[Kế toán CPA] Phương pháp tính giá thành sản xuất toàn bộ và báo cáo sản xuất

1933

Trong nội dung ôn thi hiện nay yêu cầu học viên nắm chắc 3 phương pháp: phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thành theo hệ số và phương pháp tính giá thành phân bước; Đồng thời nghiên cứu về báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân và phương pháp nhập trước xuất trước.

  1. a) Phương pháp tính giá thành giản đơn

Trường hợp từ khi đưa nguyên liệu vật liệu chính vào quy trình sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó, và:

Z = Dđk + C- Dck

Trong đó: Z, z là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.

Dđk và Dck: là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và CPsxDDcuối kỳ.

Dck có thể được đánh giá theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp hoặc theo sản lượng hoàn thành tương đương.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm C, có tài liệu sau:

(Đơn vị: 1.000đ)

Khoản mục chi phí DĐK C
– Chi phí NLTT 45.500 334.000
– Chi phí NCTT 9.500 85.000
– Chi phí sản xuất chung 12.000 103.500
Cộng 67.000 522.500

– Kết quả sản xuất: Hoàn thành nhập kho 190 sản phẩm, còn 40 sản phẩm dở mức độ chế biến hoàn thành 50%.

Đánh giá sản phẩm dở dang:

+ Chi phí VLTT = 45.500 + 334.000   x  40 =  66.000
190 + 40
       
+ Chi phí NCTT = 9.500 + 85.000   x  (40 x 50%) = 9.000
190 + (40 x 50%)
       
+ Chi phí SXC = 12.000 + 103.500   x  (40 x 50%) = 11.000
190 + (40 x 50%)

Bảng tính giá thành sản phẩm C

Sản lượng: 190

Khoản mục chi phí DĐK C DCK Z z
– Chi phí VLTT 45.500 334.000 66.000 313.500 1.650
– Chi phí NCTT 9.500 85.000 9.000 85.500 450
– Chi phí SXC 12.000 103.500 11.000 104.500 550
Cộng 67.000 522.500 86.000 503.500 2.650
  1. b) Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Trong loại hình sản xuất liên tục, còn có những doanh nghiệp có quy trình công nghệ đặc biệt theo chu trình khép kín và thường sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, một lượng lao động đưa vào sản xuất trên cùng một thiết bị hoặc hệ thống thiết bị và đồng thời một lúc, khi kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình sản xuất liên sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.

Trình tự tính giá thành được tóm tắt như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A, B, C sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là: QA, QB, QC và hệ số tương ứng: HA, HB, HC

– Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ; quy đổi sản phẩm hoàn thành thành sản phẩm chuẩn

QH =  QA HA +  QB HB +  QC HC

-Bước 2: Tính tổng giá thành chung của tất cả các sản phẩm hoàn thành:

Z   =   DĐK  + C – DCK

– Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:

DĐK + C – DCK

ZA  =                              x QAHA

                           QH

Hay:

QAHA

ZA  =  ( DĐK + C – DCK ) x

QH

QBHB

ZB  =  ( DĐK + C – DCK ) x

QH

QCHC

ZC  =  ( DĐK + C – DCK ) x

QH

Hệ số có thể được xác định theo quy định của ngành hoặc xác định dựa trên cơ sở giá thành đơn vị kế hoạch. Chẳng hạn, giá thành kế hoạch đơn vị tương ứng là ZKA, ZKB, ZKC. Chọn QA  là loại sản phẩm có sản lượng lớn nhất có hệ số chuẩn HA = 1, khi đó:

 

    ZKB       ZKC
HB =     HC =  
    ZKA       ZKA

Ví dụ 5.4: Một doanh nghiệp sản xuất hóa chất, trong cùng một quy trình công nghệ, đồng thời thu được 2 loại sản phẩm A và B, trong tháng có các tài liệu sau: (Đơn vị 1.000đ)

– Hệ số giá thành quy định: Sản phẩm A là 1; Sản phẩm B là 0,8

– Chí phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:        5.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp:               1.000

+ Chi phí sản xuất chung:                     1,500

– Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ:

+ Chi phí nguyên vật liệu, trực tiếp:  45.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp:            9.000

+ Chi phí sản xuất chung phân bổ:       11.500

– Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:      2.000

+ Chi phí nhân công trục tiếp:                700

+ Chi phí sản xuất chung:                  1.000

– Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 180 sản phẩm A và 150 sản phẩm B.

Yêu cầu: Tính giá thành của từng loại sản phẩm?

