Nhất tội nhì nợ – Tội trốn thuế theo Bộ Luật Hình sự – Tax evasion

1912

Thời gian gần đây, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở Việt Nam được chú trọng hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn không ít chủ doanh nghiệp xem việc thực thi pháp luật chỉ là thứ yếu sau các lợi ích kinh tế và vi phạm vào tội trốn thuế. Thực tế thì khi nhắc đến thành ngữ trên trong kinh doanh “Nhất tội nhì nợ”, việc tuân thủ pháp luật về thuế là một minh chứng điển hình

@tuvanthue Nhiều đại án được phát hiện từ Thanh tra #Thuế #botaichinh #tanhiepphat #nhatcuong #ketoan ♬ nhạc nền – Kế toán

Không tuân thủ thuế có thể dẫn tới tội hình sự

Trích công văn

Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ Luật Hình sự như sau:

Với cá nhân

Khung Hành vi Tiền (Triệu đồng) Phạt bổ sung
Khung 1 1. Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
2. Dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này
3. Một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng Từ 03 tháng đến 01 năm
Khung 2 1. Có tổ chức
2. Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
4. Phạm tội 02 lần trở lên
5. Tái phạm nguy hiểm
Từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng Từ 01 năm đến 03 năm
Khung 3 Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên Từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng Từ 02 năm đến 07 năm Còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Với pháp nhân

Khung Hành vi Tiền (Triệu đồng) Đình chỉ hoạt động
Khung 1 1. Trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
2. Từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này
3. Một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
Khung 2 Một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng
Khung 3 Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng Từ 06 tháng đến 03 năm
Khung 4 Trường hợp quy định tại Điều 79 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Vĩnh viễn

 

Cơ sở pháp lý

Trích Bộ Luật hình sự

Theo khoản 1 Điều 200 Bộ Luật hình sự 2015, các hành vi được xem là trốn thuế như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

[collapse]

Về mức phạt hành chính hành vi trốn thuế

Xem bản tin sau về mức phạt tiền về hành vi trốn thuế

Tội trốn thuế bị phạt bao nhiêu tiền – Tax evasion fine

Nợ thuế kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng

Tham khảo về cưỡng chế nợ

Cưỡng chế nợ thuế – Enforcement of tax debt

Cổ nhân ngàn đời đã đúc kết về sự khổ của mắc nợ nần. Chưa kể hiện nay, thường xuyên, cơ quan thuế gửi thông tin trên báo đài về đích danh tên, địa chỉ, số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp và có thể làm ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của doanh nghiệp đó. Chắc hẳn, chẳng một chủ doanh nghiệp nào muốn làm ăn với một công ty mà ngay cả nghĩa vụ Thuế với Nhà nước cũng không thực hiện đủ để bị nêu tên trước toàn thể xã hội như vậy!

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page