- a) Khái niệm (Đoạn 04):
Kiểm toán năm đầu tiên: Là cuộc kiểm toán trong đó BCTC kỳ trước đó không được kiểm toán; hoặc BCTC kỳ trước đó đã được kiểm toán bởi KTV tiền nhiệm;
Số dư đầu kỳ: Là số dư tài khoản tại thời điểm đầu kỳ. Số dư đầu kỳ dựa vào số dư cuối kỳ của kỳ trước đó và phản ánh ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện của các kỳ trước và các chính sách kế toán được áp dụng trong kỳ trước. Số dư đầu kỳ cũng bao gồm những vấn đề cần phải thuyết minh đã tồn tại vào thời điểm đầu kỳ, như các khoản tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết;
KTV tiền nhiệm: Là KTV của DNKT khác đã thực hiện kiểm toán BCTC của đơn vị được kiểm toán trong kỳ trước đó và đã được thay thế bằng KTV hiện tại.
- b) Yêu cầu (Đoạn 03):
Khi thực hiện kiểm toán năm đầu tiên, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc:
– Số dư đầu kỳ có chứa đựng sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC kỳ hiện tại hay không;
– Các chính sách kế toán thích hợp được phản ánh trong số dư đầu kỳ có được áp dụng nhất quán trong BCTC kỳ hiện tại hay không, hoặc những thay đổi đối với các chính sách kế toán có được xử lý một cách thích hợp hoặc được trình bày và thuyết minh đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.
- c) Các thủ tục kiểm toán (Đoạn 05-09, A1-A7):
– Nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu kỳ phụ thuộc 4 vấn đề: Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng; Nội dung của số dư các tài khoản, các nhóm giao dịch và các thuyết minh cũng như rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC kỳ hiện tại; Tầm quan trọng của số dư đầu kỳ đối với BCTC kỳ hiện tại; BCTC kỳ trước đã được kiểm toán chưa và ý kiến của KTV tiền nhiệm (nếu có) có phải dạng ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần hay không.
– Thu thập thông tin và bằng chứng kiểm toán liên quan đến số dư đầu kỳ (kể cả các thuyết minh), bằng cách: Đọc BCTC gần nhất (nếu có) và BCKT về BCTC đó của KTV tiền nhiệm (nếu có); Đánh giá xem số dư đầu kỳ có chứa đựng sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ hiện tại hay không, cụ thể là:
- Xác định số dư cuối kỳ của kỳ trước đã được kết chuyển chính xác sang số dư đầu kỳ hiện tại, hoặc đã được điều chỉnh lại (nếu cần) hay chưa;
- Xác định số dư đầu kỳ có phản ánh việc áp dụng các chính sách kế toán thích hợp hay không;
- Soát xét giấy tờ làm việc của KTV tiền nhiệm (nếu có) để thu thập bằng chứng liên quan đến số dư đầu kỳ;
- Đánh giá liệu các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong kỳ hiện tại có cung cấp bằng chứng liên quan đến số dư đầu kỳ hay không;
- Tiến hành các thủ tục kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng liên quan đến số dư đầu kỳ (ví dụ, kiểm tra các khoản thu, chi trong kỳ hiện tại liên quan tới các số dư phải thu, phải trả đầu kỳ để thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, tính đầy đủ và đánh giá của các khoản mục đó vào thời điểm đầu kỳ).
Nếu thu thập được bằng chứng kiểm toán chứng minh rằng số dư đầu kỳ chứa đựng các sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ hiện tại: KTV phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung để xác định ảnh hưởng đối với BCTC kỳ hiện tại và phải trao đổi với BGĐ và BQT đơn vị được kiểm toán về vấn đề này (xem thêm CMKiT số 450).
– Thu thập bằng chứng kiểm toán về sự nhất quán trong các chính sách kế toán, liệu các chính sách kế toán được phản ánh trong số dư đầu kỳ có được áp dụng nhất quán trong BCTC kỳ hiện tại hay không và các thay đổi trong các chính sách kế toán (nếu có) đã được lý giải thích hợp, đã được trình bày và thuyết minh đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay chưa.
– Thu thập thông tin liên quan trong báo cáo của KTV tiền nhiệm: Nếu KTV tiền nhiệm đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC kỳ trước, KTV hiện tại phải xem xét ảnh hưởng của vấn đề đó khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC kỳ hiện tại.
- d) Kết luận và lập báo cáo kiểm toán (BCKT) (Đoạn 10-13, A8-A9):
+ Trường hợp không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ: KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến về BCTC theo CMKiT số 705.
+ Trường hợp kết luận rằng số dư đầu kỳ chứa đựng sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ hiện tại, và ảnh hưởng đó không được xử lý một cách thích hợp hoặc không được trình bày và thuyết minh đầy đủ: KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược theo CMKiT số 705.
+ Trường hợp các chính sách kế toán kỳ hiện tại không được áp dụng nhất quán đối với số dư đầu kỳ theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng; hoặc chính sách kế toán có thay đổi nhưng không được lý giải thích hợp hoặc không được trình bày, thuyết minh đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng: KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược theo CMKiT số 705.
+ Trường hợp ý kiến của KTV tiền nhiệm về BCTC kỳ trước của đơn vị không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và vấn đề đó vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ hiện tại: KTV phải đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC kỳ hiện tại theo CMKiT số 705 và số 710.
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040