[Thuế CPA] Các quy định đặc thù về thuế GTGT để hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

96

Giai đoạn 2020 – 2022 là giai đoạn rất đặc biệt của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam với sự ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khắc phục khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành và tổ chức thực thi các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, trong đó có chính sách gia hạn nộp thuế và giảm thuế GTGT. Nội dung bản của chính sách gia hạn nộp thuế và giảm thuế GTGT trong giai đoạn này như sau:

2.10.1 Chính sách gia hạn nộp thuế GTGT

Theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong một số ngành sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; xây dựng; vận tải kho bãi; kinh doanh bất động sản; dịch vụ việc làm…); doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển… (Danh mục cụ thể quy định tại Điều 2 Nghị định 41/2020/NĐ-CP) được gia hạn nộp thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu) 5 tháng đối với thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 6/2020 (đối với trường hợp khai thuế GTGT theo tháng) hoặc của kỳ tính thuế quý I và quý II năm 2020 (đối với trường hợp khai thuế GTGT theo quý).

Chính sách gia hạn nộp thuế GTGT tiếp tục được kế thừa sang năm 2021 theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ. Đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT kế thừa năm 2020 và mở rộng thêm một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như: khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; thoát nước và xử lý nước thải; dịch vụ hỗ trợ khai khoáng… (Danh mục cụ thể quy định tại Điều 2 Nghị định 52/2021/NĐ-CP). Thời gian gia hạn nộp thuế GTGT là 5 tháng đối với thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 và quý I, quý II năm 2021, 4 tháng đối với thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tháng 7/2021, 3 tháng đối với số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tháng 8/2021.

2.10.2. Chính sách giảm thuế GTGT

Nghị quyết số 406/UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2021 quy định giảm thuế GTGT đối với một số đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Theo đó, thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với một số hàng hóa dịch vụ như: Dịch vụ vận tải; sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình; ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác; nghệ thuật giải trí, dịch vụ của thư viện; dịch vụ thể thao; vui chơi giải trí (Danh mục quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP. Mức giảm thuế GTGT: Giảm 30% thuế suất thuế GTGT. Đối với doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu thì giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

Cũng theo Nghị quyết số 406/UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2021 thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa bàn cấp huyện chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021 được miễn toàn bộ thuế GTGT phải nộp các tháng của quý III và quý IV năm 2021. Tuy nhiên, việc miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng đối với doanh thu từ cung cấp phần mềm và dịch vụ phần mềm, sản phẩm và nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, nhạc số, ảnh số, quảng cáo số.

Năm 2022, chính sách giảm thuế GTGT được quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ. Theo đó, đối tượng giảm thuế GTGT: Là các HHDV không nằm trong danh mục các hàng hóa, dịch vụ sau: (1) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất (Phụ lục I Nghị định 15); (2) HHDV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Phụ lục II Nghị định 15); (3) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin (Phụ lục III Nghị định 15). Về Mức giảm: Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Được áp dụng thuế suất 8% (giảm 2%) đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % trên doanh thu: Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế. Nguyên tắc giảm: Áp dụng thống nhất ở tất cả các khâu sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại – xét theo HHDV; Chỉ áp dụng giảm thuế đối với HHDV chịu thuế suất 10%, không giảm đối với HHDV thuế suất 5%.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page