên tai hỏa hoạn, địch bệch, bất khả kháng, không đc bổi thường, thì mới đc tính là CP hợp lệ [2] Theo TT48/trích lập dự phòng cho mục đích tính thuế TNDN Nếu cty có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (với nguyên nhân hàng hư hỏng sinh lý hóa tự nhiên, lỗi mốt, lạc hậu…) đúng theo quy định, thì được tính là chi phí được trừ. Vậy cho tôi muốn hỏi, Nếu bên tôi KHÔNG trích lập dự phòng, Nhưng có phát sinh chi phí tiêu hủy hàng hư hỏng sinh lý hóa tự nhiên, lỗi mốt, lạc hậu thì có đc xem xét là chi phí hợp lý hợp lệ hay không? Xin trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.”

Trường hợp Công ty có phát sinh hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường nếu đáp ứng đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Công Nghiệp Fujisawa Việt Nam-174-36
Địa chỉ: Lô N7-N8 đường số 8 Cụm Công nghiệp Hải Sơn – Đức Hòa Đông Xã Đức Hòa Đông Huyện Đức Hoà Tỉnh Long An
Công ty thành lập vào tháng 7/2023 (trên giấy đăng ký kinh doanh: 19/07/2023; trên giấy đăng ký đầu tư: 22/06/2023). Địa bàn thực hiện dự án đầu tư thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn. Trên giấy đăng ký đầu tư, điều 2, những công ty khác sẽ ghi rõ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, của công ty này không thể hiện rõ. Vậy thì công ty vẫn được hưởng ưu đãi thuế theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP phải không? Ngoài ra, khi không thể hiện rõ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế trên giấy đăng ký đầu tư. Thế công ty có phải làm thủ tục thay đổi, bổ sung trên giấy đăng ký đầu tư không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Luật thuế TNDN hiện hành quy định doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư (trong đó có địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn) thì được ưu đãi thuế TNDN.

Trường hợp nếu doanh nghiệp bạn thực tế đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thì được hưởng ưu đãi thuế theo thực tế đáp ứng.

Việc thay đổi, bổ sung giấy đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Người nộp thuế: MinhNhi Cosmetic-173-37
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty tôi kinh doanh hàng mỹ phẩm. Tháng 10/2023, chúng tôi kiểm kê đã loại ra một số mặt hàng bị tồn đã quá hạn sử dụng. Chúng tôi đã lập bảng kê, ra quyết định hủy lô hàng trên. Tổng lô hàng này trị giá 125 triệu đồng. Xin cho biết giá trị lô hàng hỏng này có được tính vào chi phí được trừ không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Đối với các sản phẩm hết hạn sử dụng phải tiêu hủy, nếu Doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ trong năm thực hiện tiêu hủy.  Doanh nghiệp lập Hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết b, khoản 2.1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC, cụ thể:

“Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).”

Người nộp thuế: Công Ty TNHH Villship-170-38
Địa chỉ: Lô 01 – QH Khu TMDV Kết Hợp Nhà Ở đường Nguyễn Công Trứ Nối Dài Phường 1 TP Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng
Kính gửi Tổng Cục Thuế, Em đến từ Công ty Villship. Công ty em có lập tờ khai thuế nhà thầu theo tháng. Lập theo hóa đơn phát sinh. Em xin hỏi vậy công ty có cần làm tờ khai quyết toán thuế nhà thầu năm không ạ? Vì theo em được biết Quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài phải được thực hiện trong vòng 45 ngày sau khi kết thúc hợp đồng. Nhưng bên em vẫn tiếp tục phát sinh thuế nhà thầu theo hàng tháng ạ. Mong Tổng cục thuế giải đáp vướng mắc và gửi thêm hướng dẫn vào mail ketoanvillship@gmail.com để Công ty được rõ hơn ạ. Em xin cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ điểm e khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định trường hợp nhà thầu nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và phương pháp hỗn hợp thực hiện khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu (không phải quyết toán theo năm); trường hợp nhà thầu nước ngoài nộp thuế TNDN trên cơ sở khai doanh thu chi phí để xác định thu nhập chịu thuế  thì thực hiện khai quyết toán thuế TNDN theo năm.

