Giải đáp vướng mắc về hóa đơn điện tử – Hỗ trợ trực tuyến

6086

Rất nhiều vướng mắc, nhiều vấn đề gây tranh cãi về hóa đơn điện tử đã được Tổng Cục thuế hướng dẫn  tại công văn 1647/TCT-CS nên các bạn kế toán cần cập nhật nhé.

Kính gửi Quý khách, Manabox xin gửi 1 số thông tin cập nhật quan trọng về xử lý hóa đơn theo công văn mới nhất (1647/TCT-CS 2023)

1/ Hóa đơn điều chỉnh, thay thế các lần sau (F2, F3…Fn) thì theo nguyên tắc

  • Nếu điều chỉnh thì hóa đơn Fn đều điều chỉnh cho F0, kể cả F0 đã bị F1 điều chỉnh
  • Nếu thay thế thì hóa đơn Fn thay thế cho F1, không phải F0

2/ Hóa đơn điều chỉnh, thay thế KHÔNG phải lập mẫu 04/SS

Các câu hỏi liên quan đến mẫu 04/SS-HDDT

3/ Trả lại hàng: Bên mua xuất hóa đơn trả lại

Hóa đơn điện tử khi trả lại hàng

4. Điều chỉnh sai sót PXK kiêm vận chuyển áp dụng tương tự điều chỉnh hóa đơn

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ xuất khẩu

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

—————————————————————————————————————————

Người nộp thuế: Phạm Thị Thoa-228-1
Địa chỉ: Ba Đình Hà Nội
Công ty chúng tôi: + năm 2021 có dùng dải ký hiệu hóa đơn C21TDC (có 231 số, đã dùng 25 số, còn 206 số chuyển sang năm 2022 + sang năm 2022 chuyển 206 số còn lại sang dùng dải ký hiệu hóa đơn C22TDC Theo tra cứu hiện tại thì Trạng thái sử dụng của dải hóa đơn C21TDC vẫn đang là “Đang sử dung” => Như vậy là chúng tôi đã sai khi chưa hủy dải hóa đơn không còn dung C21TDC đúng không ạ? Chúng tôi có phải hủy dải ký hiệu hóa đơn C21TDC trong thời gian bao lâu kể từ ngày chuyển các số hóa đơn còn lại sang dải ký hiệu C22TDC? Xin cám ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC: “Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

– …

– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

”.

Như vậy khi chuyển sang năm 2022 sẽ chuyển dải ký hiệu mới, không dùng lại ký hiệu của năm 2021. Bên cạnh đó cũng không có quy định về việc đăng ký và hủy ký hiệu hóa đơn điện tử áp dụng theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Người nộp thuế: CÔNG TY VTC CÔNG NGHỆ VÀ NỘI DUNG SỐ-226-2
Địa chỉ: Số 23 phố Lạc Trung – Phường Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Kính chào Tổng cục thuế! Mong TCT giải đáp giúp chúng tôi những vướng mắc sau: 1. Trước đây tra cứu hóa đơn theo thông tư cũ, trên kết quả tra cứu có thông tin tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, nhưng sau khi triển khai HDDT theo thông tư 78 thì trên kết quả tra cứu ko có thông tin tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, vậy có cần thiết phải tra cứu thêm thông tin tình trạng hoạt động của doanh nghiệp nữa ko? Và nếu có thì tra cứu tại đâu. 2. Cty chúng tôi nhận dc hoá đơn đầu vào xuât theo TT78, tuy nhiên gặp trường hợp như sau: trên bản pdf có ngày ký số giống ngày lập hoá đơn nhưng khi kiểm tra file xml thì ngày ký hoá đơn khác ngày lập hoá đơn, vậy chúng tôi dựa vào file xml để kê khai thuế còn file pdf bên bán không đồng ý điều chỉnh ngày ký số trên pdf khớp với ngày ký số trên file xml thì có đúng không?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, người bán cần đảm bảo thông tin trên hóa đơn là hợp lệ bao gồm cả trạng thái hoạt động của doanh nghiệp. Cơ quan thuế cũng hỗ trợ tra cứu tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử ngành Thuế (gdt.gov.vn) trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra thông tin.

        2. Theo quy định tại điểm 1 điều 12 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP: “Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “extensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin)”. Theo đó trường hợp có sai lệch giữa bản thể hiện (PDF) và XML của hóa đơn điện tử thì file dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng XML sẽ là gốc để xác định thông tin liên quan về hóa đơn điện tử. Nội dung này người mua cần làm việc với người bán để xác định rõ nguyên nhân và thực hiện điều chỉnh theo quy định (nếu cần)

Người nộp thuế: CTY tnhh thương mại dịch vụ Nhà Việt-224-3
Địa chỉ: 58 đường 3/2 xuân khánh ninh kiều cần thơ
Xin hỏi cách lưu trữ hoá đơn đầu vào, đầu ra ? Lưu bằng file tải về máy được ko ạ? File hình ảnh(PDF)
Tổng cục Thuế trả lời:

Việc lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Về định dạng hóa đơn điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Định dạng hóa đơn điện tử

1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “extensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).”

Theo quy định trên thì file dữ liệu hóa đơn phải được thể hiện dưới dạng XML và lưu trữ dưới dạng XML.

Người nộp thuế: HÀ THỊ THƠ-214-4
Địa chỉ: Hà Nam
1. Tôi muốn làm thông báo sai sót mẫu 04-SS cho nhiều hóa đơn trên trang hoadondientu.gdt.gov.vn nhưng bị báo lỗi mẫu số ký hiệu hóa đơn không đúng? 2. Trường hợp lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế nhưng vẫn bị sai thì tôi phải điều chỉnh, thay thế l;ại trên hóa đơn đầu tiên hay trên lần điều chỉnh, thay thế gần nhất? 3. Thời hạn nộp thông báo hủy hóa đơn sau khi chuyển lên thông tư 78 là bao lâu. Tôi chuyển đổi hóa đơn 78 ngày 5/4/2022 nhưng đến 5/06/2022 tôi mới thông báo hủy hóa đơn thì có bị phạt không. Mức phạt bao nhiêu?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Doanh nghiệp được lập 1 mẫu 04/SS-HĐĐT cho nhiều hóa đơn, trường hợp bị báo lỗi doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh và gửi lại mẫu 04/SS-HĐĐT.

2. Trường hợp lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế nhưng vẫn bị sai thì doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế lại trên hóa đơn gốc đầu tiên.

3. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123, điểm 2 Phụ lục kèm theo công văn 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 của Tổng cục Thuế: kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp phải hủy hóa đơn đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng và phải gửi thông báo hủy hóa đơn đến cơ quan thuế.

Theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì các hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn thì bị xử phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ.

Khi xử phạt thì cơ quan thuế căn cứ thời điểm người nộp thuế chậm gửi thông báo hủy hóa đơn để ban hành quyết định xử phạt.

Người nộp thuế: Đào Hằng-213-5
Địa chỉ: Hải Phòng
Công ty tặng quà cho khách hàng dạng biếu tặng không thu tiền. Qùa tặng giá trị từ 200.000-500.000 đ thì công ty chúng tôi có bắt buộc phải lập hóa đơn cho từng khách hàng không hay có thể lập HĐ chung cho tất cả KH và đính kèm Danh sách KH (các khách hàng này đều không có nhu cầu lấy HĐ, số lượng KH nhận quà đông)
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn điện tử khi tặng hàng hóa cho khách hàng.

Người nộp thuế: Nguyen van hoi-212-6
Địa chỉ: Lai Châu
Khi lập hóa đơn gửi cho cơ quan thuế bị lỗi: “3:01:Dữ liệu trong thẻ có Id = DuLieuKy đã bị thay đổi trên đường truyền” xin hỏi lỗi này là do bên cung cấp hóa đơn hay do tôi lập hóa đơn sai thông tin gì ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Khi Hệ thống của Cơ quan thuế thông báo về việc thông tin hóa đơn đã bị thay đổi trên đường truyền tức là hóa đơn đang không đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Vì vậy, đề nghị công ty liên hệ với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để hỗ trợ kiểm tra giải pháp khởi tạo hóa đơn gốc (theo định dạng XML), đặc biệt các thành phần liên quan đến chữ ký số cần đảm bảo theo đúng quy định tại Quyết định 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 để bảo vệ được thông tin của hóa đơn.

Người nộp thuế: BÙI THỊ HẰNG-211-7
Địa chỉ: Tòa nhà VCCI số 1 Lê Nin
Tổng cục cho em hỏi, trên website https://hoadondientu.gdt.gov.vn/tra-cuu/tra-cuu-hoa-don có thể tra cứu được hóa đơn điện tử theo TT78 nhưng lại ko tra cứu đc hóa đơn không có mã (ví du như bên Bảo hiểm, NH,…) vậy làm cách nào để tra cứu được những hóa đơn này để quản lý được ngoài website tra cứu của bên nhà cung cấp gửi cho khách hàng
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế xin trả lời như sau:

