[Thuế CPA] Những điểm lưu ý về quản lý thuế TTĐB

398

Việc quản lý thuế TTĐB được thực hiện thống nhất theo các quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, do đặc thù của thuế TTĐB cùng với những nội dung mới trong chính sách như: Quy định về giá tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB; Cơ sở sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng thông qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng); Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng… cho nên, cần lưu ý một số điểm trong quản lý thuế như sau:

– Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.

– Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.

– Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

– Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định.

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2007 đã quy định thống nhất quy trình nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ quản lý thuế đối với từng loại thuế. Sau đó, các luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012; Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý thuế, trong đó có quản lý thuế TTĐB. Luật Quản lý thuế (sửa đổi) số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020 đã kế thừa và sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý thuế của các văn bản nói trên, trong đó, có một số nội dung về quản lý thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các quy định hướng dẫn thi hành việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế TTĐB cùng với các mẫu biểu, hồ sơ tại văn bản cấp Nghị định, Thông tư. Theo đó, cần lưu ý một số nội dung về kê khai, nộp thuế TTĐB như sau:

– Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu thì khai thuế TTĐB theo từng lần nhập khẩu cùng với việc khai thuế nhập khẩu. Sau đó, khi bán trong nước thì khai thuế theo tháng.

– Người nộp thuế sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước phải nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.

– Trường hợp người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

– Các trường hợp khai thuế bổ sung, khai điều chỉnh khi cơ sở kinh doanh phát hiện sai sót thực hiện theo quy định chung tại các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế (Tham khảo của Bộ trưởng Bộ Tài chínhNghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).

3.6. Chính sách ưu đãi thuế TTĐB hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Theo Nghị quyết số 406/UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2021, thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa bàn cấp huyện chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021 được miễn toàn bộ thuế TTĐB phải nộp các tháng của quý III và quý IV năm 2021.

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page