Người nộp thuế: Công ty CP đầu tư tài chính bảo hiểm dầu khí-159-39
Địa chỉ: Số 15 ngõ 22 Mạc Thái Tổ Yên Hòa Cầu Giấy HN
Công ty chúng tôi có dự án BĐS tại Đà Nẵng. Các năm trước nộp thuế TNDN theo từng lần phát sinh nên đã nộp ở Đà Nẵng khá nhiều. Số thuế này đã được cơ quan thuế quản lý tại Hà Nội (Cục thuế Hà Nội) xác định là nộp thừa. Các năm 2021 trở về trước được tự động bù trừ với nghĩa vụ khi quyết toán thuế năm. Nhưng từ năm 2022 cơ quan thuế quản lý tại Hà Nội thông báo là không được bù trừ do nộp ngoại tỉnh nữa. Vậy số thuế còn thừa này Công ty chúng tôi xử lý như thế nào? Số thừa nhiều mà phần phát sinh mới DN vẫn bắt buộc phải đóng thêm. Số thuế đã nộp tại Đà Nẵng có vài nghiệp vụ không lên dữ liệu thuế điện tử (Cục thuế Đà Nẵng và Kho bạc đã xác nhận số đã nộp và có chứng từ nộp tiền kèm theo) thì Công ty phải xử lý thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì NNT có số thuế nộp thừa thì được bù trừ tự động với khoản thu phát sinh, khoản nợ có cùng nội dung kinh tế, cùng địa bản thu ngân sách. Như vậy trường hợp công ty có số tiền thuế TNDN nộp thừa của hoạt động chuyển nhượng  dự án BĐS tại Đà Nẵng thì số tiền thuế nộp thừa được bù trừ với khoản thuế TNDN từ BĐS phát sinh kỳ tiếp theo hoặc khoản nợ tiền thuế TNDN từ BĐS tại Đà nẵng .

Trường hợp công ty muốn bù trừ khoản nộp thừa này với nghĩa vụ thuế của Công ty tại Cục Thuế Hà Nội thì công ty thực hiện thủ tục bù trừ theo quy định tại điểm b  Khoản 2 Điều 25, Thông tư 80.

Người nộp thuế: Nguyễn Phương Thảo-152-40
Địa chỉ: 30
Chúng tôi đang lập BCTC năm 2023, thì có phát hiện ra sai sót BCTC năm 2022, sai sót này là sai sót ko trọng yếu, không làm ảnh hưởng tới số thuế TNDN 2022 ( năm 2022 chúng tôi ko phát sinh nghĩa vụ thuế), Vậy chúng tôi có cần phải làm lại quyết toán năm 2022 không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020 của Chính phủ thì trường hợp DN đã nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm, sau đó phát hiện ra sai sót nhưng sai sót đó không làm ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm thì DN không phải nộp Tờ khai bổ sung mà chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung kèm theo tài liệu có liên quan.

Người nộp thuế: Công ty Kim Bảo-150-41
Địa chỉ: 184 Lê Đại Hành Q11 TPHCM
Hướng dẫn kê khai chuyển lỗ hoạt động chuyển nhượng BĐS các năm trước bù trừ với lãi của hoạt động SXKD kỳ này. Hiện phần mềm HTKK 5.1.8, Chỉ tiêu C3b trên tờ khai Quyết toán TNDN báo lỗi, chỉ cho chuyển lỗ < min trị tuyệt đối của Chỉ tiêu B15 (Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS của năm nay). Tại PL 03-2/TNDN đã nhập Mục II, chỉ tiêu (5) Số lỗ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển trong kỳ đã nhập bằng đúng với số lãi của hoạt động SXKD năm nay. Rất mong Tổng Cục Thuế hướng dẫn kê khai trường hợp này.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ theo  Khoản 2 Điều 6; Khoản 3, Điều 7, Nghị định số 218 năm 2013 quy định khoản lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng kỳ, trường hợp trong kỳ vẫn còn số lỗ của hoạt động chuyển nhượng BĐS thì doanh nghiệp được chuyển lỗ sang các năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động BĐS, thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh số lỗ.