Lời giải:

  1. Quy đổi sản phẩm hoàn thành thành sản phẩm hoàn thành quy chuẩn:
Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Hệ số Sản phẩm hoàn thành quy  chuẩn
1- Sản phẩm A 180 1,0 180
2 – Sản phẩm B 150 0,8 120
Cộng 300
  1. Lập bảng tính giá thành của  sản phẩm A và sản phẩm B hoàn thành trong tháng:

(Đơn vị tính: 1.000đ)

 

 

 

Khoản mục giá thành

Sản phẩm dở dang đầu tháng

 

 

Chi phí phát sinh trong tháng

Giá thành chung của các loại     sản phẩm Sản phẩm A (180) Sản phẩm B (150) Sản phẩm dở dang cuối tháng

 

Tổng giá thành Giá thành đơn vị SP chuẩn Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tổng giá thành Giá thành đơn vị
1-Chi phí NVL trực tiếp 5.000 45.000 48.000

 

160 28.800 160 19.200 128 2.000
2-Chi phí NC trực tiếp 1.000 9.000 9.300 31 5.580 31 3.720 24,8 700
3-Chi phí SX chung 1.500 11.500 12.000 40 7.200 40 4.800 32 1.000
Cộng 7.500 65.500 69.300 231 41.580 231 27.720 184,8 3.700
  1. c) Tính giá thành sản phẩm đối với  doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong những doanh nghiệp này là từ khi đưa nguyên liệu, vật liệu chính cho đến khi tạo ra thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến. Yêu cầu quản lý cần biết chi phí sản xuất của  từng giai đoạn công nghệ, sản phẩm tạo ra từ quy trình sản xuất này gồm các nửa thành phẩm và thành phẩm.

Trường hợp đối tượng tính giá thành là các nửa thành phẩm và thành phẩm thì tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Trường hợp đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm cuối cùng thì tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành  phẩm.

(1) Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Giả sử một quy trình sản xuất chế biến liên tục gồm n giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ

Trình tự tính giá thành : ( là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i).

Giai đoạn 1:

= DĐK1 + C1 – DCK1

Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, ngoài ra có thể bán nửa thành phẩm ra ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm.

Giai đoạn 2: Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến tạo ra nửa thành phẩm giai đoạn 2, và:

chuyển sang + C2 – DCK2

Trong đó C2 là chi phí chế biến của giai đoạn 2.

Mỗi sản phẩm của giai đoạn 2 được kết tinh gồm 2 bộ phận chi phí :

+ Chi phí giai đoạn trước chuyển sang (giá thành NTP giai đoạn trước chuyển sang): đây là bộ phận chi phí bỏ vào từ đầu quy trình của từng giai đoạn công nghệ.

+ Chi phí chế biến của giai đoạn 2: Đây là bộ phận chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến.

Tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng, sẽ tính được giá thành thành phẩm:

chuyển sang + Cn – DCKn

Chi phí giai đoạn trước kết chuyển một cách tuần tự sang giai đoạn sau, có thể kết chuyển tuần tự từng khoản mục, hoặc kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để quản lý, phân tích chi phí người ta thường thực hiện kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí. Vì vậy phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí.

(2) Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ:

Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song.

Trình tự tính toán:

Qi(DĐKi + Ci)

Trong đó:

+ CiTP: Là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm.

+ DĐki, Ci: Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

+ Qi: là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

+ QiTP: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i.

QiTP= QTP x Hi

+ Hi: là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i:

QTP(ZTP)

Ví dụ 5.5: Doanh nghiệp Xuân Hà sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:

Chi phí sản xuất sản phẩm đã phát sinh trong kỳ: (đơn vị tính: đồng)

  Chi phí VLTT Chi phí NCTT Chi phí sản xuất chung
Phân xưởng 1 374.000.000 90.000.000 105.000.000
Phân xưởng 2 60.000.000 72.000.000

– Kết quả sản xuất trong tháng: Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 60%. Phân xưởng 2 nhận 1.200 nửa thành phẩm phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 800 thành phẩm,còn 400 sản phẩm đang chế dở mức độ hoàn thành 50%.

Yêu cầu: 1) Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.

2) Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Lời giải yêu cầu 1:

– Đánh giá sản phẩm dở dang phân xưởng 1:

+ Chi phí VLTT = 374.000.000 x 500 = 110.000.000
1.200 + 500
+ Chi phí NCTT = 90.000.000 x (500 x 60%) = 18.000.000
1.200 + (500 x 60%)

 

+ Chi phí SXC = 105.000.000 x (500 x 60%) = 21.000.000
1.200 + (500 x 60%)

Bảng tính giá thành nửa thành phẩm phân xưởng 1

Sản lượng: 1.200

Khoản mục chi phí DĐK C DCK Z z
Chi phí VLTT   374.000.000 110.000.000 264.000.000 220.000
Chi phí NCTT   90.000.000 18.000.000 72.000.000 60.000
Chi phí SXC   105.000.000 21.000.000 84.000.000 70.000
Cộng   569.000.000 149.000.000 420.000.000 350.000

– Đánh giá sản phẩm làm dở giai đoạn 2:

+ Chi phí VLTT = 264.000.000 x 400 = 88.000.000
800 + 400

 

+ Chi phí NCTT            
 

 

= 72.000.000 x 400 + 60.000.000 x (400 x 50%) = 36.000.000
800 + 400 800 + (400 x 50%)

+ Chi phí SX chung

= 84.000.000 x 400 + 72.000.000 x (400 x 50%) = 42.400.000
800 + 400 800 + (400 x 50%)

Bảng tính giá thành thành phẩm A

Sản lượng : 800

Khoản mục chi phí DĐK Chi phí sản xuất trong kỳ DC`K Z Z
Giai đoạn trước Giai đoạn này
Chi phí VLTT   264.000.000 88.000.000 176.000.000 220.000
Chi phí NCTT   72.000.000 60.000.000 36.000.000 96.000.000 120.000
Chi phí SXC   84.000.000 72.000.000 42.400.000 113.600.000 142.000
Cộng   420.000.000 132.000.000 166.400.000 385.600.000 482.000

Lời giải yêu cầu 2:

– Chi phí giai đoạn 1 trong giá thành thành phẩm:

+ Chi phí VLTT = 374.000.000   x 800 = 176.000.000
1.200 + 500

 

+ Chi phí NCTT = 90.000.000  x 800 = 48.000.000
1.200 + (500 x 60%)

 

+ Chi phí SXC = 105.000.000  x 800 = 56.000.000
1.200 + (500 x 60%)

– Chi phí giai đoạn 2 trong giá thành thành phẩm:

+ Chi phí NCTT = 60.000.000  x 800 = 48.000.000
800 + (400 x 50%)

 

+ Chi phí SXC = 72.000.000  x 800 = 57.600.000
800 + (400 x 50%)

 

Bảng tính giá thành thành phẩm A

Sản lượng: 800

Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong ZTP Z z
PX1 PX2
Chi phí VLTT 176.000.000 176.000.000 220.000
Chi phí NCTT 48.000.000 48.000.000 96.000.000 120.000
Chi phí SXC 56.000.000 57.600.000 113.600.000 142.000
Cộng 280.000.000 105.600.000 385.600.000 482.000

Trường hợp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu trực tiếp hoặc nửa thành phâm bước trước chuyển sang, ở giai đoạn 1 chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp), còn giai đoạn sau chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang trong sản phẩm dở.

Ví dụ 5.6: Doanh nghiệp Hà Xuân sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:

– Không có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và không có thành phẩm tồn kho đầu kỳ.

– Chi phí sản xuất sản phẩm đã phát sinh trong kỳ: (đơn vị tính: đồng)

  Chi phí VLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC
Phân xưởng 1 495.000.000 55.000.000 60.500.000
Phân xưởng 2 22.500.000 24.750.000

– Kết quả sản xuất trong tháng: Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 5.000 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở. Phân xưởng 2 nhận 5.000 nửa thành phẩm phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 4.500 thành phẩm A, còn 500 sản phẩm đang chế dở.

Yêu cầu:

1) Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

2) Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

 

Lời giải yêu cầu 1:

* Đánh giá sản phẩm dở dang phân xưỏng 1:

CPVLTT = 495.000.000 x 500 = 45.000.000
5.000 + 500

Bảng tính giá thành  nửa thành phẩm A

Sản lượng: 5.000

Khoản mục chi phí Dđk C Dck Z z
CPVLTT   495.000.000 45.000.000 450.000.000 90.000
CPNCTT   55.000.000 55.000.000 11.000
CPSXC   60.500.000 60.500.000 12.100
Cộng 610.500.000 45.000.000 565.500.000 113.100

* Đánh giá sản phẩm dở dang phân xưởng 2:

CPVLTT = 90.000 x 500 = 45.000.000

CPNCTT = 11.000 x 500 =   5.500.000

CPSXC = 12.100 x 500 =   6.050.000

                     Cộng:                                56.550.000

 

