Kinh nghiệm ôn thi môn Kiểm toán: Để đạt chứng chỉ kiểm toán viên, môn kiểm toán phải đáp ứng điều kiện cần là ít nhất được 5 điểm, điều kiện đủ là đạt tổng điểm 6 môn không gồm tiếng Anh từ 38 điểm trở lên với người dự thi chứng chỉ kiểm toán viên hoặc tổng điểm 2 môn không gồm tiếng Anh từ 12,5 điểm trở lên với cá nhân thi nâng cấp từ chứng chỉ kế toán viên lên kiểm toán viên.
Môn Kiểm toán – Môn học Đặc biệt nhất của kỳ thi CPA
Vì sao đây là môn học đặc biệt nhất? Đó là vì chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều kỹ năng cần cho Quản lý gặp ở môn Kiểm toán khi thi CPA! Môn này, theo quan điểm của mình thấy thật sự và nhiều phần sẽ ứng dụng được mà chắc là tất cả những người làm Kế toán trưởng, Giám đốc vận hành, giám đốc Tài chính…cũng sẽ cần. Ví dụ
- 1. Cách nhìn nhận rủi ro xảy ra, từ rủi ro cố hữu, tiềm tàng, cho tới rủi ro phát sinh từ hệ thống và rủi ro do quá trình thực hiện sai sót…
- 2. Cách ước lượng ảnh hưởng của rủi ro và xem xét mức độ ảnh hưởng
- 3. Phương pháp, giải pháp xử lý các rủi ro trong các phân hệ
Theo quan điểm cả nhân, môn kiểm toán là môn vừa khó học vừa dễ học vì với những anh chị đã làm kiểm toán viên, có những anh chị không cần học vẫn thi qua được môn này. Nhưng ngược lại, có những anh chị làm kiểm toán nhiều năm nhưng khi đi thi cũng không đủ 5 điểm vì môn này không có giới hạn nào tuyệt đối là đúng hay sai.
Nếu nói về lý thuyết, môn này là môn có kiến thức rộng và có nhiều điểm tướng đối “chồng chéo” giữa các phần (Luật, Chuẩn mực, Giấy tờ làm việc…) nên phương pháp để mình học là mình tham khảo các sách Giáo trình vì đây là các tài liệu thầy cô đã sắp xếp lại thông tin và cũng có các ví dụ để minh họa tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên, do lượng lý thuyết đã quá nhiều, tốt nhất các bạn nên tham khảo 1 số cuốn sách tiêu chuẩn tránh đẽo cày giữa đường, đọc quá nhiều tài liệu nhưng không cô đọng được.
- Giáo trình kiểm toán căn bản của các trường Đại học (Học viện Tài chính, Đại học kinh tế Quốc dân…)
- Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính của các trường Đại học (Học viện Tài chính, Đại học kinh tế Quốc dân…)
Về phần thực hành, ứng dụng, do nhiều bạn dự thi không làm kiểm toán viên nên quan điểm chủ đạo khi giải thích các câu hỏi, thông thường các bạn chỉ tự tin với những phần hành liên quan đến số liệu trực tiếp trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế quá trình kiểm toán còn gắn với nhiều thủ tục kiểm soát, phát hiện gian lận… của các yếu tố phi tài chính nên mình thấy điều quan trọng là hiểu về rủi ro trước. Sau đó, với việc nêu thủ tục để kiểm soát các rủi ro, nếu không thuộc lý thuyết, bạn nên logic và suy luận để tự đặt ra câu hỏi “Nếu là nhà quản lý, để hạn chế rủi ro đó, bạn sẽ làm gì?” . Ngoài ra, để dễ hình dung, các bạn nên sắp xếp lại môn học theo trình tự của quá trình kiểm toán.
Môn này có 02 câu lý thuyết (04 điểm) và 03 bài tập (06 điểm). Tuy nhiên, từ năm 2020, đề thi chuyển hướng theo dạng vận dụng giải quyết tình huống toàn bộ nên các bạn có thể tham khảo một số dạng bài bao gồm
1/ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán
3/ Giai đoạn két thúc kiểm toán và lập báo cáo
Sách Tự ôn thi kèm Giải đề tham khảo
Xem tại
Sách Tự ôn thi CPA Môn Kiểm toán và Tài liệu ôn thi của Bộ Tài chính
Tài liệu Tự ôn thi (Miễn phí)
Xem tại
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager – Manabox Việt Nam
Các bài viết liên quan :
Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Để chinh phục chứng chỉ CPA như một cột mốc cho sự nghiệp và để không bỏ lỡ kì thi CPA chỉ vì quên nộp hồ sơ. Hãy đăng kí ngay hôm nay với Gonna Pass để nhận email về thời gian nộp hồ sơ cũng như ngày thi chính xác nhé!
Thời gian nhận email dự kiến: Sau khi có thông báo chính thức từ Hội đồng thi chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán.
Tham gia group Tự ôn thi CPA với Gonnapass tại: https://www.facebook.com/groups/211152202802275/