Người nộp thuế: Đinh Kim Hữu-128-42
Địa chỉ: Thái Nguyên
4. Công ty chúng tôi có thuê văn phòng kinh doanh nhưng chủ nhà cho thuê VP có nhiều tài sản khác cho thuê dự kiến là tổng doanh thu từ việc cho thuê tài sản trên 100 triệu/năm. Nhưng VP của cty tôi thuê thì chỉ có giá 5 trd/tháng. Vậy đối với trường hợp này công ty chúng tôi muốn ghi nhận chi phí thuê vp là chi phí hợp lý khi tính thuế tndn cần làm những thủ tục kê khai như nào ạ.
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.”
Khoản chi tiền thuê tài sản của cá nhân để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định tại khoản 2.5 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Thông tin Công ty trình bày chưa đầy đủ thông tin về nội dung hợp đồng ký giữa Công ty và cá nhân có tài sản cho thuê thuộc trường hợp nào nêu tại khoản 2.5 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên. Do đó, đề nghị Công ty căn cứ quy định nêu trên và hồ sơ, chứng từ thực tế để áp dụng theo quy định.
Liên quan đến cá nhân có tài sản cho thuê nếu phát sinh mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT, TNCN và phí môn bài theo quy định.

Người nộp thuế: Phạm Thị Việt Hà-119-43
Địa chỉ: Hà Đông Hà Nội
1. Công ty trong năm có tạm nộp thuế 1% TNDN của hoạt động chuyển nhượng BĐS tại tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng, cuối năm Quyết toán thuế TNDN số phải nộp nhỏ hơn số đã tạm nộp 1%, vậy khoản này coi như là khoản nộp thừa có được bù trừ cho thuế TNDN các năm tiếp theo hay phải làm thủ tục hoàn thuế TNDN? Thủ tục hoàn thuế TNDN gửi cho Cục thuế quản lý Doanh nghiệp đóng trụ sở chính hay gửi cho Cục thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng BĐS? 2. Hiện tại doanh nghiệp đang nộp thừa thuế TNDN cho hoạt động chuyển nhượng BĐS khác tỉnh, nhưng số tiền theo giấy nộp tiền của doanh nghiệp đã đối chiếu với cơ quan thuế ghi nhận khoản nộp vào NSNN là đúng, tuy nhiên trên hệ thống trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn/ lại đang thể hiện chưa đủ số tiền doanh nghiệp đã nộp vào NSNN. Vậy Doanh nghiệp cần làm gì để được ghi nhận đầy đủ trên trang thuế điện tử khoản thuế TNDN tạm nộp 1% cho Cục thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng.
Tổng cục Thuế trả lời:

1.Theo quy định tại Điểm b2 Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC số thuế đã tạm nộp lớn hơn số thuế phân bổ cho địa phương nơi có bất động sản khác tỉnh, thì được xác định là số thuế nộp thừa và được xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 25 Thông tư số 80. Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế để thực hiện.

2.Đối với việc số thuế đã nộp, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hỗ trợ.

Người nộp thuế: Công ty CPDV điện lực Đông Bắc-115-44
Địa chỉ: 2400909812
Công ty có thuê nhà của cá nhân (sinh năm 1947 và không có hóa đơn) làm văn phòng đại diện với giá thuê 20trđ/tháng, công ty đã kê khai và nộp thuế môn bài, TNCN, VAT cho cá nhân Vậy quý cục thuế cho cty hỏi : Công ty trả tiền thuê nhà cho cá nhân trên bằng tiền mặt được không ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
….”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản chi nếu không thuộc trường hợp có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì khi thanh toán không cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Toan-109-45
Địa chỉ: Công ty Hà Thái
Công ty e là công ty cổ phần thành viên trong công ty cổ phần có mở thêm 1 công ty tnhh hai bên công ty cỏ phát sinh mua bán qua lại với nhau có bị coi là thuộc giao dịch liên kết không ạ và nếu thuộc giao dịch liên kết thì cuối năm làm báo cáo tài chính cần kê khai nhưng j ạ e cám ơn.Trân Trọng
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1, Khoản 1 Điều 2, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP: Trường hợp Công ty cổ phần và Công ty TNHH do thành viên Công ty cổ phần thành lập được xác định là các bên có quan hệ liên kết theo các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 thì các giao dịch mua bán giữa 2 Công ty thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 2 Điều 1 là giao dịch liên kết và Công ty có nghĩa vụ kê khai giao dịch liên kết theo các mẫu biểu ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: mai-102-46
Địa chỉ: 299/28C Lý Thường kiệt p15 quận 11
Công ty tôi làm xong báo cáo tài chính 2023 và nộp rồi. Giả sử đến tháng 4/2024 hoặc tháng 5/2024 có hóa đơn điều chỉnh của tháng 11/2023 . Như vậy tôi phải làm lại toàn bộ báo cáo tài chính năm 2023 phải không.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 47 Luật quản lý thuế năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trường hợp DN đã nộp hồ sơ quyết toán thuế kỳ tính thuế năm 2023 có hóa đơn điều chỉnh liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN thì công ty thực hiện lập hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ khai thuế theo quy định.