Bảng tính giá thành thành phẩm A

Sản lượng: 4.500

KMCP Dđk CPSX trong kỳ Dck Z z
Giai đoạn trước Giai đoạn này
CPVLTT   450.000.000 45.000.000 405.000.000 90.000
CPNCTT   55.000.000 22.500.000 5.500.000 72.000.000 16.000
CP SXC   60.500.000 24.750.000 6.050.000 79.200.000 17.600
  Cộng 565.500.000 47.250.000 56.550.000 556.200.000 123.600

Lời giải yêu cầu 2:

– Chi phí giai đoạn 1 trong giá thành thành phẩm:

 

+ Chi phí VLTT = 495.000.000  x 4.500 = 405.000.000
5.000 + 500

 

+ Chi phí NCTT = 55.000.000  x 4.500 = 49.500.000
5.000

 

+ Chi phí SXC = 60.500.000  x 4.500 = 54.450.000
5.000

 

– Chi phí giai đoạn 2 trong giá thành thành phẩm: là toàn bộ chi phí phát sinh của giai đoạn 2

 

Bảng tính giá thành thành phẩm A

Sản lượng: 4.500

Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong ZTP Z z
PX1 PX2
Chi phí VLTT 405.000.000 405.000.000 90.000
Chi phí NCTT 49.500.000 22.500.000 72.000.000 16.000
Chi phí SXC 54.450.000 24.750.000 79.200.000 17.600
Cộng 508.950.000 47.250.000 556.200.000 123.600

Trong trường hợp có hệ số chế biến sản phẩm giữa các giai đoạn cần phải quy đổi theo hệ số sử dụng sản phẩm:

Ví dụ 5.7: Doanh nghiệp Xuân Hà sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:

– Chi phí sản xuất sản phẩm đã phát sinh trong kỳ: (đơn vị tính: đồng)

  Chi phí VLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC
Phân xưởng 1 374.000.000 90.000.000 105.000.000
Phân xưởng 2 60.000.000 72.000.000

– Kết quả sản xuất trong tháng: Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 60%. Phân xưởng 2 nhận 1200 nửa thành phẩm phân xưởng 1 tiếp tục chế biến hoàn thành 400 thành phẩm nhập kho, 200 sản phẩm dở mức độ chế biến hoàn thành 50%.

Chi phí sản xuất phân xưởng 1 trong giá thành thành phẩm

CPNVLTT = 374.000.000 x (400 x 2) = 176.000.000
1.200 + 500

 

CPNCTT = 90.000.000 x (400 x 2) =   48.000.000
1.200 + (500 x 60%)

 

CPSX chung = 105.000.000 x (400 x 2) =   56.000.000
1.200 + (500 x 60%)

                                                                                      Cộng:               280.000.000

Chi phí sản xuất phân xưởng 2 trong giá thành thành phẩm:

CPNCTT = 60.000.000 x 400 = 48.000.000
400 + (200 x 50%)

 

CPSX chung = 72.000.000 x 400 = 57.600.000
400 + (200 x 50%)

 

 

 

 

Bảng tính giá thành thành phẩm

Sản lượng: 400

KMCP CPSX từng PX trong Ztp Z z
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
CPVLTT 176.000.000 176.000.000 440.000
CPNCTT 48.000.000 48.000.000 96.000.000 240.000
CPSX chung 56.000.000 57.600.000 113.600.000 284.000
Cộng 280.000.000 105.600.000 385.600.000 964.000
  1. c) Lập báo cáo sản xuất

(1) Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân

* Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương:

Theo phương pháp này, khối lượng tương đương gồm:

– Khối lượng sản phẩm hoàn thành.

– Khối lượng tương đương của sản phẩm dở cuối kỳ (Qdck x mc)

* Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị :

– Tổng chi phí gồm: Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ (DĐK + C)

Chi phí đơn vị (c) = Tổng chi phí = DĐK + C
Khối lượng tương đương Qht + Qdck x mc

* Phần 3: Cân đối chi phí của phân xưởng

Phần này gồm 2 nội dung:

– Nguồn chi phí (đầu vào): Gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ.

– Phân bổ chi phí (đầu ra): Phân bổ cho các đại lượng:

+ Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành:

 

+ Chi phí dở dang cuối kỳ (tính riêng cho từng khoản mục chi phí)

 

 

(2) Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước:

* Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương (xem phần đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp nhập trước xuất trước)

Theo phương pháp này, khối lượng tương đương bao gồm:

– Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ [Qdđk x (1- mđ)]

– Khối lượng tương đương của sản phẩm làm dở cuối kỳ (Qdck x mc)

* Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị (xem phần đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp nhập trước, xuất trước)

– Tổng hợp chi phí: Là tổng chi phí phát sinh trong kỳ (c).

