[Phân tích tài chính CPA] Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

6431

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

1. Mục đích phân tích

Phân tích tình hình công nợ doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá được tình hình chiếm dụng vốn (bị và đi chiếm dụng), mức độ vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng từ đó đánh giá công tác quản trị nợ, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần, , khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần dây dưa, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. Đó cũng chính là mục đích của phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

2. Phân tích tình hình công nợ.

Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ…); khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ …). Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với Ngân sách, với đơn vị nội bộ, khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình công nợ, các nhà phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét:

Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:

  • Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “Các khoản phải thu” và “các khoản phải trả” trên bảng cân đối kế toán.

Trong đó: Các khoản phải thu = Các khoản phải thu ngắn hạn + Các khoản phải thu dài hạnChỉ tiêu này cho biết quy mô vốn bị chiếm dụng của DN trong kỳ

Các khoản phải trả = Các khoản phải trả ngắn hạn + Các khoản phải trà dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết quy mô vốn đi chiếm dụng của DN trong kỳ.

  • Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ và trình độ quản lý nợ, gồm có: Hệ số các khoản phải thu, Hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình quân, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân.

– Hệ số các khoản phải thu:

Mở ảnh

          Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

          – Hệ số các khoản phải trả:

Mở ảnh

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

– Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn (vòng): Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Như đã phân tích ở trên, do số nợ phải thu trong các doanh nghiệp chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính cho số tiền hàng bán chịu. Tuy nhiên các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng doanh thu thuần về bán hàng. Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn được tính theo công thức:

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).

Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:

Số dư bình quân khoản phải thu ngắn hạn=( Phải thu ngắn hạn đầu năm+ Phải thu ngắn hạn cuối năm )/2

Ngoài cách tính trên, chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn” còn có thể tính cho toàn bộ các khoản phải thu ngắn hạn hay từng khoản phải thu cụ thể (phải thu người bán, phải thu nội bộ…). Mỗi cách tính sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được tình hình thanh toán theo từng đối tượng.

– Thời gian thu tiền bình quân: Thời gian thu tiền (còn gọi là kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu các khoản phải thu ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Mở ảnh

Thời gian của kì phân tích thường lấy: 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 tháng là 30 ngày.

Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.           Tuy nhiên, thời gian thu tiền ngắn quá sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Khi phân tích, cần tính toán và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian thu tiền lớn hơn thời gian bán chịu qui định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm; ngược lại, số ngày qui định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian thu hồi tiền hàng bán ra, chứng tỏ việc thu hồi nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời gian.

 Đối với các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh, chỉ tiêu “Thời gian thu tiền” còn có thể tính theo công thức sau:

Mở ảnh

Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải thu tại thời điểm phân tích), các nhà quản lý biết được khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi hết các khoản nợ hiện tại.

– Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn (vòng): là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp trả được bao nhiêu lần các khoản phải trả ngắn hạn, có thể xem xét riêng từng đối tượng như: mua chịu về vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, theo công thức sau:

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn nên tạo ra uy tín cao đối với người cung cấp. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bởi vì khi đó mức độ chiếm dụng vốn của DN ít, nên DN phải ứng thêm vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ…).

Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải trả được tính như sau:

Số dư bình quân các khoản phải trả ngắn hạn =Tổng số nợ phải trả ngắn hạn đầu năm và cuối năm / 2

Ngoài cách tính trên, chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn” có thể tính cho toàn bộ các khoản phải trả ngắn hạn hay từng khoản phải trả cụ thể (phải trả người bán, phải trả khách hàng, phải trả nội bộ, phải nộp Ngân sách…). Mỗi một cách tính sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được tình hình thanh toán theo từng đối tượng.

– Thời gian thanh toán bình quân: Thời gian thanh toán hay thời gian quay vòng các khoản phải trả ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiền cho chủ nợ trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Mở ảnh

Hay:

Mở ảnh

Thời gian thanh toán bình quân càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều.

