Thuế ở Myanmar – Taxes in Myanmar – မြန်မာနိုင်ငံမှာအခွန်

870

Trước khi gặp các biến cố về chính trị, Myanmar là quốc gia thu hút du lịch rất lớn tại Á châu. Chính phủ nhận được một tỷ lệ phần trăm đáng kể trong thu nhập từ các dịch vụ du lịch của khu vực tư nhân. Các điểm du lịch phổ biến nhất ở Myanmar bao gồm các thành phố lớn như Yangon và Mandalay; hồ Inle, Kengtung, Putao, Pyin Oo Lwin; các thành phố cổ như Bagan và Mrauk-U; cũng như các bãi biển ở Nabule, Ngapali, Ngwe-Saung, Mergui…. Vậy chính sách thuế ở Myanmar có điểm gì đặc biệt? Cùng tham khảo bài viết

1/ Thuế tiêu dùng

Ở Myanmar không có Thuế giá trị gia tăng (VAT) nhưng có thuế thương mại với mức thuế suất từ 0% đến 8%, được đánh như thuế doanh thu đối với hàng hóa và dịch vụ, với thuế suất phổ thông là 5%, doanh nghiệp đã đăng ký thuế có thể yêu cầu khấu trừ thuế đầu vào thương mại nếu đáp ứng một số điều kiện. Có 46 loại hàng hóa được miễn thuế thương mại. Thuế thương mại được áp dụng mức 0% đối với tất cả hàng xuất khẩu, ngoại trừ điện (8%) và dầu thô (5%).

Đất nước này còn áp dụng Thuế tiêu thụ đặc biệt dao động từ 5% đến 60% đối với danh sách hàng hóa cụ thể được nhập khẩu vào Myanmar, sản xuất tại Myanmar hoặc xuất khẩu ra nước ngoài như thuốc lá, bia, rượu vang và đồ uống có cồn; khúc gỗ và gỗ cắt; xe tải…, dầu hỏa, xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay phản lực cũng như khí đốt tự nhiên. Ngoài ra còn có thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đối với đồ uống có cồn và do Tổng cục Quản lý trực thuộc Bộ Nội vụ thu.

2/ Thuế hải quan
Thuế hải quan được áp dụng theo Biểu thuế hải quan của Myanmar (2017) với mức thuế lên tới 50%. Các công ty đăng ký có thể được miễn thuế hải quan trong một số khoảng thời gian nhất định

3/ Thuế thu nhập

  • > Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất cao nhất là 22%
  • > Thuế thu nhập cá nhân áp dụng mức thuế suất cao nhất là 25%

4/ Thuế khác

  • > Thuế đá quý: Theo Luật Thuế Liên minh (UTL) 2020, đá quý phải chịu thuế đá quý theo Mục 38 của Luật Đá quý Myanmar 2019. Thuế suất dao động từ 5% đến 11%.
  • Thuế tài sản: Bất động sản (đất đai và nhà cửa) ở Myanmar phải chịu thuế tài sản.
  • > Thuế trước bạ được đánh vào nhiều loại công cụ khác nhau
  • > Thuế chuyển nhượng vốn: Thuế lãi vốn được đánh vào lợi nhuận từ việc bán, trao đổi hoặc chuyển nhượng tài sản vốn (tức là bất kỳ đất đai, tòa nhà, phương tiện và bất kỳ tài sản vốn nào của doanh nghiệp, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tương tự). Lãi vốn từ việc bán, trao đổi hoặc chuyển nhượng tài sản vốn trong lĩnh vực dầu khí (các công ty tham gia vào lĩnh vực dầu khí thượng nguồn…

Website Cục Quản lý thu nội địa Myanmar: https://www.ird.gov.mm/en/node/30567

English Version

What is special about the tax policy in Myanmar?

1/ Consumption tax

  • > In Myanmar there is no Value Added Tax (VAT) but there is a trade tax with rates ranging from 0% to 8%, levied as a sales tax on goods and services, with a general tax rate of 5%
  • > The country also applies a Special Consumption Tax ranging from 5% to 60% on a specific list of goods imported into Myanmar, produced in Myanmar or exported

2/ Customs tax

Customs duties are applied according to Myanmar’s Customs Tariff Schedule (2017) with a tax rate of up to 50%. Registered companies may be exempt from customs duties for certain periods of time

3/ Income tax

  • > Corporate income tax applies the highest tax rate of 22%
  • > Personal income tax applies the highest tax rate of 25%

4/ Other taxes

  • > Gemstone Tax: According to the Union Tax Law (UTL) 2020, gemstones are subject to gemstone tax under Section 38 of the Myanmar Gemstone Law 2019. Tax rates range from 5% to 11%.
  • > Property Tax: Real estate (land and buildings) in Myanmar is subject to property tax.
  • > Registration tax is levied on many different types of instruments
  • > Capital transfer tax

[collapse]
မြန်မာနိုင်ငံမှာ အခွန်မူဝါဒက ဘာတွေထူးခြားလဲ။

1/ စားသုံးခွန် > မြန်မာနိုင်ငံတွင် Value Added Tax (VAT) မရှိသော်လည်း ကုန်သွယ်မှုအခွန်နှုန်းထားများမှာ 0% မှ 8% အထိ ကုန်စည်နှင့် ဝန်ဆောင်မှုများပေါ်တွင် အရောင်းခွန်အဖြစ် ကောက်ခံပြီး အထွေထွေအခွန်နှုန်းထားမှာ 5% ဖြင့် ကုန်သွယ်မှုခွန်၊ > မြန်မာနိုင်ငံသို့ တင်သွင်းသော၊ မြန်မာနိုင်ငံတွင် ထုတ်လုပ်သော သို့မဟုတ် တင်ပို့သည့် ကုန်ပစ္စည်းစာရင်းတစ်ခုတွင် ၅% မှ ၆၀% အထိ အထူးစားသုံးခွန်ကိုလည်း ကျင့်သုံးပါသည်။

၂/ အကောက်ခွန် မြန်မာ့အကောက်ခွန်အကောက်ခွန်ဇယား (2017) အရ အကောက်ခွန်ကို 50% အထိ အခွန်နှုန်းထားဖြင့် ကောက်ခံပါသည်။ မှတ်ပုံတင်ထားသော ကုမ္ပဏီများသည် အချိန်အတိုင်းအတာတစ်ခုအထိ အကောက်ခွန်အကောက်ခွန်မှ ကင်းလွတ်ခွင့်ရှိနိုင်သည်။

၃/ ၀င်ငွေခွန် > ကော်ပိုရိတ်ဝင်ငွေခွန်သည် အမြင့်ဆုံးအခွန်နှုန်း 22% ကို အကျုံးဝင်သည် ။ > ကိုယ်ပိုင်ဝင်ငွေခွန်သည် အမြင့်ဆုံးအခွန်နှုန်း 25% ကို အကျုံးဝင်သည် ။

4/ အခြားအခွန်အခများ > ကျောက်မျက်ရတနာခွန်- ၂၀၂၀ ခုနှစ် ပြည်ထောင်စုအခွန်အကောက်ဥပဒေ (UTL) အရ၊ ၂၀၁၉ ခုနှစ် မြန်မာ့ကျောက်မျက်ရတနာဥပဒေ ပုဒ်မ ၃၈ အရ ကျောက်မျက်ရတနာများသည် ကျောက်မျက်ရတနာများကို အခွန်ဆောင်ရမည်ဖြစ်ပါသည်။ အခွန်နှုန်းထားများမှာ ၅% မှ ၁၁% ရှိပါသည်။ > Property Tax- မြန်မာနိုင်ငံရှိ အိမ်ခြံမြေ (မြေနှင့် အဆောက်အအုံ) သည် အိမ်ခြံမြေအခွန်ဆောင်ပါသည်။ > မှတ်ပုံတင်ခြင်းအခွန်ကို တူရိယာအမျိုးအစားများစွာတွင် ကောက်ခံပါသည်။ > ငွေလုံးငွေရင်း လွှဲခွန်

[collapse]

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page