[Kế toán CPA] NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

136

1. Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Ví dụ để trình bày BCLCTT, doanh nghiệp phải theo dõi thêm yếu tố phải trả cho hoạt động kinh doanh hay đầu tư hoặc tài chính.

Trong một số trường hợp đặc biệt mua, bán hàng với số lượng lớn khách lẻ thì không cần theo dõi cụ thể từng đối tượng phải trả, ví dụ: Khi bán thẻ cào trả trước cho khách lẻ, nhà mạng có thể theo dõi tổng số tiền nhận trước mà không cần chi tiết khoản nhận trước cho từng khách lẻ.

2. Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:

– Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;

– Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu;

– Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tài sản, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…

3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Trong một số trường hợp, thời hạn trả không xác định được rõ ràng là dưới hay trên 12 tháng vì phụ thuộc vào quyết định của khách hàng thì khoản phải trả được phân loại là ngắn hạn, ví dụ: Khách hàng mua thẻ cào trả trước, thời hạn sử dụng tối đa là 24 tháng. Trường hợp này doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình tại bất cứ thời điểm nào khi khách hàng sử dụng thẻ (có thể dưới 12 tháng) và do vậy khoản tiền nhận trước vẫn được phân loại là ngắn hạn mặc dù thời hạn tối đa là 24 tháng.

Tuy nhiên nếu có dữ liệu thống kê tin cậy về tỷ trọng dung lượng khách hàng sử dụng không quá 12 tháng hoặc trên 12 tháng thì doanh nghiệp có thể phân loại khoản nhận trước là ngắn hạn hoặc dài hạn theo tỷ trọng đó. Dữ liệu thống kê này cần được cập nhật hàng kỳ để đảm bảo sát với thực tế phát sinh và doanh nghiệp cần thực hiện các điều chỉnh để đảm bào thong tin được cung cấp là hữu ích cho người sử dụng BCTC

4. Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

5. Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
trang

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page