Khi phân tích, cần tính toán và so sánh với thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian thanh toán tiền lớn hơn thời gian chậm trả được qui định thì việc thanh toán tiền là chậm trễ và ngược lại, số ngày qui định mua chịu lớn hơn thời gian thanh toán tiền, chứng tỏ việc thanh toán nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời gian.

Cũng như chỉ tiêu “Thời gian thu tiền trung bình ”, trong các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh, chỉ tiêu “Thời gian thanh toán bình quân” còn có thể tính theo công thức sau:

Mở ảnh

Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải trả tại thời điểm phân tích), các nhà quản lý biết được khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể trả hết các khoản nợ hiện tại.

Ngoài việc tính và so sánh các chỉ tiêu trên, để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp, các nhà phân tích tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối năm với đầu năm trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và số tiền nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét.

Đối với các khoản phải thu, khi phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:

Bảng 6.6: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ

phân tích

Kỳ phân tích so với kỳ gốc
Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 1 Kỳ 2
± % ± % ± %
I. Nợ phải thu ngắn hạn

1. Phải thu của khách hàng

Trong đó: Phải thu quá hạn

2. Trả trước cho người bán

Trong đó: Phải thu quá hạn

3. Phải thu nội bộ

Trong đó: Phải thu quá hạn

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Trong đó: Phải thu quá hạn

 

Trong đó: phải thu quá hạn

6. Các khoản phải thu khác

Trong đó: Phải thu quá hạn

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

II. Nợ phải thu dài hạn

1. Phải thu của khách hàng

Trong đó: Phải thu quá hạn

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

3. Phải thu nội bộ

Trong đó: Phải thu quá hạn

 

Trong đó: phải thu quá hạn

5. Phải thu dài hạn khác

Trong đó: Phải thu quá hạn

6. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

Cộng:

 

Số nợ còn phải thu được thu thập dựa vào Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính. Riêng số nợ phải thu quá hạn, các nhà phân tích phải dựa vào sổ chi tiết các đối tượng liên quan. Và do vậy, số nợ phải thu quá hạn chỉ được các nhà phân tích trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do Bảng cân đối kế toán chưa phân loại nợ phải thu theo thời gian nên khi phân tích, các chỉ tiêu nợ phải thu sử dụng để phân tích là “Phải thu của khách hàng” (Mã số 131) và “Các khoản phải thu khác” (Mã số 136).

Bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh quy mô các khoản phải thu – thể hiện mức độ vốn của DN bị chiếm dụng, thì cũng cần phải quan tâm đến các khoản Dự phòng phải thu khó đòi, bởi vì đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ vốn mà DN coi như bị mất.

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả, trên cơ sở Bảng cân đối kế toán và các tài liệu khác có liên quan, các nhà phân tích cũng lập bảng phân tích tương tự như phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu.

 Bảng 6.7: Bảng phân tích tình hình công nợ phải trả

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc
Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 1 Kỳ 2
± % ± % ± %
I. Nợ phải trả ngắn hạn

1. Phải trả cho người bán 

Trong đó: Nợ quá hạn

2. Người mua trả tiền trước

Trong đó: Nợ quá hạn

3. Thuế và các khoản phải nộp NN

Trong đó: Nợ quá hạn

4. Phải trả người lao động

Trong đó: Nợ quá hạn

5. Phải trả nội bộ

Trong đó: Nợ quá hạn

6. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Trong đó: Nợ quá hạn

5. Các khoản phải trả khác

Trong đó: Nợ quá hạn

6.Dự phòng phải trả ngắn hạn

7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

8. Quỹ bình ổn giá

II. Nợ phải trả dài hạn

1. Phải trả cho người bán

Trong đó: Nợ quá hạn

2.Người mua trả tiền trước dài hạn

3. Chi phí phải trả dài hạn

4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 

5. Phải trả nội bộ

Trong đó: Nợ quá hạn

6.. Phải trả  dài hạn khác

Trong đó: Nợ quá hạn

7. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

8. Dự phòng phải trả dài hạn

9.Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Cộng:

Số nợ còn phải trả cũng được thu thập dựa vào Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khoản phải trả được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán.