Một số Tổ chức, doanh nghiệp như Bảo hiểm, ngân hàng,.. sử dụng hóa đơn điện tử không mã của Cơ quan thuế, thuộc trường hợp gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng hoặc quý gửi Cơ quan thuế theo quy định tại điểm 3 điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP : “Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng hoặc quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý) theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Khi đó tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ tra cứu được thông tin hóa đơn thuộc bảng tổng hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sau thời điểm Tổ chức, doanh nghiệp đã gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Hồng Vĩnh-210-8
Địa chỉ: Quảng Ngãi
Từ tháng 1.2022 đến 24.04.2022 Cty chúng tôi bán hàng xuất khẩu chỉ dùng hóa đơn thương mại, Sau ngày 25.04.2022 chúng tôi có xuất hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế cho việc bán hàng xuất khẩu, Đến tháng 06.2022 chúng tôi phát hiện bị sai đơn giá hàng hóa xuất khẩu từ tháng 01.2022 đến tháng 04.2022. Vậy chúng tôi phải xuất hóa đơn điều chỉnh cho các lô hàng từ 01.2022 đến tháng 04.2022 hay chỉ xuất hóa đơn điều chỉnh cho các lô hàng từ sau 25.04.2022 thôi. Xin cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp công ty chưa lập hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu từ tháng 1/2022 đến ngày 24/4/2022 thì trong tháng 6/2022 công ty lập hóa đơn điện tử cho hàng hóa đã xuất khẩu từ tháng 1/2022 đến ngày 24/4/2022.

Đối với lô hàng xuất khẩu từ ngày 25/4/2022 công ty đã xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu và trong tháng 6/2022 phát hiện sai sót thì công ty lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn đã lập.

Người nộp thuế: Trần Diệu Linh-206-9
Địa chỉ: Nam Từ Liêm Hà Nội
Kính chào Tổng cục thuế! Trường hợp doanh nghiệp chắc chắn không mua hàng hóa dịch vụ của công ty A. Nhưng công ty A lại xuất hóa đơn cho doanh nghiệp (không biết là do nhầm lẫn hay cố ý). Doanh nghiệp tự tra cứu trên tài khoản hoadondientu của cơ quan thuế và phát hiện có hóa đơn của công ty A đã lập cho mình. Vậy trường hợp này doanh nghiệp nên xử lý như thế nào? Kính mong Tổng cục thuế giải đáp thắc mắc này.
Tổng cục Thuế trả lời:

Đây là giao dịch dân sự giữa các bên, do đó trường hợp doanh nghiệp không mua hàng hóa dịch vụ của Công ty A nhưng Công ty A lại xuất hóa đơn cho doanh nghiệp thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Công ty A để tìm hiểu lý do Công ty A lập hóa đơn cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thấy Công ty A có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề nghị doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế, cơ quan công an, Sở Công Thương,…

Người nộp thuế: Công ty TNHH TMTH Thanh Phú-198-10
Địa chỉ: Quảng Bình
Xin hỏi hoá đơn điện tử đã lập có mã của cơ quan thuế và đã dc gửi cho người mua hàng nhưng ngay sau đó phát hiện sai sót thì có thể huỷ xuất lại hđ mới được không hay bắt buộc phải làm hđ điều chỉnh/ thay thế?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế xin trả lời như sau:
Trường hợp hóa đơn điện tử đã được cấp mã cơ quan thuế và gửi cho người mua thì khi phát hiện sai sót, người mua thực hiện xử lý theo quy định tại điểm 2 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: nguyet-197-11
Địa chỉ: KCN tân trường cẩm giàng hải dương
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài có xuất hóa đơn điện tử nhưng không gửi hóa đơn cho phía nước ngoài, khi xuất hóa đơn phát hiện sai sót chúng tôi thông báo cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS – HĐ ĐT, sau khi nhận được phản hồi chấp thuận của cơ quan thuế thì chúng tôi lập hóa đơn điện tử mới hay lập lại HDĐT mới thay thế có dòng chữ” thay thế cho HĐ mẫu số….”? Rất mong nhận được giải đáp
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp được lựa chọn việc hủy hóa đơn và lập hóa đơn mới hoặc lập hóa đơn thay thế.

Trường hợp doanh nghiệp chọn việc hủy hóa đơn thì phải gửi Mẫu 04/SS-HĐ ĐT tới CQT và lập hóa đơn mới. Trường hợp doanh nghiệp chọn việc lập hóa đơn thay thế thì không phải gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT.

