Nhiều chủ doanh nghiệp phân vân giữa nhiều lựa chọn đối tác nói chung trên thị trường, trong đó có việc lựa chọn các công ty tư vấn pháp luật, tư vấn thuế. Với vai trò là một công ty tư vấn quản lý, tư vấn thuế, kế toán cho các doanh nghiệp FDI, chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn công ty tư vấn thuế như dưới đây:
Tất cả các doanh nghiệp, dù hoạt động tại bất kỳ nền kinh tế nào cũng luôn cần tuân thủ quy định pháp luật Quốc gia, trong đó có việc tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, thuế luôn là một vấn đề quan trọng đối với tài chính doanh nghiệp.
1/ Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kinh doanh tư vấn thuế theo đúng quy định của pháp luật
Hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán – thuế đều thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư Việt Nam Để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán – thuế, cá nhân, doanh nghiệp đều cần thỏa mãn những điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, theo điều 101 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và điều 3 thông tư số 10/2021/TT-BTC, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế) quy định:
“Đại lý thuế là doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế…”
Theo điều 104 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đại lý thuế có quyền, nghĩa vụ sau đây:
“a) Thực hiện các dịch vụ với người nộp thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng; b) Tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan trong hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước người nộp thuế về nội dung dịch vụ đã cung cấp…”
Hiện nay, Tổng Cục thuế và các cơ quan thuế địa phương có công khai danh sách và thông tin về đại lý thuế, tra cứu tại https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/dlt/dlt
Manabox là đại lý thuế được Bộ Tài chính Việt Nam cấp phép. Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: consulting@manaboxvn.jp
Website: https://manaboxvietnam.com/
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
|
2/ Lựa chọn theo danh tiếng của công ty tư vấn, kết hợp với mức chi phí kỳ vọng
Do pháp luật thuế là một trong các phạm trù tuân thủ pháp luật nên doanh nghiệp nên cân nhắc làm việc với một công ty tư vấn có lịch sử phát triển lâu dài và mạng lưới rộng để đảm bảo dịch vụ chuyên nghiệp hơn và kinh nghiệm ứng xử tốt hơn. Tất nhiên, việc này nên được kết hợp cân nhắc với chi phí kỳ vọng của nhà quản lý vì thường các công ty to hơn thì mức phí cũng cao hơn.
3/ Cân nhắc về Profile đội ngũ nhân sự của công ty tư vấn
Xuất phát từ đặc tính của dịch vụ, giá trị cốt lõi của các công ty tư vấn chính là đội ngũ tư vấn viên. Số năm kinh nghiệm càng dày dặn thì sẽ càng đem đến cho doanh nghiệp những phân tích sâu sắc và sự hỗ trợ chuyên nghiệp cũng như lường trước các rủi ro, khả năng có thể xảy ra trong mọi tình huống. Tại Việt Nam, để sở hữu chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (Chứng chỉ đại lý thuế), theo điều 105 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định như
- > Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- > Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế từ 36 tháng trở lên sau khi tốt nghiệp đại học
- > Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
Như vậy, về phía cá nhân, việc sở hữu chứng chỉ đại lý thuế sẽ là một cột mốc đánh dấu sự nghiệp của bạn qua sự chứng nhận hợp pháp của Nhà nước (Tổng Cục thuế – Bộ Tài chính) đối với năng lực về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong công tác tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế.
4/ Ưu tiên công ty tư vấn có khả năng làm việc với các bộ ban ngành liên quan
5/ Đảm bảo các dịch vụ được cung cấp đúng với nhu cầu
Do dịch vụ tư vấn thuế gồm rất nhiều nội dung khác nhau, công ty cần xác định rõ nhu cầu là loại dịch vụ nào, đảm bảo đầy đủ nội dung công việc cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng tư vấn. Cần lưu ý thêm, nếu dừng dịch vụ tư vấn, công ty nên chủ động xác nhận và yêu cầu bàn giao dữ liệu đã hạch toán, kê khai trong giai đoạn thực hiện dịch vụ.
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass