[Phân tích tài chính CPA] Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

6144

Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong mỗi kỳ. Thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh cung cấp cho các chủ thể quản lý quan về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực, các yếu tố doanh thu, chi phí đã tác động thế nào đến kết quả kinh doanh, xác định được trọng điểm cần quản lý và tiềm năng cần khai thác để tăng thêm quy mô, tỷ lệ sinh lời hoạt động cho doanh nghiệp.

Nội dung phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

  • Phân tích đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
  • Phân tích lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụHướng dẫn lập báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu mới nhất

1. Phân tích đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá chung tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng  B 02-DN thông qua 2 nhóm chỉ tiêu sau:

+ Các chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh quy mô thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ theo tổng số và từng lĩnh vực hoạt động. Trong đó, chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng trong công thức sau:

LN thuần từ hoạt động kinh doanh = DTT từ BH và CCDV Giá vốn hàng bán + DT tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng CP quản lý DN

Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp nên cần đặc biệt quan tâm.

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động. Các chỉ tiêu này cho biết cơ cấu chi phí, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng hoặc nguy cơ của doanh nghiệp.

* Phân tích tình hình quản trị chi phí

Khi phân tích đánh giá tình hình quản trị chi phí của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số chi phí; Hệ số giá vốn hàng bán, Hệ số chi phí bán hàng, Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Hệ số chi phí (Hcp)

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu và thu nhập trong kỳ thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng lớn, có xu hướng càng tăng thì DN chưa sử dụng tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động và ngược lại.

– Hệ số giá vốn hàng bán:  được xác định bằng công thức sau:

Mở ảnh

     Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì  doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Hệ số giá vốn hàng bán càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

– Hệ số chi phí bán hàng: Hệ số chi phí bán hàng được xác định bằng công thức sau:     

Mở ảnh

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng

Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có  hiệu quả và ngược lại.

– Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định như sau

Mở ảnh

Chỉ tiêu này cho biết: để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu đồng chi phí quản lý.

Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

  • Phân tích hiệu quả hoạt động:

Khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, người ta sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số sinh lời hoạt động ròng, Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế và lãi vay

– Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS): Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Mở ảnh

Trong đó : Tổng doanh thu và thu nhập = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu, thu nhập trong kỳ thì DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

– Hệ số sinh lời từ hoat động kinh doanh

Mở ảnhTrong đó: DTT từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần + Doanh thu TC

– Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng: Chỉ tiêu này được tính toán như sau:  

Mở ảnh

Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng = Lợi nhuận gộp về BH và CCDV Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN, cho biết: bình quân cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

* Phương pháp phân tích: Khi phân tích đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ này với kỳ trước) đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực hoạt động nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quy trình hoạt động kinh doanh cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp

* Tóm tắt : Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chung tình hình, kết quả kinh doanh trên bảng phân tích 6.13

Bảng 6.13: Phân tích chung tình hình và kết quả kinh doanh:

Chỉ tiêu Kỳ phân tích Kỳ gốc

1

Kỳ gốc

2

Kỳ phân tích so với kỳ gốc 1 Kỳ phân tích so với kỳ gốc 2
± % ± %
1. Tổng doanh thu
3 Doanh thu thuần
. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp…
14. Lợi nhuận kế toán trước thuế
17. Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu                  
1.    Hệ số giá vốn hàng bán
2. Hệ số chi phí bán hàng
…Hệ số chi phí
16. Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế

      * Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

– Phụ thuộc vào quá trình sản xuất sản phẩm về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm.

– Phụ thuộc vào chính sách kinh doanh của DN

– Phụ thuộc vào quá trình tiêu thụ sản phẩm

– Phụ thuộc vào việc sử dụng chi phí của DN trong kỳ

– Phụ thuộc vào uy tín của DN trên thị trường

– Phụ thuộc vào chính sách của nhà nước..

2. Phân tích lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Vì lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh, các nhân tố tác động tới lợi nhuận bán hàng ảnh hưởng quyết định đối với việc ra quyết định kinh doanh nên khi phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, cần đi sâu xem xét chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm tìm giải pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp một cách bền vững. Lợi nhuận gộp về bán hàng cao và ngày càng gia tăng là điều kiện để tăng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Đây cũng là điều kiện để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính toán dựa vào công thức sau:

Chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được lấy từ (Mã số 20) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tuy nhiên để phân tích chỉ tiêu này cần căn cứ vào các tài liệu chi tiết trên các báo cáo tiêu thụ sản phẩm, hay báo cáo bán hàng của doanh nghiệp.

Nếu gọi:  

 + LG0; LG1: lần lượt là tổng lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ gốc, kỳ phân tích;

 + S0i; S1i: lần lượt là số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i tiêu thụ kỳ gốc, kỳ phân tích;

 +g0i; g1i : lần lượt là doanh thu thuần (giá bán thuần) đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i kỳ gốc, kỳ phân tích;

 + gv0i; gv1i: lần lượt là giá vốn đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i tiêu thụ kỳ gốc, kỳ phân tích.

Ta có:

Mở ảnh

Trong đó, giá bán thuần đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ i tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu với các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại) tính trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ.

Bằng việc so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc đồng thời sử dụng phương pháp loại trừ để nghiên cứu, xem xét sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Việc phân tích tình hình biến động lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định mức chênh lệch về số tuyệt đối của lợi nhuận gộp và bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc:

Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = LG1 – LG0

Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc:

Nhân tố sản lượng tiêu thụ:

         ∆ LGs = LG0 . Is – LG0   

Mở ảnh

Trong đó: Is: chỉ số sản lượng

Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ

Mở ảnhNhân tố lợi nhuận gộp đơn vị

Mở ảnh

Trong đó:

– Mức độ ảnh hưởng của giá bán đơn vị:  ∆LGg  =  S1i . (g1i – g0i)

– Mức độ ảnh hưởng của giá vốn đơn vị:  ∆LGgv  = – S1i. (gv1i – gv0i)

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

∆ LGs + ∆ LGKc + ∆LGlg = ΔLG

Trong đó ∆LGlg = ∆LGgv + ∆LGg

Bước 3: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kết luận về sự tác động của các nhân tố đến lợi nhuận gộp. Đồng thời, xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của từng nhân tố, đặc biệt phải xác định những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào dẫn đến sự thay đổi của lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán đơn vị, giá vốn đơn vị của từng mặt hàng sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Có như vậy mới đề ra biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Bài viết tham khảo: 

[Phân tích tài chính CPA] Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
 Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
duong

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page