Người nộp thuế: Vũ Chiến-196-12
Địa chỉ: CH1901b tòa HH1 đường Lê Trọng Tấn
Nếu trong trường hợp Bên Mua nhận được Hoá đơn từ Bên Bán kiểm tra Hoá đơn vẫn Hợp lệ tuy nhiên thấy Ngày Bên Bán ký HĐ và ngày CQT cấp Mã không trùng khớp ngày. Xin hỏi Hoá đơn đó có vi phạm gì không ? Có hợp lệ không ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Cơ quan thuế thực hiện cấp mã hóa đơn sau khi tiếp nhận dữ liệu hóa đơn đã đầy đủ nội dung (bao gồm cả chữ ký số). Trường hợp người bán gửi cơ quan thuế cấp mã vào thời điểm chuyển tiếp giữa các ngày có thể dẫn tới tình trạng ngày người bán ký và ngày cấp mã hóa đơn không trùng khớp. Hóa đơn này vẫn được coi là hợp lệ.

Người nộp thuế: Nguyễn Kim Kỳ Duyên-195-13
Địa chỉ: Quảng Trị
Kinh gửi Tổng Cục thuế, theo NĐ 15 quy định về giảm thuế GTGT từ 01/02/2022 đến 31/12/2022. Đối với đơn vị sản xuất điện, sản lượng điện của Tháng 01/2022 xuất hóa đơn vào T2/2022 (Không quá 7 ngày tháng kế tiếp) Cụ thể ngày 05/2/2022 thì thuế suất là 10% hay 8% vậy ạ. Trân trọng cám ơn.!
Tổng cục Thuế trả lời:

          Ngày 23/3/2022, Bộ Tài chính có công văn 2688/BTC-TCT hướng dẫn về thuế GTGT tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, trong đó đã hướng dẫn cụ thể:

             “- Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc thù như cung cấp điện, cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT theo quy định đối với các hóa đơn lập từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.”

             Đề nghị doanh nghiệp căn cứ hướng dẫn tại công văn 2688/BTC-TCT nêu trên để thực hiện.

Người nộp thuế: Ngô Văn Hoan-192-14
Địa chỉ: Hà nội
Xin hỏi . Ví dụ hóa đơn tháng 2/2022 đã kê khai và hoàn thuế, đến tháng 6/2022 bên mua phát hiện hóa đơn đấy đã bị hủy . Vậy có giải pháp nào mà liên quan đến hóa đơn thì khi bên bán đã xuất rồi muốn điều chỉnh gì lên hóa đơn đấy đều tự động báo cho bên mua ko ? – hóa đơn vận chuyển rải rác các ngày trong tháng, nhưng xuất 1 hóa đơn vào ngày cuối tháng có được ko ?
Tổng cục Thuế trả lời:

– Về thông báo cho người mua khi có điều chỉnh hóa đơn:

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới. Khi người bán gửi thông báo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tới cơ quan thuế để hủy hóa đơn, sau khi cơ quan thuế tiếp nhận về việc hủy hóa đơn thì Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hỗ trợ tra cứu toàn bộ thông bộ thông tin, trạng thái (hủy, điều chỉnh, thay thế,…) trực tiếp trên Cổng đồng thời Tổng cục Thuế cũng đã nâng cấp để hỗ trợ cung cấp thông tin cho người mua theo hình thức gửi thông báo về việc hủy hóa đơn theo địa chỉ email của người mua đã đăng ký trên tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn hoặc trên hóa đơn trong trường hợp người mua chưa đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì người bán có trách nhiệm người bán thông báo cho người mua.

– Về thời điểm lập hóa đơn: đã được quy định cho các trường hợp cụ thể tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: Công ty tnhh myungbo vina-191-15
Địa chỉ: Lo b7 Kcn song khê nội hoàng Tp bắc giang
Công ty tôi tháng 4 – 2022 mua nguyên liệu của nước ngoài đã mở to khai hải quan thông quan , sau đó có một phần nguyên liệu k đạt chất lượng chúng tôi làm thủ tục xuât trả và đã mở tờ khai tái xuất thông quan . Hỏi: trường hợp tái xuất này công ty tôi có phải xuâdt hóa đơn iện tử k ạ ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp đã mở tờ khai thông quan để nhập khẩu hàng hóa và sau đó làm thủ tục xuất trả và đã mở tờ khai tái xuất thông quan thì doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử như hoạt động xuất khẩu tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

