[ Kiểm toán CPA] Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC

342
  1. a) Khái niệm (Đoạn 05):

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là những sự kiện phát sinh kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT và những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT.

Các khuôn khổ về lập và trình bày BCTC thường xác định theo hai loại sự kiện sau: (1) Sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán; và (2) Sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.  

  1. b) Yêu cầu:

KTV phải xem xét ảnh hướng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC đối với BCTC và BCKT.

 Các sự kiện phát sinh sau được chia thành 3 giai đoạn: (1) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT; (2) Các sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC; và (3) Các sự việc mà KTV biết được sau ngày công bố BCTC.

b.1/ Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT (Đoạn 06-09, A6-A10): KTV phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc KTV đã nhận biết toàn bộ các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC, bao gồm:

– Tìm hiểu các thủ tục mà BGĐ đã thiết lập nhằm bảo đảm đã xác định được mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán;

– Phỏng vấn BGĐ và BQT đơn vị để xác định xem có sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán có khả năng ảnh hưởng đến BCTC hay không;

– Xem xét các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, BGĐ và BQT sau ngày kết thúc kỳ kế toán (nếu có) và phỏng vấn về các vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa có biên bản;

– Xem xét BCTC giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị (nếu có);…

Nếu sau khi thực hiện các thủ tục trên mà KTV phát hiện được có sự kiện cần điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC thì KTV phải xác định liệu mỗi sự kiện đó có được phản ánh trên BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.

KTV phải yêu cầu BGĐ và BQT cung cấp giải trình bằng văn bản theo quy định của về việc đã điều chỉnh hoặc thuyết minh tất cả các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán mà khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng yêu cầu phải điều chỉnh hoặc thuyết minh.

b.2/ Đối với các sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC (Đoạn 10-13, A11-A16): KTV không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm toán liên quan đến BCTC sau ngày lập BCKT.

Tuy nhiên, sau ngày lập BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC, nếu KTV biết được một sự việc mà nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập BCKT thì có thể làm cho KTV phải sửa đổi BCKT, thì KTV phải thực hiện các thủ tục:

– Thảo luận với BGĐ và BQT của đơn vị được kiểm toán;

– Quyết định xem có cần sửa đổi BCTC hay không;

– Phỏng vấn xem BGĐ dự định xử lý vấn đề này trên BCTC như thế nào;.

– Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với việc sửa đổi BCTC (nếu có);

– Mở rộng các thủ tục kiểm toán đến ngày lập BCKT mới;

– Phát hành BCKT mới về BCTC sửa đổi với ngày lập BCKT mới không được trước ngày phê duyệt của BCTC sửa đổi.

Tùy theo quy định của pháp luật hoặc khuôn khổ lập và trình bày BCTC (cho phép, không cho phép hoặc không cấm BGĐ sửa đổi BCTC do ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán) và tùy theo việc BCKT đã phát hành hay chưa mà KTV phải thực hiện các thủ tục phù hợp theo quy định của CMKiT số 560 và số 705, 706. Tùy từng trường hợp mà KTV phải: Sửa đổi BCKT; Phát hành BCKT mới có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”/hoặc có đoạn “Vấn đề khác”; hoặc thông báo cho BGĐ và BQT đơn vị được kiểm toán để đơn vị không công bố BCTC cho bên thứ ba; hoặc hành động ngăn chặn việc sử dụng BCKT chưa sửa đổi …

b.3/ Đối với các sự việc mà KTV biết được sau ngày công bố BCTC (Đoạn 14-17, A17-A18): Sau ngày công bố BCTC, KTV không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào đối với BCTC đó.

Tuy nhiên, nếu sau ngày công bố BCTC, KTV biết được sự việc mà nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập BCKT thì có thể làm cho KTV phải sửa đổi BCKT, thì KTV phải thực hiện các thủ tục tương tự như đã nêu ở đoạn (b.2) trên đây. KTV phải kiểm tra các thủ tục BGĐ đơn vị được kiểm toán thực hiện để đảm bảo việc sửa đổi này đã được thông báo đến tất cả các bên đã nhận BCTC và BCKT được công bố trước đó.

Nếu BGĐ đơn vị không thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo thông báo việc sửa đổi này cho tất cả các bên đã nhận BCTC trước đó và BGĐ không sửa đổi BCTC: KTV phải thông báo cho BGĐ và BQT đơn vị về việc KTV sẽ cố gắng ngăn chặn việc sử dụng BCKT chưa sửa đổi. Nếu BGĐ hoặc BQT đơn vị vẫn không thực hiện các thủ tục cần thiết mặc dù đã được KTV thông báo thì KTV phải có những hành động thích hợp để cố gắng ngăn chặn việc sử dụng BCKT chưa sửa đổi. KTV có thể cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật trong trường hợp này.

  1. c) Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page