Ví dụ Vốn hóa chi phí lãi vay khoản vay chung và khoản vay riêng

5949

Nguyên tắc chung về vốn hóa chi phí lãi vay cho khoản vay chung theo chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm việc xác định chi phí lãi vay có đủ điều kiện để được vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang. Điều này áp dụng cho các khoản vay mà doanh nghiệp sử dụng không chỉ cho một dự án cụ thể mà cho nhiều mục đích khác nhau.

Nguyên tắc cơ bản Vốn hoá chi phí đi vay

Theo Chuẩn mực kế toán số 16, chi phí lãi vay được vốn hóa khi:

  • Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
  • Chi phí lãi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy
  • Chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang

Tỷ lệ vốn hóa được tính dựa trên tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ, trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích tạo ra tài sản chưa hoàn thành. Tổng chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không được vượt quá tổng chi phí đi vay phát sinh trong kỳ.

Ví dụ 1: Vốn hoá chi phí đi vay đối với các khoản vốn vay chung 

Trong năm 20X6, công ty có các khoản vay dài hạn 3 năm như sau để đầu tư xây dựng nhà xưởng và dây chuyền sản xuất, tổng giá trị các khoản vay: 13.000.000 (Đơn vị tính: 1000đ)

  • Ngày 1/3/20X6 vay 6.000.000 lãi suất 12%/năm
  • Ngày 1/8/20X6 vay 2.000.000 lãi suất 11%/năm
  • Ngày 1/11/20X6 vay  5.000.000 lãi suất 11,5%

Công ty A có phát sinh các khoản chi phí đầu tư Tổng cộng:  10.800.000

  • Ngày 1/5/20X6, dùng khoản vay xây dựng dây chuyền: 2.400.000
  • Ngày 1/7/20×6, dùng khoản vay xây dựng nhà xưởng: 4.800.000
  • Ngày 1/11/06, dùng khoản vay cho xây dựng nhà xưởng: 3.600.000

Như vậy, theo công thức tính số chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán, kết quả tính như sau:

  • > Chi phí BQGQ phát sinh cho đầu tư công trình sản xuất cuối kỳ: 4.600.000
    • 2.400.000 x 8/12   =  1.600.000
    • 4.800.000 x 6/12   =  2.400.000
    • 3.600.000 x 2/12   =     600.000
  • > Số bình quân gia quyền các khoản vay gốc: 6.666.000
    • 6.000.000 x 10/12 =  5.000.000
    • 2.000.000 x 5/12   = 833.000
    • 5.000.000 x 2/12   =  833.000
  • Tổng số tiền lãi vay thực tế của các khoản vay phát sinh trong kỳ: 787.500 
    • 6.000.000 x 12%    x 10/12  =  600.000
    • 2.000.000 x 11%    x  5/12   =    91.666
    • 5.000.000 x 11,5% x  2/12   =     95.833
  • Tỷ lệ vốn hoá (%)= 787.500/6.666.000 x 100% = 11,81%
  • Số chi phí đi vay được vốn hoá tính vào chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng và dây chuyền sản xuất năm 20X6 là: 4.600.000 × 11,81% = 543.260

Ví dụ 2: Vốn hoá chi phí đi vay đối với các khoản vốn vay chung và vốn vay riêng biệt

Ngày 1/1/20X6, Công ty A trong năm 20X6 có phát sinh các khoản vay sau: (Đơn vị tính 1.000 đ)

  • 1/ Khoản vay chỉ để sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đủ điều kiện vốn hoá: 8.500.000 với lãi suất 12% thời hạn vay 3 năm. Giả sử thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt là 20.000
  • 2/ Khoản vốn vay chung: Cộng các khoản vay chung:  13.000.000
    • – Vay lãi suất 10% thời hạn vay 3 năm, gốc vay: 6.000.000
    • – Vay lãi suất 12% thời hạn vay 3 năm, gốc vay: 7.000.000
  • Chi phí lãi vay của các khoản vốn vay chung: 1.440.000
    • 6.000.000 x 10% = 600.000
    • 7.000.000 x 12% = 840.000
  • Tổng vốn vay dài hạn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép phát sinh trong năm 20X6 được xác định được là 10.000.000, trong đó:
    • Từ các khoản vốn vay riêng biệt là:    8.500.000
    • Từ các khoản vốn vay chung là:         1.500.000

Hãy xác định chi phí đi vay được vốn hoá tính vào chi phí đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép và chi phí đi vay tính vào chi phí SXKD năm 20X6?

  • Xác định khoản vốn hoá chi phí đi vay đối với các khoản vốn vay chung
    • Tổng tiền lãi vay thực tế của các khoản vốn vay chung phát sinh trong kỳ6.000.000 x10% + 7.000.000 x 12% = 1.440.000
    • Số bình quân gia quyền các khoản vay gốc6.000.000 x 12/12 + 7.000.000 x 12/12 = 13.000.000
    • Tỷ lệ vốn hoá: 1.440.000 /13.000.000 x 100% = 11,07%
    • Xác định khoản chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa tính vào chi phí đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép năm 20X6 từ các khoản vốn vay chung: 1.500.000 x 11,07% = 166.000
  • Xác định khoản vốn hoá chi phí đi vay đối với các khoản vốn vay riêng biệt:
    • + Chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vốn vay riêng biệt8.500.000 x 12% = 1.020.000
    • + Xác định chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa tính vào chi phí đầu xây dựng nhà máy sản xuất thép năm 20X6 từ các khoản vốn vay riêng biệt1.020.000 – 20.000 = 1.000.000
  • – Tổng chi phí đi vay được vốn hoá tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trong kỳ: 1.000.000 + 166.000 = 1.166.000
  • – Chi phí đi vay tính vào chi phí SXKD năm 20X6: (13.000.000 – 1.500.000) x 11.07% = 1.274.000
  • Định khoản
    • Nợ TK 241- XDCB dở dang:   1.166.000
      • Có các TK 111, 112, 335, 142, 242:  1.166.000
    • Nợ TK 635- Chi phí tài chính     1.274.000
      • Có các TK 111, 112, 335, 142, 242:  1.274.000

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page