Người nộp thuế: Đào Nga-190-16
Địa chỉ: TP Thái Bình
Xin hỏi: Khi giao cho khách hàng Hóa đơn GTGT bản thể hiện có giá trị để thanh toán, hạch toán không hay phải lập hóa đơn chuyển đổi. Đơn vị lưu hóa đơn để hạch toán thì lưu bản thể hiện hay bản chuyển đổi.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định Điều 3 và Điều 12 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của CQT theo định dạng của CQT là sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML. Do đó người bán gửi cho người mua hóa đơn gốc định dạng XML. Người mua lưu giữ hóa đơn gốc định dạng XML để hạch toán, thanh toán và kê khai.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP: Hóa đơn chuyển đổi thành hóa đơn giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ theo dõi, không có hiệu lực để giao dịch thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Lốp Quảng Loan-189-17
Địa chỉ: 365 phố Lê Thanh tổ 4 phường Bắc Cường tp Lào Cai tỉnh Lào Cai
Tổng cục thuế cho em hỏi: em xuất hoá đơn và đã gửi cho khách hàng mà quên không gửi cho cơ quan thuế cấp mã,5 hôm sao em mới gửi cho cơ quan thuế để cấp mã thì có sao k ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Doanh nghiệp thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì doanh nghiệp phải gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua. Trường hợp doanh nghiệp gửi hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế cho người mua thì đây là trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp. Doanh nghiệp phải lập hóa đơn điện tử mới gửi cơ quan thuế cấp mã sau đó gửi cho người mua hóa đơn đã có mã của cơ quan thuế.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Hằng-184-18
Địa chỉ: Nam Từ Liêm
Kinh chào TCT! Mong TCT giải đáp giúp chúng tôi vướng mắc sau: Theo điểm c, khoản 3, điều 12, nghị định 123: Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu. Theo quy định trên thì xuất khẩu bao gồm cả xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và xuất khẩu tại chỗ hay chỉ trường hợp xuất khấu hàng hóa ra nước ngoài?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về thuế GTGT.

Người nộp thuế: Cty TNHH Tấn Hưng Việt Nam-182-19
Địa chỉ: Lô B123 Đường số 5KCN Đức HoàX Đức Lập Hạ H Đức Hoà Long An
Em xin hỏi khi dùng hoá đơn điện tử có mã cơ quan thuế thì không làm Báo cái BC26, nay em nghe phát trực tiếp của Tổng Cục thì có đoạn nộp bảng Tổng hợp hoá đơn điện tử nếu có sai sót thì nộp bổ sung. Vậy có phải nộp bảng tổng hợp hoá đơn điện tử là thay BC26 lúc trước ko ạ. Cần nộp bảng THHD điện tử theo tháng hay theo quý và làm theo biểu mẫu nào. Trân trọng!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã thì không phải làm báo cáo BC hay bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế.

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn không mã của cơ quan thuế.

Người nộp thuế: Hoàng Thị Khánh Ly-178-20
Địa chỉ: Tiểu khu 1 thị trấn Đồng Lê Tuyên Hóa Quảng Bình
Đơn vị em là: UBND xã hiện đã đăng ký hóa đơn điện tư. Chủ yếu sử dụng cho việc thu phí chợ, cho thuê đất lắp dặt cột phát sóng. vậy sau khi xuất hóa đơn thì phải kê khai những thuế nào, nộp những thuế nào ạ? do mới sử dụng nên em đang rối ạ. các khoản thu trên đều nộp vào thu ngân sách nhà nước. Hỗ trợ em với
Tổng cục Thuế trả lời:

Bạn liên hệ trực tiếp với cơ quan Thuế quản lý để được hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế phù hợp với thực tế phát sinh.

Người nộp thuế: Thanh Võ-177-21
Địa chỉ: 153/42 đường số 5 phường 17 quận Gò Vấp
Công ty tôi đã sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, cho tôi hỏi công ty tôi chuyển địa chỉ sang quận khác thì mình nộp tờ khai gì ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Khi thực hiện chuyển địa điểm sang quận khác, công ty chỉ phải thực hiện các thủ tục theo quy định mà không phải thực hiện đăng ký lại sử dụng hóa đơn điện tử.

Người nộp thuế: Huỳnh Hiền-168-22
Địa chỉ: Tân Uyên Bình Dương
Xin hỏi: 1. Cty nhận được 2 hóa đơn, cùng 1 người bán, cùng ký hiệu 1C22THT nhưng số hóa đơn tháng 4/22 là 70 và tháng 05/22 là 50. Được biết do người bán sử dụng 2 phần mềm hóa đơn điện tử song song nên gặp trường hợp trên. Vậy 2 hóa đơn điện tử trên có hợp lệ không? 2. Được biết người bán có thể sử dụng song song nhiều phần mềm cung cấp hóa đơn, vậy sử dụng như nào cho hợp lệ? 3. Ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn nếu khác nhau thì hóa đơn có hợp lệ và có bị phạt không? nếu khác ngày như vậy thì người bán kê khai theo ngày lập, người mua kê khai theo ngày ký phải không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Không có quy định về việc người bán chỉ được sử dụng một phần mềm hóa đơn điện tử, tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP  “Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn”. Như vậy, kể cả trong trường hợp sử dụng nhiều giải pháp thì số hóa đơn vẫn phải là duy nhất rong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.

Theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: “Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn”. Theo đó, thời điểm lập và thời điểm ký có thể khác nhau, người bán kê khai theo ngày lập hóa đơn, người mua kê khai theo thời điểm nhận hóa đơn có đầy đủ nội dung.

Người nộp thuế: Mai Thị Nguyệt-162-23
Địa chỉ: Nguyễn Cơ Thạch Nam Từ Liêm
Từ 1/7/2022, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá thể bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử trừ 1 số trường hợp chưa đáp ứng được hạ tầng công nghệ thông tin. Vậy, từ 1/7/2022 hóa đơn điện tử các đối tượng trên sử dụng có bắt buộc có mã của cơ quan thuế hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019, Nghị định 123 thì HĐĐT có 02 loại là HĐĐT có mã của cơ quan thuế và HĐĐT không có mã của cơ quan thuế.

Đối tượng sử dụng HĐĐT có mã, không có mã của cơ quan thuế đã được quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế năm 2019.

Người nộp thuế: Kim Oanh-161-24
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty em bán mặt hàng xăng dầu nên thường gửi bảng tổng hợp cuối ngày lên cơ quan thuế. Tuy nhiên khách hàng có ý kiến là ko tra cứu được thông tin hóa đơn trên cổng thông tin của cơ quan thuế. Vậy cty em nên xử lý thế nào
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Khi đó, dữ liệu hóa đơn điện tử đã được tổng hợp theo từng mặt hàng, vì vậy, người mua sẽ không thể tra cứu dữ liệu theo từng hóa đơn.

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Khi đó, người bán xăng dầu gửi thông tin hóa đơn chi tiết tới cơ quan thuế và người mua có thể tra cứu thông tin của hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Người nộp thuế: Trương Thị Thúy Vân-159-25
Địa chỉ: Công ty TNHH Youngone Nam Định KCN hoà xá TP Nam Định
Đối với tên người mua là các doanh nhiệp nước ngoài thì trên hóa đơn có được để tên người mua bằng tiếng anh và địa chỉ bằng tiếng anh không ? Chúng tôi kính mong cục thuế hướng dẫn cụ thể để Công ty thực hiện theo đúng qui định.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 13 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Theo đó trường hợp người mua là doanh nghiệp nước ngoài không có tên và địa chỉ theo tiếng Việt thì doanh nghiệp được ghi tên và địa chỉ người mua theo tiếng Anh.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Dung-158-26
Địa chỉ: TpVinh Nghệ An
1. Việc phát hiện hóa đơn điện tử sau thời gian kê khai sẽ được xử lí như thế nào? Đơn vị có bị vi phạm hay xử phạt theo văn bản nào không? 2. Có quy định nào quy định về cách thức gửi hóa đơn cho người mua không? Nếu trên hệ thống HDDT đơn vị không thể hiện việc gửi qua mail cho khách hàng thì có vi phạm quy định không? 3 Tất cả các trường hợp xảy ra sai sót HĐĐT đều phải lập và gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT phải không ạ?Vì tại mục b, khoản 2, Điều 19, nghị định 123 em không thấy đề cập đến mẫu 04 như tại khoản 1, Điều 19, nghị định 123 và mục a, khoản 2, Điều 19, nghị định 123.
Tổng cục Thuế trả lời:

– Về cách thức gửi hóa đơn cho người mua:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Về gửi thông báo hóa đơn có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT:

Khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc hóa đơn thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123 thì không phải lập Mẫu số 04/SS-HĐĐT.

Người nộp thuế: Hà-156-27
Địa chỉ: Long Biên
Theo QĐ 78 tôi đọc thì dc hiểu là DN cấp chứng từ thuế TNCN cho NLĐ cũng thuộc trường hợp phải chuyển đổi sang chứng từ điện tử từ ngày 1/7/2022. Tuy nhiên tôi có liên hệ nhiều nhà cung cấp giải pháp trong DS cục thuế công khai (VD Misa, FPT…) thì đều được trả lời là hiện không có hướng dẫn nên không hỗ trợ triển khai. Vậy chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử có bắt buộc chuyển đổi từ 1/7/2022 hay không ạ?. Rất mong Tổng cục thuế có văn bản hướng dẫn cụ thể, gợi ý đơn vị cung cấp giải pháp để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử kịp thời
Tổng cục Thuế trả lời:

