[Kế toán CPA] KẾ TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

180
  1. 1. Kế toán công cụ, dụng cụ phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

– Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp;

– Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì;

– Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ;

– Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;

– Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…

  1. 2. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định đối với nguyên liệu, vật liệu.
  2. 3. Việc tính giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cũng được thực hiện theo một trong ba phương pháp sau:

– Nhập trước – Xuất trước;

– Thực tế đích danh;

– Bình quân gia quyền.

  1. 4. Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ công cụ, dụng cụ. Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất. Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt.
  2. 5. Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
  3. 6. Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận Chi phí trả trước và phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
  4. 7. Công cụ, dụng cụ liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại phần TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
  5. Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

    Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

    Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

    Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

    Mọi thông tin xin liên hệ:

    Công ty TNHH Gonnapass

    Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Email: hotro@gonnapass.com

    Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

    Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

    Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

    Website: https://gonnapass.com

    Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
trang

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page