Người nộp thuế: Công Ty TNHH Nitro Tech Asia Inc-93–47
Địa chỉ: Đà Nẵng
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp FDI 100%, thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với thời gian thực hiện dự án là 5 năm tới Tháng 6 năm 2023. Hoạt động chính là lập trình sản xuất phần mềm. Công ty tự xác định đủ điều kiện ưu đãi thuế TNDN miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm. Ưu đãi từ năm 2018 Tháng 6/2023 công ty chúng tôi gia hạn dự án đầu tư thêm 3 năm tới tháng 6/2026 Vậy công ty chúng tôi có được áp dụng ưu đãi trong thời gian còn lại sau khi gia hạn dự án đầu tư hay không? Kính mong Tổng Cục Thuế hướng dẫn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Liên quan đến ưu đãi thuế đối với trường hợp doanh nghiệp kéo dài thời gian hoạt động, Bộ Tài chính có công văn số 206/BTC-TCT ngày 07/01/2015 trả lời Công ty TNHH dệt SY và Cục Thuế tỉnh Đồng Nai; Tổng cục Thuế có công văn số 1627/TCT-CS ngày 25/04/2017 trả lời Cục Thuế tỉnh Bình Dương theo hướng doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thời gian hoạt động được gia hạn.

Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật thuế TNDN, pháp luật về đầu tư và các hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, trường hợp doanh nghiệp bạn gia hạn dự án đầu tư thêm 3 năm thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong thời gian được gia hạn.

Người nộp thuế: Công ty CP Logistics Amico Gold-85–48
Địa chỉ: LK31-10 Khu đô thị mới Vân Canhxã Vân Canh huyện Hoài Đức TP Hà Nội
-Tháng 1 năm 2024 đã tạm nộp thuế TNDN 2023 tạm tính. Khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN 2023. Có điền số tiền đã tạm nộp đó vào không.
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp tháng 1 năm 2024 công ty đã tạm nộp thuế TNDN của năm 2023 thì khi lập hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN kỳ tính thuế năm 2023, công ty khai số thuế TNDN đã tạm nộp trên vào chỉ tiêu G3 hoặc G4, tờ khai QTT 03-TNDN.

Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ XPD VIỆT NAM-79–49
Địa chỉ: 5B Phổ Quang phường 2 Quận Tân Bình TPHCM
Ngoài báo cáo tài chính như các công ty Việt Nam thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài có phải nộp thêm những báo cáo nào khác không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật quản lý thuế năm 2019 thì hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm: tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết (nếu phát sinh giao dịch liên kết), các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế (Luật quản lý thuế không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước). Do vậy, đề nghị công ty căn cứ tình hình thực tế  để lập hồ sơ khai thuế theo đúng quy định Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Thanh-75–50
Địa chỉ: Lô 30 đường an hạ kcn tân đức xã đức hòa hạ huyện đức hòa tỉnh long an
Em xin chào tổng cục thuế, Công ty em hoạt động từ năm 2018 đến nay ,hiện tại các năm công ty em đều đang phát sinh lỗ chưa phải nộp thuế TNDN , thì công ty em có cần làm phụ lục 03/02 để chuyển lỗ cho các năm tới không, hay chỉ cần năm nào có lãi và phải nộp thuế TNDN thì công ty mới cần làm phụ lục 03/02 để bù lỗ ah. xin tổng cục giải đáp thắc mắc. Em xin cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp sau khi quyết toán mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Trường hợp năm quyết toán công ty không phát sinh chuyển lỗ  (không có thu nhập chịu thuế) thì công ty không phải lập Phụ lục 03-02/TNDN.