Đối với các nhà phân tích trong nội bộ doanh nghiệp, để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp, khi phân tích còn phải sử dụng các tài liệu kế toán quản trị để xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả; xem xét các biện pháp mà đơn vị áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ; phân tích các nguyên nhân dẫn đến các khoản tranh chấp nợ phải thu, phải trả.

3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán” để đánh giá khả năng thanh toán của DN :

Mở ảnh

Hệ số khả năng thanh toán được tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn (khả năng đáp ứng thanh toán ngắn hạn, khả năng đáp ứng thanh toán dài hạn, khả năng đáp ứng thanh toán tháng tới, khả năng đáp ứng thanh toán quí tới…). Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng đáp ứng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán” càng lớn hơn 1 thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng an toàn, vững chắc. Ngược lại khi hệ số này nhỏ hơn 1, thì an ninh tài chính của doanh nghiệp càng yếu kém, càng rủi ro. Và Khi “Hệ số khả năng thanh toán” » 0 thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, vì  không còn khả năng huy động nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh toán được nữa.. Căn cứ vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán (khả năng đáp ứng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp, sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay); còn với khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới…), trong đó có thể chi tiết theo tháng, quí, 6 tháng, năm…

Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng đáp ứng thanh toán. Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới, thanh toán trong 6 tháng tới…). Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng đáp ứng thanh toán trong từng giai đoạn hay không để đề ra các chính sách phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm khả năng đáp ứng thanh toán (khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán hay trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu  thanh toán” < 1), các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn lâm vào tình trạng phá sản.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích chi tiết khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:

– Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát)

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Thông thường hệ số này luôn lớn hơn 1, các chủ nợ sẽ yên tâm hơn khi doanh nghiệp có hệ số này cao, nếu yêu cầu doanh nghiệp huy động nợ phải trả không được vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu thì hệ số này là 1,33 lần, nếu hệ số này là 2 lần thì tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là 1/1, khi hệ số này lớn hơn 2 thì càng an toàn cho chủ nợ nhưng đòn bẩy tài chính sẽ thấp…

– Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (ngắn hạn)

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu lần tài sản ngắn hạn hiện có. Để đảm bảo an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn 1 hoặc tối thiểu phải bằng 1. Khi hệ số này mà nhỏ hơn 1 chứng tỏ  doanh nghiệp đang trong tình trạng mạo hiểm về tài chính, vì mất cân bằng tài chính.

– Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và tương đương tiền.

– Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

– Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả trong kỳ từ huy động nguồn vốn nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng kém hiệu quả. Còn khi chỉ tiêu này mà nhỏ hơn 1 thì cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí.

– Hệ số khả năng chi trả bằng tiền (Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn)

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ từ hoạt động kinh doanh có thể đảm bảo hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân. Nếu trong mỗi kỳ kinh doanh đều tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần dương sẽ gia tăng dự trữ tiền cho kỳ sau, và lượng tiền này càng lớn thì doanh nghiệp càng có tiềm lực tài chính mạnh, ổn định để thanh toán nợ ngắn hạn cho các chủ nợ. Còn khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm thì sẽ gây khó khăn trong ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, hơn nữa dòng tiền nội sinh này mất cân đối sẽ khiến doanh nghiệp phải tìm đến các dòng tiền dài hạn để ứng phó nhu cầu thanh toán ngắn hạn, đó là dấu hiệu không tốt về thanh toán nợ cũng như quản trị dòng tiền.

Và dựa vào các chỉ tiêu phân tích ta lập bảng phân tích khả năng thanh toán 6.9

Bảng 6.9: Bảng phân tích khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Kỳ gốc

1

Kỳ gốc

2

Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc 1 Kỳ phân tích so với kỳ gốc 2  

 

± % ± %
A B C D E G H I
A. Tổng tài sản

B. Nợ phải trả

1. Hệ số khả năng thanh toán TQ =a/b

C. Tài sản ngắn hạn

D. Nợ ngắn hạn

2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = c/d

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời

5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

6. Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn

 

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
 Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
duong

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page