Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

755

Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi tuân theo các quy định và thủ tục pháp lý của Việt Nam.

Quy trình nộp hồ sơ

  • > Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp đến bộ phận một cửa Sở Công Thương
  • > Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ
    • > Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 11[1] Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành) và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Công Thương, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Sở Công Thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

[1] Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Hồ sơ

  • > Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu MĐ-1 Thông tư số 11/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • > Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • > Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • > Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • > Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện. Đối với trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài, bản sao hộ chiếu phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
    • + Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
    • + Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28[1] Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ và quy định pháp luật có liên quan.

 [1] Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện, Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Tổng quát

Dưới đây là các bước chính để bạn có thể thực hiện:

  1. Đáp ứng các yêu cầu về đầu tư nước ngoài: Trước khi thànthh lập văn phòng đại diện, bạn cần xác định xem doanh nghiệp của bạn có đáp ứng các yêu cầu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay không. Điều này có thể bao gồm việc đăng ký đầu tư nước ngoài và đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định liên quan.
  2. Xác định vị trí và địa điểm: Chọn vị trí cho văn phòng đại diện của bạn tại Việt Nam. Điều này có thể được thực hiện sau khi bạn đã đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đủ điều kiện để hoạt động tại Việt Nam.
  3. Thành lập văn phòng đại diện: Để thành lập văn phòng đại diện, bạn cần thực hiện các bước sau:
    • Đặt tên cho văn phòng đại diện.
    • Xác định địa chỉ đăng ký của văn phòng đại diện tại Việt Nam.
    • Xác định người đại diện pháp lý tại Việt Nam (người quản lý).
    • Thành lập Hồ sơ Đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh ở Việt Nam.
  4. Đăng ký với cơ quan chức năng: Sau khi bạn đã thành lập văn phòng đại diện, bạn cần đăng ký với các cơ quan chức năng của Việt Nam,
  5. Thực hiện các thủ tục thuế: Bạn cần đăng ký và tuân thủ các quy định về thuế tại Việt Nam. Điều này có thể bao gồm việc đăng ký với cơ quan thuế và tuân thủ các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
  6. Quản lý văn phòng đại diện: Sau khi thành lập, bạn cần quản lý và vận hành văn phòng đại diện của mình theo cách hiệu quả và tuân thủ mọi quy định và luật pháp của Việt Nam.

Lưu ý rằng việc thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có thể liên quan đến nhiều quy định pháp lý và yêu cầu khác nhau. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư hoặc công ty tư vấn pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý và thực hiện các bước thành lập một cách chính xác.

Cơ sở pháp lý

+ Luật thương mại ngày 14/6/2005;

+ Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

+ Thông tư số 143/2016/TT-BTC ngày 20/9/2016 của Bộ Tài chính.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page