Người nộp thuế: Công ty Lâm nghiệp Đăk Glei-73–51
Địa chỉ: Đăk Pét Đăk Glei
Tháng 11/2022 Cục thuế thanh tra Công ty giai đoạn năm 2021 và truy thu 49 triệu tiền thuế TNDN. Công ty hạch toán Nợ 821 có 3334: 49 triệu. Vậy khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2022, công ty có phải kê khai khoản 49tr đó vào kì kê khai năm 2022 không hay công ty phải kê khai bổ sung trong năm 2021. mong được Cục thuế trả lời. Xin cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 47 Luật QLT số 38/2019/QH14 thì trường hợp cơ quan thuế thực hiện thanh tra và ban hành quyết định xử lý truy thu thuế TNDN thì công ty thực hiện nộp tiền thuế theo Quyết định xử lý VPHC của cơ quan thuế, công ty không phải  khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được thanh tra, kiểm tra.

Người nộp thuế: Trần Thị Lương-69–52
Địa chỉ: số 109 ngõ 53 đức giang long biên HN
Năm 2020 doanh nghiệp có vay tiền của ngân hàng và thuộc diện giao dịch liên kết. Đến hiện tại số tiền vay dư nợ gốc đã trả giảm và theo nghị định 132 thì không còn thuộc diện là giao dịch liên kết nữa. Vậy xin hỏi đơn vị có cần làm phụ lục giao dịch liên kết và giảm trừ tiền lãi vay nữa không? Xin cảm ơn !
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1,  khoản 1 Điều 2, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP  của Chính Phủ thì: Nếu khoản vay của Công ty với doanh nghiệp khác không đáp ứng điều kiện điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì Công ty với doanh nghiệp cho vay không phải là các bên có quan hệ liên kết;
Trường hợp doanh nghiệp không có các quan hệ liên kết theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Khi đó, doanh nghiệp không phải kê khai phụ lục giao dịch liên kết.

Người nộp thuế: Cty TNHH MTV SX TM XNK NHỰA THÀNH CÔNG-59–53
Địa chỉ: Lô F4 Đường số 6 KCN Hoà Bình ấp 7 Nhị Thành Thủ Thừa Long An
Từ T01-11/23: chi nhánh đặt khác tỉnh, trụ sở chính phân bổ thuế TNDN cho chi nhánh Tháng 12/23: trụ sở chính dời về cùng tỉnh với chi nhánh. Vậy khi quyết toán thuế TNDN xử lý số thuế đã phân bổ cho chi nhánh trước đó ( vì cuối năm chi nhánh và trụ sở chính là cùng tỉnh)
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp tháng 12/2023 Trụ sở chính chuyển về cùng tỉnh với chi nhánh nếu công ty áp dụng năm tài chính là năm dương lịch thì khi quyết toán thuế Công ty không phải lập phụ lục phân bổ thuế TNDN cho chi nhánh khi quyết toán thuế TNDN. Số tiền thuế TNDN đã tạm nộp cho chi nhánh được trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán. Trường hợp số thuế đã tạm nộp lớn hơn số phải nộp thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật quản lý thuế và Điều 25 Thông tư 80.

Người nộp thuế: Công ty TNHH thu mua phế liệu Môi trường xanh Bắc Ninh-49–54
Địa chỉ: Bắc Ninh
Khoản thu cổ tức được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết sau khi trừ thuế TNDN thì kê khai vào chỉ tiêu B12 hay C2 trên tờ khai 03/tndn
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy  định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư số 78/2014/BTC hướng dẫn khoản thu cổ tức được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết sau khi trừ thuế TNDN là khoản thu nhập được miễn thuế vì vậy thực hiện kê khai vào chỉ tiêu C2 trên tờ khai QTT 03/TNDN.

