- a) Khái niệm (Đoạn 06)
Một BCTC riêng lẻ hoặc một yếu tố, tài khoản, khoản mục (“yếu tố”) cụ thể của một BCTC phải bao gồm cả các thuyết minh liên quan kèm theo. Các thuyết minh liên quan thường bao gồm bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin giải thích khác liên quan đến BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố của một BCTC.
- b) Yêu cầu
b.1/ Khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC riêng lẻ hoặc kiểm toán yếu tố cụ thể của một BCTC (Đoạn 07-09, A5-A9): KTV phải:
– Tuân thủ tất cả các CMKiT Việt Nam liên quan đến cuộc kiểm toán, ngay cả khi KTV được bổ nhiệm để kiểm toán bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị. Nếu không được bổ nhiệm để kiểm toán bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị, KTV phải xác định xem có thể thực hiện được việc kiểm toán BCTC riêng lẻ hoặc kiểm toán yếu tố cụ thể của một BCTC theo các CMKiT Việt Nam hay không;
– Xác định xem khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được đơn vị áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố của BCTC, có cung cấp đầy đủ các thuyết minh thích hợp để người sử dụng có thể hiểu được các thông tin trong BCTC riêng lẻ hoặc trong yếu tố được kiểm toán, và hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện trọng yếu đối với các thông tin trong BCTC riêng lẻ hoặc trong yếu tố được kiểm toán đó hay không;
– Xem xét liệu dạng ý kiến kiểm toán dự kiến nêu trong điều khoản của HĐKT đã phù hợp với hoàn cảnh cụ thể hay chưa, có phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.
b.2/ Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán BCTC riêng lẻ hoặc kiểm toán yếu tố cụ thể của một BCTC (Đoạn 10, A10-A14): KTV phải áp dụng tất cả các CMKiT Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán. KTV cần xem xét kỹ lưỡng để xác định CMKiT nào được coi là có liên quan đến cuộc kiểm toán. KTV có thể sử dụng bằng chứng kiểm toán thu thập được từ cuộc kiểm toán bộ BCTC (đầy đủ) cho cuộc kiểm toán một BCTC riêng lẻ hay yếu tố cụ thể của một BCTC, tuy nhiên, vẫn phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán BCTC riêng lẻ hay yếu tố cụ thể của một BCTC nhằm thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Mức trọng yếu được xác định đối với BCTC riêng lẻ hay yếu tố cụ thể của một BCTC có thể thấp hơn mức trọng yếu được xác định đối với bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị được kiểm toán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán cũng như ảnh hưởng đến việc đánh giá các sai sót chưa điều chỉnh.
b.3/ Khi hình thành ý kiến kiểm toán và lập BCKT về BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC (Đoạn 11-17, A15-A18): KTV phải áp dụng các quy định của CMKiT số 700, được vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán. KTV cần lưu ý các trường hợp sau:
(1) Nếu KTV thực hiện hợp đồng kiểm toán BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC kết hợp với hợp đồng kiểm toán bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị: KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán riêng cho từng hợp đồng kiểm toán.
(2) Nếu đơn vị phát hành BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC đã được kiểm toán cùng với bộ BCTC (đầy đủ) đã được kiểm toán mà việc trình bày BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC không thể hiện rõ sự phân biệt với bộ BCTC (đầy đủ): KTV phải yêu cầu BGĐ đơn vị được kiểm toán sửa đổi cách trình bày. KTV cũng phải thể hiện rõ sự phân biệt giữa ý kiến kiểm toán về BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC với ý kiến kiểm toán về bộ BCTC (đầy đủ). Nếu chưa đảm bảo phân biệt rõ giữa các ý kiến kiểm toán này thì KTV chưa được phát hành BCKT về BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC.
(3) Nếu KTV đưa ra “Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần” đối với bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị, hoặc BCKT có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác”: KTV phải xác định ảnh hưởng có thể có đến BCKT về BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của BCTC. Nếu thích hợp, KTV phải đưa ra “Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần” đối với BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một BCTC, hoặc phải trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” trong BCKT đó.
(4) Nếu KTV đưa ra “Ý kiến trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến” đối với bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị: KTV không được trình bày cả hai ý kiến kiểm toán sau trên cùng một BCKT: (1) “Ý kiến chấp nhận toàn phần” đối với BCTC riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể; và (2) “Ý kiến trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến” đối với bộ BCTC (đầy đủ), vì điều này có thể gây mâu thuẫn và khó hiểu cho người đọc.
(5) Nếu KTV đưa ra “Ý kiến trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến” đối với bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị nhưng lại đưa ra “Ý kiến chấp nhận toàn phần” đối với một yếu tố cụ thể của bộ BCTC đó: KTV chỉ được thực hiện điều này, nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau: (1) Pháp luật và các quy định không cấm; (2) Trình bày riêng và công bố riêng 2 BCKT, trong đó, 1 BCKT có “Ý kiến chấp nhận toàn phần” đối với yếu tố cụ thể trong bộ BCTC (đầy đủ) và 1 BCKT có “Ý kiến trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến” về tổng thể bộ BCTC (đầy đủ); và (3) Yếu tố cụ thể không chiếm tỷ trọng lớn trong bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị.
(6) Nếu KTV đưa ra “Ý kiến trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến” đối với bộ BCTC (đầy đủ) của đơn vị thì KTV không được đưa ra “Ý kiến chấp nhận toàn phần” đối với BCTC riêng lẻ trong bộ BCTC (đầy đủ) đó, vì BCTC riêng lẻ là một bộ phận quan trọng của bộ BCTC (đầy đủ).
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040