– Chi phí đơn vị (c1): Đây chính là chi phí đơn vị của khối lượng sản phẩm được thực hiện kỳ này (không kể phần kỳ trước chuyển sang).

c1 = Tổng chi phí = C
Khối lượng tương đương Qdđk(1- mđ)+ Qbht+ (Qdck x mc)

 

* Phần 3: Cân đối chi phí

– Nguồn chi phí (đầu vào): Gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ.

– Phân bổ chi phí (đầu ra):

+ Tính cho khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ:

Gồm chi phí dở dang đầu kỳ, và phần chi phí trong kỳ phân bổ cho khối lượng tương đương của sản phẩm dở đầu kỳ [DĐK + c1 x Qdđk x (1- mđ)]

+ Giá thành khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht x c1).

+ Chi phí dở dang cuối kỳ (Dck = c1 x Qdck x mc)

Ví dụ 5.8:

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm B, tháng 6/N có tài liệu:

Khoản mục chi phí Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ
– Chi phí VLTT 45.000 162.000
– Chi phí NCTT   4.000   17.000
– Chi phí sản xuất chung   8.000   34.000
Cộng 57.000 213.000

– Khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng 5/N 50 sản phẩm, mức độ chế biến hoàn thành 60%.

– Trong tháng 6 sản xuất hoàn thành nhập khẩu 170 sản phẩm, còn 60 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 50%.

– Vật liệu trực tiếp bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ.

Báo cáo sản xuất

(Theo phương pháp bình quân gia quyền)

  Khối lượng Khối lượng tương đương
NVLTT NCTT SXC
A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương        
– Khối lượng hoàn thành (1) 170 170 170 170
– Khối lượng dở dang cuối kỳ (2)  60  60  30   30
Cộng (3)   230 200 200
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị        
– Chi phí dở dang đầu kỳ 57.000 45.000 4.000 8.000
– Chi phí phát sinh trong kỳ 213.000 162.000 17.000 34.000
Cộng chi phí (4) 270.000 207.000 21.000 42.000
– Chi phí đơn vị : (5) = (4): (3) 1.215 900 105 210
C. Cân đối chi phí        
– Nguồn chi phí (đầu vào)        
+ Chi phí dở dang đầu kỳ 57.000 45.000 4.000 8.000
+ Chi phí phát sinh trong kỳ 213.000 162.000 17.000 34.000
Cộng 270.000 207.000 21.000 42.000
– Phân bổ chi phí (đầu ra)        
+ Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành [(5) x (1)] 206.550 153.000 17.850 35.700
+ Chi phí dở dang cuối kỳ [(5) x (2)] 63.450 54.000 3.150 6.300
* NLVL trực tiếp   54.000    
* Chi phí NCTT     3.150  
* Chi phí sản xuất chung       6.300
Tổng cộng 270.000 207.000 21.000 42.000

Báo cáo sản xuất

(Theo phương pháp nhập trước, xuất trước)

  Khối lượng Khối lượng tương đương
NLVLTT NCTT SXC
A. Khối lượng và khối lượng tương đương        
– Khối lượng dở dang đầu kỳ (1) 50 20 20
– Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (2) 120 120 120 120
– Khối lượng dở dang cuối kỳ (3) 60 60 30 30
Cộng (4) 230 180 170 170
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị        
– Chi phí phát sinh trong kỳ (5) 213.000 162.000 17.000 34.000
– Chi phí đơn vị (6) = (5) :  (4) 1.200 900 100 200
C. Cân đối chi phí        
* Nguồn chi phí đầu vào        
+ Chi phí dở dang đầu kỳ 57.000 45.000 4.000 8.000
+ Chi phí phát sinh trong kỳ 213.000 162.000 17.000 34.000
Cộng 270.000 207.000 21.000 42.000
* Phân bổ chi phí (đầu ra)        
– Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ: 63.000 45.000 6.000 12.000
+ Kỳ trước (DĐK) 57.000 45.000 4.000 8.000
+ Kỳ này (6) x Qdđk x (1- mđ) 6.000 2.000 4.000
– Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ   108.000 12.000 24.000
– Chi phí dở dang cuối kỳ 63.000 54.000 3.000 6.000
+ Chi phí VLTT   54.000    
+ Chi phí NCTT     3.000  
+ Chi phí SXC       6.000

 

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
trang

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page