Người nộp thuế: Trần Thị Tươi-48–55
Địa chỉ: Hoàng Mai Hà Nội
Xin hỏi Tổng cục thuế, TH công ty có ủy quyền cho cá nhân dùng tài khoản ngân hàng cá nhân để thanh toán các khoản dịch vụ có hóa đơn trên 20tr đồng, sau đó công ty thanh toán cho cá nhân bằng tài khoản công ty. Vậy TH này có được coi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với hóa đơn trên 20tr đồng không ạ? Hồ sơ cần lưu đối với TH này là gì? Mong tổng cục thuế hướng dẫn
Tổng cục Thuế trả lời:

– Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

 “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

…”.

– Tại  Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC), quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Điều 15.Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán)…”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty có ủy quyền cho cá nhân dùng tài khoản ngân hàng cá nhân để thanh toán các khoản dịch vụ có hóa đơn trên 20tr đồng, sau đó công ty thanh toán cho cá nhân bằng tài khoản công ty nếu hình thức thanh toán này được quy định cụ thể tại quy chế quản lý tài chính của Công ty, hoặc có Quyết định về việc ủy quyền của Công ty cho cá nhân, đồng thời các khoản chi này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; có hồ sơ liên quan đến việc ủy quyền của công ty cho cá nhân thanh toán với người bán và thanh toán lại với công ty; chứng từ chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng của cá nhân cho người bán, chứng từ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của công ty cho cá nhân thì hình thức thanh toán trên được coi là đáp ứng đủ điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Người nộp thuế: Stellapharm-47–56
Địa chỉ: Thuận An Bình Dương
Công Ty em là công ty sản xuất hơn 1000 cán bộ công nhân viên, mỗi dịp lễ tết có mua quà( bánh mứt) về tặng nhân viên và đối tác. Và cty có xuất hoá đơn đầu ra cho chính tên đơn vị mua hàng là chính công ty mình vói nội dung là Quà tặng nhân viên theo danh sách nhân sự đính kèm. Và chi phí quà tặng này có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TnDn ko ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng….

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…”

Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp phát sinh khoản chi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, không thuộc các khoản chi không được trừ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Người nộp thuế: Công ty Cổ phần Việt Long-45–57
Địa chỉ: Tầng 5 sô 76-78 Bạch Đằng Phường Hải Châu I Q Hải Châu TP Đà Nẵng
Xin hỏi cục thuế về việc gửi báo cáo quyết toán thuế TNDN có chi nhánh phụ thuộc : XIn hỏi là khi quyết toán thuế TNDN , chúng tôi gửi hồ sơ quyết toán cho chi cục thuê quản lý công ty chính , vậy chúng tôi có phải gửi hồ sơ quyết toán thuế TNDN phân bổ về cho cơ quan thuế quản lý chi nhánh phụ thuộc nữa ko ? Nếu phải nộp thì nộp bằng MST cty chính hay MST phụ thuôc. ( Công ty chúng tôi là doanh nghiệp siêu nhỏ) . Xin cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp chi nhánh phụ thuộc là đơn vị sản xuất (không hạch toán độc lập) thì khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN, công ty có lập Bảng phụ lục phân bổ cho chi nhánh khác tỉnh thì công ty gửi hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính bằng mã số thuế của công ty (không phải gửi hồ sơ đến chi nhánh khác tỉnh). Tuy nhiên, công ty phải nộp tiền thuế trực tiếp tại địa phương có chi nhánh phụ thuộc đối với số tiền thuế phải phân bổ.

Người nộp thuế: Công ty TNHH thép Bình Hải-34–58
Địa chỉ: Bình Lục Hà Nam
Công ty tôi có mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. Xin hỏi công ty tôi có được tính vào chi phí được trừ cho khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động này không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) thì phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Căn cứ quy định trên thì về nguyên tắc khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động của Công ty được tính vào chi phí được trừ nếu khoản chi này đáp ứng các quy định về mức chi, hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, Công ty chỉ được trừ khoản chi này vào chi phí khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đại Nam-31–59
Địa chỉ: 302/9A Lê Đức Thọ phường 6 quận Gò Vấp TpHCM
Năm 2023 thuế TNDN có được giảm 30% hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trong năm 2023, Quốc hội không ban hành chính sách hỗ trợ giảm thuế TNDN. Do đó, căn cứ văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN hiện hành doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước 100% số thuế TNDN phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023, không được giảm 30%.

