Tài khoản ngân hàng của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

868

Tài khoản ngân hàng của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có nhiều điểm đặc biệt và là một vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện bởi mặc dù không có hoạt động thu tiền nhưng quá trình hoạt động của văn phòng đại diện phát sinh nhiều khoản chi phí như tiền lương, bảo hiểm, thuế, chi phí thuê văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài… Bên cạnh đó, phần lớn các giao dịch tại Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại hối nên văn phòng đại diện phải có một tài khoản thanh toán riêng tại Việt Nam để nhận tiền (ngoại hối) từ công ty mẹ ở nước ngoài và thanh toán các chi phí hoạt động.

1. Tài khoản của văn phòng đại diện có được nhận tiền?

Tài khoản thanh toán của văn phòng đại diện sẽ không được phép dùng để nhận thay các khoản thanh toán, tham khảo công văn ngày 13/3/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Văn bản số 1521/NHNN-QLNH trả lời doanh nghiệp.

Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, Văn phòng đại diện của Công ty BIOPHARM không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, do đó, không phát sinh các nguồn thu hợp pháp từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để chuyển vào tài khoản thanh toán của Văn phòng đại diện của Công ty BIOPHARM.

Ngoài ra, đối với việc sử dụng tài khoản ngoại tệ, theo quy định về hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, các giao dịch thanh toán giữa người cư trú và người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ một số trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, Văn phòng đại diện của Công ty BIOPHARM không được sử dụng tài khoản thanh toán của Văn phòng để nhận tiền của các công ty Việt Nam thanh toán theo chỉ định của Công ty BIOPHARM tại Thái Lan.

2. Ảnh hưởng đến thuế

Việc thanh toán thực hiện ủy quyền qua Văn phòng đại diện có thể có rủi ro, tham khảo công văn 3184/TCT-CS

Doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương mại Hải Hưng (bên xuất khẩu) ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty XNK Phú Thọ Uđôm Xay (bên nhập khẩu), theo quy định tại Phụ lục hợp đồng về điều khoản thanh toán thì Công ty XNK Phú Thọ Uđôm Xay thanh toán tiền hàng cho Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Hải Hưng từ tài khoản của Văn phòng đại diện Công ty XNK Phú Thọ Uđôm Xay tại Việt Nam, tài khoản tiền Việt Nam số 8900201003565 tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Điện Biên.
Căn cứ quy định trên:
– Văn phòng đại diện được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện nêu tại Điều 16 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP nêu trên. Tại Điều 16 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP không có quy định về việc Văn phòng đại diện được thanh toán hộ Công ty mẹ ở nước ngoài.
– Đối với trường hợp cụ thể Cục thuế nêu tại công văn, đề nghị Cục thuế làm rõ nguồn gốc dòng tiền từ Công ty XNK Phú Thọ Uđôm Xay (doanh nghiệp Lào) chuyển vào tài khoản của Văn phòng đại diện tại Việt Nam để thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa ký với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương mại Hải Hưng. Trường hợp có phát sinh tiền mặt nộp vào tài khoản vãng lai để thanh toán tiền hàng xuất khẩu thì Cục thuế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các công văn 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013, công văn 10024/BTC- TCT ngày 22/7/2014, công văn số 14094/BTC-TCT ngày 7/10/2014.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Điện Biên biết ./.
Quyền hạn của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có một số quyền cơ bản sau đây:

  • Thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép;
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(Theo quy định tại Điều 17 Luật Thương Mại 2005)

[collapse]
Quy định cũ - Nghị định 72/2006/NĐ-CP

Điều 18. Mở tài khoản

1. Văn phòng đại diện được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử đụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

2. Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.

Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.

3. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Văn phòng đại diện, Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

[collapse]

Biên soạn: Khương Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Trần Thị Hương Lan – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page