Trước thời điểm 01/07/2022 thì Chứng từ khấu trừ thuế TNCN đang được áp dụng theo hình thức in, hoặc được cấp chứng từ giấy của CQT. Từ ngày 01/07/2022 CQT sẽ không cấp Chứng từ khấu trừ thuế TNCN giấy mà các tổ chức chi trả thu nhập phải chuyển sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. NNT tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử mà không bắt buộc phải thông qua đơn vị cung cấp giải pháp, đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: HKD Nguyễn Thị Hương-153-28
Địa chỉ: TDP Thanh Xuân 1 Phường Phố Cò TP Sông Công Thái NGuyên
Bên em là HKD cá thể, nộp thuế theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu ( Hàng hóa bán ra là hàng tạp hóa,thuế suất là 1,5%) Khi xuất HDDT, nêu khách hàng không yêu cầu giảm thuế (giảm 20% mức tỷ lệ %) thì hóa đơn xuất ra mình có nhất thiết phải giảm thuế ko anh???
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định: “Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Đồng thời tại Khoản 2 Điều 3 có quy định “2. Các bộ theo chức năng, nhiệm vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 1 Nghị định này, trong đó tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 cơ bản ổn định so với thời điểm trước ngày 01 tháng 02 năm 2022.” .Theo đó, HKD thực hiện xuất hóa đơn theo hướng dẫn của CQT để đảm bảo người tiêu dùng được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Kim Ân-151-29
Địa chỉ: Bình Dương
Xin hỏi Khách hàng mua dịch vụ bên công ty chúng tôi trả tiền theo từng đợt. Đến hiện tại thì khách hàng yêu cầu chấm dứt hợp đồng cũ ( hóa đơn xuất theo thông tư 32). Nếu xử lý theo phương án gửi thông báo 04/ss cho cơ quan thuế sau đó xuất hóa đơn thay thế thì không được vì khách hàng chấm dứt hợp đồng chứ không phải do sai sót thay thế. Nếu xuất hóa đơn điều chỉnh giảm thì trường hợp này trên hóa đơn để giá trị điều chỉnh dương theo TT cũ hay điều chỉnh âm theo TT78. Kính mong Cục thuế giải đáp
Tổng cục Thuế trả lời:

Nội dung hỏi không rõ là công ty đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay chưa. Trường hợp công ty lập hóa đơn điện tử theo Thông tư 32 khi thu tiền theo từng đợt của khách hàng nhưng chưa hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì nếu khách hàng yêu cầu chấm dứt hợp đồng tại thời điểm công ty đã chuyển sang sử dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 thì công ty thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 32, không phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm. Công ty và khách hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của giao dịch.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Hương Giang-149-30
Địa chỉ: Hà Nội
Em chào quý anh chị. Em muốn hỏi, hóa đơn mua vào hàng hóa có ngày lập và ngày ký hóa đơn không trùng nhau thì bên mua sẽ kê khai thuế theo ngày lập hay ngày ký ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Kể từ thời điểm người mua nhận được hóa đơn điện tử do người bán giao cho có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người mua thực hiện kê khai thuế. 

Người nộp thuế: HÀ THỊ THƠ-148-31
Địa chỉ: Hà Nam
1. Tôi muốn làm thông báo sai sót mẫu 04-SS cho nhiều hóa đơn trên trang hoadondientu.gdt.gov.vn nhưng bị báo lỗi mẫu số ký hiệu hóa đơn không đúng? 2. Trường hợp lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế nhưng vẫn bị sai thì tôi phải điều chỉnh, thay thế l;ại trên hóa đơn đầu tiên hay trên lần điều chỉnh, thay thế gần nhất? 3. Thời hạn nộp thông báo hủy hóa đơn sau khi chuyển lên thông tư 78 là bao lâu. Tôi chuyển đổi hóa đơn 78 ngày 5/4/2022 nhưng đến 5/06/2022 tôi mới thông báo hủy hóa đơn thì có bị phạt không. Mức phạt bao nhiêu?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Doanh nghiệp được lập 1 mẫu 04/SS-HĐĐT cho nhiều hóa đơn, trường hợp bị báo lỗi doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh và gửi lại mẫu 04/SS-HĐĐT.

2. Trường hợp lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế nhưng vẫn bị sai thì doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế lại trên hóa đơn gốc đầu tiên.

3. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123, điểm 2 Phụ lục kèm theo công văn 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 của Tổng cục Thuế: kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp phải hủy hóa đơn đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng và phải gửi thông báo hủy hóa đơn đến cơ quan thuế.

Theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì các hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn thì bị xử phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ.