Người nộp thuế: Kế toán Thành Tín-24–60
Địa chỉ: Hưng Yên
DN tôi có dự án đầu tư mới tại địa bàn khu kinh tế được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tôi có bổ sung ngành nghề kinh doanh thì thu nhập từ hoạt động bổ sung có được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Luật thuế TNDN hiện hành quy định doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư (trong đó có địa bàn khu kinh tế) thì được ưu đãi thuế TNDN.
Vì vậy, cần căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp bạn là ngành nghề bổ sung có thuộc phạm vi dự án đầu tư mới của doanh nghiệp hay là dự án đầu tư mở rộng, từ đó mới có cơ sở xác định ưu đãi thuế TNDN phù hợp theo quy định. Nếu ngành nghề bổ sung không gắn với dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi, doanh nghiệp không tăng vốn, không thực hiện đầu tư mở rộng để tăng tài sản thì thu nhập từ hoạt động này không được ưu đãi thuế TNDN.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Hiền-20–61
Địa chỉ: Bến Lức Long an
Năm 2022 EBITDA âm thì chi phí lãi vay không được trừ 2022 có được chuyển sang năm 2023 ko? Vì theo điểm b khoản 3, ND 132/2020 chỉ quy định chuyển tiếp đối với CP lãi vay vượt 30% EBITDA (điểm a, khoản 3, ND 132/2020) mà không đề cập đến trường hợp EBITDA âm.
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp năm 2023 Công ty có giao dịch liên kết thì phần chi phí lãi vay không được trừ của năm 2022 được chuyển sang kỳ tính thuế năm 2023 khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của năm 2023 thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16.

Người nộp thuế: Phạm Thị Thanh Thúy-18–62
Địa chỉ: Bình Dương
Kính gửi TCT, Tôi muốn hỏi về đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm do cty vừa nhập khẩu và xuất khẩu. TK 131 và 331đến cuối năm các khoản nợ này còn chưa thực hiện được trong năm 2023, nếu đánh giá lại TGNT thì có được đưa vào chi phí và lãi khi QT. TTNDN cho năm 2023 không? Kính mong TCT giải đáp thắc mắc. Trân trọng cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại điểm 2.22 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

– Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.”

– Tại khoản 9 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC) quy định:

“Điều 7. Thu nhập khác

9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:

– Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.

– Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.”

Đề nghị Công ty căn cứ các quy định nêu trên để xác định chi phí hoặc thu nhập đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả, nợ phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế phù hợp với thực tế phát sinh của doanh nghiệp.

Người nộp thuế: NGUYỄN HẢI YẾN-17–63
Địa chỉ: ĐÀ NẴNG
Công ty tôi không có đồng phục cho nhân viên. Hàng năm, công ty có chi trả phụ cấp trang phục, chi trực tiếp bằng tiền mặt cho nhân viên để họ tự đi mua trang phục tự chòn tùy thích để mặc đi làm. Khoản chi luôn <5tr/ người/ năm. Vậy khoản chi này (được quy định trong Quy chế tài chính, có phiếu chi hợp lệ) thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN ko?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại điểm 2.7 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định về khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

“2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty không có đồng phục cho nhân viên và hàng năm, công ty có chi trực tiếp bằng tiền mặt cho nhân viên để họ tự đi mua trang phục để mặc đi làm, mức chi không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, nếu khoản chi này có đủ chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Người nộp thuế: NGUYỄN HẢI YẾN-15–64
Địa chỉ: ĐÀ NẴNG
Công ty tôi có thuê nhà của cá nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền thuê >100tr/ năm. Trong hợp đồng thuê có ghi rõ bên cá nhân cho thuê làm thủ tục kê khai và nộp thuế. Vậy chứng từ để công ty có thể đưa chi phí trên vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì? Có cần phải có chứng từ nộp thuế của bên cá nhân chủ nhà không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

“2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.”.

