[ Kiểm toán CPA ] Kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng

269

(Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 4/12/2013 về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng)

9.1. Quy định chung

  1. a) Đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm: đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và đơn vị có lợi ích công chúng khác.

Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, gồm: công ty đại chúng quy mô lớn, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ.

Đơn vị có lợi ích công chúng khác, gồm:

– Công ty đại chúng ngoại trừ các công ty đại chúng quy mô lớn nêu trên;

– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (trừ các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc đối tượng là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán);

– Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.

Công ty đại chúng quy mô lớn (khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán) là công ty đại chúng có vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên được xác định tại BCTC năm gần nhất có kiểm toán hoặc theo kết quả phát hành gần nhất và có số lượng cổ đông không thấp hơn 300 cổ đông tính tại thời điểm chốt danh sách cổ đông tại TTLKCK vào ngày 31 tháng 12 hàng năm theo danh sách của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố.

  1. b) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của các đơn vị có lợi ích công chúng.
  2. c) KTV hành nghề được chấp thuận là KTV hành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của các đơn vị có lợi ích công chúng.
  3. d) Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận là Bộ Tài chính đối với việc chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác; là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với việc chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

9.2. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận

(1) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;
  2. b) Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam) từ 4 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 4 tỷ đồng. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số vốn nêu trên là 6 tỷ đồng trở lên;
  3. c) Có số lượng KTV hành nghề từ 07 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, có số lượng KTV hành nghề từ 10 người trở lên;
  4. d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;

đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về BCTC cho tối thiểu 100 khách hàng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 250 khách hàng.

Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm điều kiện đã phát hành báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét) BCTC cho tối thiểu 05 khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 10 khách hàng;

  1. e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng đạt yêu cầu theo quy định của CMKiT Việt Nam;
  2. g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;
  3. h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận quy định;
  4. i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán theo quy định.

(2) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, e, g, h, i tại mục (1) nêu trên, phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Có số lượng KTV hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, có số lượng KTV hành nghề từ 15 người trở lên;
  2. b) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 36 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
  3. c) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về BCTC cho tối thiểu 150 khách hàng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 300 khách hàng.

Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm điều kiện đã phát hành báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét) BCTC cho tối thiểu 10 khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 20 khách hàng.

9.3. Tiêu chuẩn đối với KTV hành nghề được chấp thuận

Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, KTV hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:

  1. Có tên trong danh sách KTV đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
  2. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.

9.4. Các trường hợp không được xem xét chấp thuận: bao gồm

  1. a) Tổ chức kiểm toán đang bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
  2. b) Tổ chức kiểm toán không sửa chữa, khắc phục kịp thời các sai phạm theo kiến nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  3. c) Tổ chức kiểm toán có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;
  4. d) Tổ chức kiểm toán có chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong năm được xem xét;

đ) KTV hành nghề phụ trách hồ sơ kiểm toán có chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong năm được xem xét;

  1. e) Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề kiểm toán và đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong năm được xem xét;
  2. g) Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề giả mạo, khai man trong việc kê khai các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán;
  3. h) Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề không giải trình, giải trình không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. i) Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề bị huỷ bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong thời gian chưa quá 24 tháng kể từ ngày bị hủy bỏ;
  5. k) Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề không thực hiện thông báo, báo cáo theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
  6. l) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm d, đ, g, h nêu trên thì sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, mới được xem xét, chấp thuận.

Tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề không đăng ký thực hiện kiểm toán hoặc có đăng ký nhưng không được chấp thuận không được tiếp tục thực hiện các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác đã ký và không được ký thêm các hợp đồng mới với đơn vị có lợi ích công chúng.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page