[Thuế CPA] Quá trình hình thành và phát triển của thuế TNDN ở Việt Nam

217

Năm 1997, Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN để thay thế cho Luật thuế lợi tức, áp dụng từ năm 1999. Theo Luật này, nghĩa vụ thuế có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tổ chức, cá nhân trong nước. Đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đều áp dung mức thuế 32%. Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh có lợi thế khách quan còn phải nộp thuế TNDN bổ sung (tối đa 25% thu nhập do lợi thế khách quan mang lại theo quy định của Chính phủ). Các dự án đầu tư lập doanh nghiệp mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được áp dụng các mức thuế suất ưu đãi 15%, 20% hoặc 25% tuỳ thuộc vào điều kiện đáp ứng được. Doanh nghiệp FDI nộp thuế theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: thuế suất phổ thông 25%, các mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% hoặc 20% tuỳ thuộc vào từng dự án đạt tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư theo lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn. Ngoài ra, khi chuyển lợi nhuận về nước còn phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với các mức thuế 5%, 7%, hoặc 10% tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể (từ năm 2000 được hạ xuống tương ứng còn 3%, 5%, 7%). Các mức thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi, thuế chuyển lợi nhuận được ghi vào Giấy phép đầu tư.

Ngày 17/6/2003, Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 có hiệu lực thi hành từ năm 2004, áp dụng thống nhất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI với mức thuế suất phổ thông là 28%. Cùng với việc bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, các ưu đãi thuế được bảo lưu theo nguyên tắc chọn mức ưu đãi cao nhất khác nhau đang được quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài để quy định trong Luật này.

Ngày 3/6/2008, Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009.

Sau hơn 4 năm thực hiện, nhằm thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và khắc phục những bất cập của Luật thuế TNDN năm 2008, Quốc hội ban hành Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 14/2008/QH12 với hiệu lực thi hành từ năm 2014. Một số chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa và doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng ngay từ ngày 01/7/2013.

Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Trong Luật này, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thuế TNDN. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành thuế TNDN và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế TNDN. Ngoài ra, còn một số Thông tư do Bộ Tài chính để hướng dẫn một số lĩnh vực đặc biệt có liên quan đến thuế TNDN như khấu hao tài sản cố định, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính…

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
hien

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page