Khi đi tìm việc, bên cạnh mức lương thì chúng ta thường quan tâm công việc đó phúc lợi có tốt không? Phụ cấp như thế nào? Có trợ cấp gì không? Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu được nội dung của các khoản phụ cấp, trợ cấp này là gì? Có ảnh hưởng gì đến lương đóng BHXH? Có bị tính thuế TNCN hay không? Hãy cùng Gonnapass tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phân biệt phụ cấp và trợ cấp
Nội dung | Trợ cấp | Phụ cấp |
Khái niệm |
Hiện nay không có văn bản nào định nghĩa một cách chính xác trợ cấp là gì, nhưng là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản quy định và quyên lợi. Theo đó, trợ cấp được hiểu là khoản tiền được cấp trong một số trường hợp cần thiết. Cụ thể như trường hợp người lao động sẽ được trợ cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động. | Phụ cấp lương là khoản thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, bao gồm:
1. Các khoản để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; 2. Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. (Khoản 5, Điều 3, TT 10/TT-BLDTBXH) |
Có bắt buộc chi trả không? |
Bắt buộc chi trả khi người lao động đủ điều kiện được hưởng. | Không bắt buộc. Phụ cấp lương là khoản thoả thuận giữa hai bên. |
Đối tượng chi trả |
Cơ quan BHXH, người sử dụng lao động. | Người sử dụng lao động. |
Mức hưởng |
Tùy thuộc vào từng đối tượng và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà mức hưởng khác nhau, nhưng không thấp hơn quy định pháp luật | Tùy thuộc vào thoả thuận giữa hai bên. |
Một số khoản trợ cấp/ phụ cấp thường gặp cho người lao động |
Một số khoản trợ cấp do người sử dung lao động trả:
– Trợ cấp thôi việc – Trợ cấp mất việc làm – Trợ cấp chuyển vùng một lần v Một số khoản trợ cấp do cơ quan bảo hiểm chi trả: – Trợ cấp thất nghiệp – Trợ cấp thai sản – Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Trợ cấp ốm đau – Trợ cấp hưu trí một lần – Trợ cấp tử tuất |
– Phụ cấp chức vụ, chức danh
– Phụ cấp trách nhiệm – Phụ cấp thâm niên – Phụ cấp độc hại, nguy hiểm – Phụ cấp thu hút – Phụ cấp khu vực – Phụ cấp lưu động – Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao – Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản – Phụ cấp đặc thù ngành nghề ※ Lưu ý: Các khoản tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ không phải là phụ cấp lương. |
Có phải đóng bảo hiểm xã hội không? |
Các khoản trợ cấp không tính vào tiền tiền lương tháng đóng BHXH. | Trừ các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc sẽ không phải đóng bảo hiểm, các khoản phụ cấp còn lại sẽ được tính làm căn cứ để xác định tiền lương tháng đóng BHXH, bao gồm:
– Phụ cấp chức vụ – Phụ cấp trách nhiệm – Phụ cấp thâm niên – Phụ cấp lưu động – Phụ cấp khu vực – Phụ cấp thu hút – Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm |
Có bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không? |
Các khoản trợ cấp nêu trên không tính vào TNCT của người lao động nếu được chi trả theo đúng quy định của pháp luật liên quan. | Chỉ một số khoản phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN:
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm – Phụ cấp thu hút – Phụ cấp khu vực – Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao – Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản – Phụ cấp đặc thù ngành nghề |
Tham khảo trích dẫn Luật
– Bộ luật lao động 2019
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
Biên soạn: Nguyễn Thị Thanh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass