Tóm tắt quy định về viết tên hàng hóa trên hóa đơn

39382

Bạn hỏi: Quy định về viết tên hàng hoá trên hóa đơn như thế nào? Gonna Pass trả lời:

Sau khi chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử (Thông tư 78/2021/TT-BTC, nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…).

Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…

Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.

Cơ sở pháp lý: Điều 10. Nội dung hóa đơn – Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Công văn 5529/CT-TTHT

– Tên dịch vụ lưu trú ghi trên hóa đơn phải được thể hiện chi tiết (như: loại dịch vụ lưu trú, thời gian lưu trú …) đúng với thực tế mà Công ty đã cung cấp cho người mua dịch vụ và quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

Công văn 3377/CT-TTHT

Trước 1/7/2022, trước khi chuyển đổi áp dụng thông tư 78/2021/TT-BTC, nghị định 123/2020/NĐ-CP

– Người bán phải ghi đầy đủ thông tin tên hàng hóa, dịch vụ kèm theo mã hàng hóa do công ty quy định trên hóa đơn đầu ra.
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán có thể lựa chọn một trong các cách sau:
+ Lập thành nhiều hóa đơn
+ Ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn
+ Sử dụng bảng kê để liệt kê tên hàng hóa, dịch vụ cung cấp
Một số trường hợp về mã hàng hóa trên hóa đơn cần lưu ý:
TH1: mã hàng hóa đầu vào khác với mã hàng hóa do công ty quản lý cho cùng một mặt hàng:
– Công ty sử dụng mã hàng hóa công ty quản lý để theo dõi hàng tồn kho và xuất hóa đơn đầu ra
TH2: công ty quy định mã hàng hóa và tên bằng tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt:
– Công ty phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa như trên tờ khai nhập khẩu với cơ quan Hải quan

Căn cứ pháp lý:

A. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“Điều 16 Lập hóa đơn:

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn…

c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…

Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.”
B. Điều 19, thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về lập hóa đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn
C. Khoản 1, điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC:
“k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.”

Tham khảo công văn 6521/CT-TTHT của Cục thuế TP Hồ Chí Minh như sau:

Trường hợp Công ty khi lập hóa đơn giá trị gia tăng ở tiêu thức “tên hàng hóa, dịch vụ” cho sản phẩm linh kiện điện tử về nguyên tắc trên hóa đơn thể hiện bằng tiếng Việt, tên hàng hóa bằng tiếng Anh được ghi bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn tiếng Việt; Trường hợp Công ty có quy định mã hàng hóa và tên một số linh kiện điện tử bằng tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa như trên tờ khai nhập khẩu với cơ quan Hải quan.

Có được thay đổi mã hàng tồn kho?

Mã hàng hoá trên hoá đơn có được khác với mã hàng hoá theo dõi trên phần mềm?

Biên soạn: Nguyễn Minh Thu – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page