[ Kiểm toán CPA] Khái niệm,yêu cầu kiểm toán các ước tính kế toán

207
  1. a) Khái niệm (Đoạn 07):

Ước tính kế toán: Là một giá trị tiền tệ gần đúng trong trường hợp không có phương pháp đo lường chính xác. Thuật ngữ này được sử dụng cho một giá trị được đo lường theo giá trị hợp lý khi có sự không chắc chắn trong ước tính và cũng được sử dụng cho các giá trị khác cần ước tính. “Ước tính kế toán về giá trị hợp lý” đề cập đến các ước tính kế toán được đo lường theo giá trị hợp lý.

Sự không chắc chắn trong các ước tính: Là khả năng dễ xảy ra sự thiếu chính xác vốn có trong giá trị đo lường của ước tính kế toán và các thuyết minh liên quan;

Sự thiên lệch của BGĐ: Là sự thiếu khách quan của BGĐ trong quá trình lập và trình bày BCTC;

Giá trị ước tính của BGĐ: Là giá trị của ước tính kế toán được BGĐ lựa chọn để ghi nhận hoặc thuyết minh trong BCTC;

Kết quả của ước tính kế toán: Là giá trị tiền tệ thực tế có được từ việc thực hiện các giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện được lập ước tính kế toán.

  1. b) Yêu cầu:

KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá xem các ước tính kế toán, bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan, mà đơn vị đã ghi nhận hoặc thuyết minh trong BCTC có hợp lý và đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.

KTV phải thực hiện các thủ tục, bao gồm:

b.1/ Thủ tục đánh giá rủi ro (Đoạn 08-09, A12-A44): Để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với các ước tính kế toán, KTV phải tìm hiểu các vấn đề sau:

– Các quy định của khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng đối với các ước tính kế toán, kể cả các thuyết minh liên quan;

– Cách BGĐ xác định các giao dịch, sự kiện và điều kiện có thể dẫn đến sự cần thiết phải ghi nhận hoặc thuyết minh các ước tính kế toán trong BCTC.

– Cách BGĐ lập ước tính kế toán và hiểu biết của BGĐ về các dữ liệu làm cơ sở lập các ước tính đó (gồm: Phương pháp, mô hình sử dụng để lập ước tính kế toán; Các kiểm soát liên quan; BGĐ có sử dụng chuyên gia hay không; Các giả định BGĐ sử dụng để lập ước tính kế toán; Các thay đổi trong phương pháp lập ước tính kế toán so với kỳ trước (nếu có) và lý do thay đổi; Đánh giá của BGĐ về ảnh hưởng của sự không chắc chắn trong ước tính kế toán (nếu có) và cách thức đánh giá…)

KTV phải soát xét kết quả thực tế của các ước tính kế toán trong BCTC kỳ trước hoặc soát xét việc thực hiện lại các ước tính đó cho mục đích lập và trình bày BCTC kỳ hiện tại (nếu được).

b.2/ Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (Đoạn 10-11, A45-A51): KTV phải đánh giá mức độ không chắc chắn trong ước tính kế toán và dựa vào xét đoán của mình để xác định xem có ước tính kế toán nào được đánh giá là có mức độ không chắc chắn cao làm phát sinh rủi ro đáng kể hay không.

b.3/ Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá (Đoạn 12-14, A52-A101): Căn cứ rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, KTV phải xác định xem: (1) BGĐ đã áp dụng thích hợp các quy định của khuôn khổ về lập và trình bày BCTC liên quan đến ước tính kế toán hay chưa; và (2) Các phương pháp lập ước tính kế toán có thích hợp, đã được áp dụng nhất quán không và liệu các thay đổi (nếu có) trong các ước tính kế toán hoặc trong phương pháp lập ước tính kế toán  so với kỳ trước (nếu có) có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không.

Để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, KTV phải các biện pháp gồm:

– Xác định các sự kiện phát sinh cho đến ngày lập BCKT có cung cấp bằng chứng kiểm toán liên quan đến ước tính kế toán hay không;

– Kiểm tra cách BGĐ lập ước tính kế toán và các dữ liệu làm cơ sở cho việc lập ước tính kế toán, đánh giá sự phù hợp của phương pháp đo lường và các giả định mà BGĐ sử dụng;

– Kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát đối với cách thức BGĐ lập ước tính kế toán, cùng với các thử nghiệm cơ bản thích hợp;

– Xây dựng giá trị ước tính hoặc khoảng giá trị ước tính để đánh giá giá trị ước tính của BGĐ.

KTV phải xem xét sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia (theo quy định của CMKiT số 620) có kiến thức hoặc kỹ năng chuyên sâu liên quan đến một hay nhiều khía cạnh của các ước tính kế toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không.

b.4/ Thử nghiệm cơ bản tiếp theo để xử lý rủi ro đáng kể (Đoạn 15-17, A102-A115): Đối với các ước tính kế toán làm phát sinh rủi ro đáng kể, KTV phải đánh giá và thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về:

– Cách thức BGĐ xem xét các giả định hoặc kết quả khác và lý do của việc BGĐ không chọn các giả định hoặc kết quả khác;

– Cách thức BGĐ xử lý sự không chắc chắn trong ước tính kế toán và tính hợp lý của các giả định mà BGĐ sử dụng, cũng như dự định và khả năng thực hiện các hành động cụ thể của BGĐ;

– Việc BGĐ ghi nhận hoặc không ghi nhận các ước tính kế toán trong BCTC và cơ sở đo lường các ước tính kế toán (nếu có) có tuân theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.

b.5/ Đánh giá tính hợp lý của ước tính kế toán và xác định sai sót (Đoạn 18, A116-A119): Dựa vào các bằng chứng kiểm toán, KTV phải đánh giá các ước tính kế toán trong BCTC là hợp lý hay là bị sai sót theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

b.6/ Đánh giá các thuyết minh liên quan đến ước tính kế toán (Đoạn 19-20, A120-A123): KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các thuyết minh trong BCTC liên quan đến ước tính kế toán, kể cả các thuyết minh về sự không chắc chắn của ước tính kế toán (đối với các ước tính kế toán làm phát sinh rủi ro đáng kể), có đảm bảo tuân theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.

b.7/ Xem xét các dấu hiệu về sự thiên lệch của BGĐ (Đoạn 21, A124-A125): KTV phải xem xét các xét đoán và quyết định của BGĐ khi lập ước tính kế toán để xác định liệu có dấu hiệu về sự thiên lệch của BGĐ hay không. Bản thân các dấu hiệu này không hẳn đã là sai sót, tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu cho thấy sự thiên lệch của BGĐ, KTV phải xem xét xem rủi ro kiểm toán đã được đánh giá đúng hay chưa và các biện pháp để giảm thiểu rủi ro kiểm toán có còn phù hợp hay không. KTV cũng có thể phải thay đổi hoặc bổ sung thủ tục kiểm toán trong giai đoạn còn lại của cuộc kiểm toán và xem xét lại đánh giá về việc tổng thể BCTC có còn chứa đựng sai sót trọng yếu hay không.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page