Trường hợp Công ty thuê nhà của cá nhân nếu thực tế có phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền thuê trên 100tr đồng/ năm, hợp đồng thuê có ghi rõ bên cá nhân cho thuê làm thủ tục kê khai và nộp thuế thì Công ty căn cứ quy định nêu trên để chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ để xác định khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN.

Người nộp thuế: nguyễn thị thanh-14–65
Địa chỉ: hiệp hoà bắc giang
công ty tôi thành lập trong khu công nghiệp từ năm 2021 và đang thuộc diện được ưu đãi miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế tndn phải nộp trong 4 năm tiếp theo. trong năm 2023 công ty chúng tôi có ghi nhận khoản thu nhập khác do nhà cung cấp giao hàng lỗi nên hai bên lập biên bản thống nhất công ty chúng tôi không phải thanh toán cho nhà cung cấp số tiền tương ứng với số hàng lỗi đó. xin hỏi thu nhập này có được miễn, giảm thuế tndn không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các mức ưu đãi thuế TNDN và nguyên tắc xác định thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP).

Theo đó, người nộp thuế TNDN nếu thực hiện dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn theo quy định của Luật Thuế TNDN thì thu nhập phát sinh từ dự án đầu tư đó được áp dụng ưu đãi thuế TNDN.

Trường hợp của quý Công ty có khoản thu nhập khác mà không phát sinh trực tiếp từ dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi thì khoản thu nhập này không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Người nộp thuế: Nguyễn Hằng-4-V-66
Địa chỉ: Số 281 đường Đình Hương
Công ty tôi vay cá nhân là giám đốc công ty. thì có được xem là giao dịch liên kết. Và lãi vay của ngân hàng có bị xác định phần được tính CP hợp lệ không?
Tổng cục Thuế trả lời:

–  Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”

–  Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.”

– Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty vay cá nhân là giám đốc Công ty với mức vốn vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế thì Công ty và cá nhân giám đốc Công ty được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó, nếu giữa Công ty và cá nhân giám đốc phát sinh các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì Công ty thuộc đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Trường hợp Công ty thuộc đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Nghị định thì tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời thực hiện theo khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Hà-3-t-67
Địa chỉ: TX Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
Thị xã Điện Bàn được ưu đãi thuế TNDN không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Địa bàn được ưu đãi thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế TNDN và pháp luật về đầu tư. Cụ thể:

– Tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN nếu đầu tư tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/NĐ-CP (Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014)

– Kể từ ngày 27/12/2015 thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

– Kể từ ngày ngày 26/3/2021 thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

Đề nghị công ty căn cứ quy định của pháp luật và thực tế doanh nghiệp để áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN phù hợp.

Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TỔNG HỢP THƯƠNG MẠI NGÂN ANH-2-Ư-68
Địa chỉ: Tổ 2 Thôn Lâm Môn Xã Tam Vinh Huyện Phú Ninh Quảng Nam
Kính gửi Tổng cục thuế, nhờ tổng cục thuế phản hồi giúp em ạ: Công ty em thành lập tháng 8/2023, trụ sở công ty thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ). Công ty hoạt động trong lĩnh vực bán buôn viên nén gỗ; vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Toàn bộ doanh thu của công ty phát sinh tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Đối chiếu với điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế TNDN (Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thì với doanh thu phát sinh và điều kiện như trên. Như vậy, công ty em có đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế TNDN (miễn thuế, giảm thuế) theo Thông tư Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC hay không ạ? Em xin cảm ơn!!!
Tổng cục Thuế trả lời:

Pháp luật thuế TNDN quy định doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới đáp ứng điều kiện địa bàn khuyến khích đầu tư (trong đó có địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thì được ưu đãi thuế TNDN.

Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Về ưu đãi thuế TNDN đối với DN thành lập ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2401/TCT-CS ngày 12/6/2020 hướng dẫn cụ thể.

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định của pháp luật thuế TNDN, pháp luật về đầu tư và tình hình thực tế doanh nghiệp để áp dụng ưu đãi thuế phù hợp.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page