Khi xử phạt thì cơ quan thuế căn cứ thời điểm người nộp thuế chậm gửi thông báo hủy hóa đơn để ban hành quyết định xử phạt.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Midu Việt Nam-146-32
Địa chỉ: Ven TL 295B Khu phố Tiêu Sơn
Em có câu hỏi này mong Cục CNTT – Tổng Cục Thuế giải quyết sớm giúp bên em! Bên em chuyển hóa đơn điện tử theo thông tư 78 từ ngày 22/6/2022 đến ngày 25/4/2022 chỉ nhận được mail chấp nhận, không nhận được mail cấp mật khẩu vào trang hoadondientu.gdt.gov.vn Ngày 13/6/2022 em có liên hệ Cục CNTT-Tổng Cục Thuế báo là lỗi của đường truyền, tới nay vẫn chưa có kết quả. Tổng cục thuế cho hỏi bao nhiêu ngày thì phía doanh nghiệp nhận được kết quả ạ? MST: 0106152394 Trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế đã liên hệ và hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp.

Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XANH ĐỨC VƯỢNG-145-33
Địa chỉ: Số 94 ngõ 3 xóm Dẫy Xã Đại Yên Huyện Chương Mỹ TP Hà Nội
Kính gửi Tổng cục Thuế Doanh nghiệp tôi có những vướng mắc như sau: Doanh nghiệp tôi có 1 Hóa đơn điện tử có mã của CQT ký phát hành ngày 31/03/2022. Đã gửi cho người mua, người mua phát hiện có sai sót tiền thuế có 2 số thập phân: 5.470.570,40. Doanh nghiệp tôi có làm văn bản thỏa thuận thông báo sai sót và lập hóa đơn thay thế đúng. Hóa đơn thay thế đúng tôi lập ngày 04/04/2022. Vậy doanh nghiệp tôi có cần lập mẫu 04/SS-HĐĐT không? Và có phải kê khai hóa đơn sai sót không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp doanh nghiệp lựa chọn lập hóa đơn thay thế thì không phải gửi mẫu 04/SS- HĐĐT đến cơ quan thuế. Trường hợp có chênh lệch giữa hóa đơn gốc và hóa đơn thay thế thì doanh nghiệp phải kê khai chênh lệch.

Người nộp thuế: Phạm Thị Hồng-144-34
Địa chỉ: Định Liên – Yên Định- Thanh hóa
E chào TCT. E có câu hỏi là e xuất hóa đơn GTGT xuất khẩu thuế xuất 0% e xuất hóa đơn hôm 8/6 hôm qua e mới phát hiện ra e quên không ghi tỷ giá USD trên hóa đơn. bây giờ e có thể xuất hóa đơn điều chỉnh được k? nếu được thì sẽ xuất điều chỉnh như thế nào ạ. E cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp ngày 8/6 doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT điện tử cho hàng xuất khẩu nhưng không ghi tỷ giá thì doanh nghiệp được lập hóa đơn GTGT điện tử điều chỉnh để bổ sung tỷ giá.

Người nộp thuế: Trần Thị Ngát-141-35
Địa chỉ: Hà Nội
Kính thưa Tổng cục thuế! Đơn vị tôi sử dụng HĐĐT gắn mã của cơ quan thuế. Tôi xuất sai số lượng hàng hóa trên hóa đơn và hủy hóa đơn đó để xuất lại. Hóa đơn xuất lại có ghi rõ “xuất thay thế cho hóa đơn số….ngày….ký hiệu….”, đồng thời gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT nhưng cơ quan thuế “không tiếp nhận”, nội dung “Không phải gửi theo NĐ 123”. Nhưng những hóa đơn khác, với lỗi như vậy, tôi gửi thì cơ quan thuế vẫn tiếp nhận và chấp nhận bình thường. Kính mong Tổng cục thuế giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp hóa đơn có sai sót được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đơn vị có thể lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế và không phải gửi thông báo 04/TB-SSĐT.

Trường hợp NNT đã gửi thông báo 04/TB-SSĐT cho các hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì thông báo này vẫn được coi là đúng quy định (thực tế có thể phát sinh trường hợp này khi người nộp thuế gửi thông báo 04/TB-SSĐT trước khi lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế).

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Lan Hương-140-36
Địa chỉ: TT Cát Hải Hải Phòng
Tháng 3/2022, công ty tôi có viết hóa đơn nhưng bị sai thuế suất thuế GTGT, tháng 6/2022 hai bên mua và bán phát hiện sai sót, làm biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống còn 8%, nhưng khi suất hóa đơn điều chỉnh giảm thì số tiền tôi không ghi số (-) thì như vậy có cần phải làm hóa đơn điều chỉnh lần 2 không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Đây là trường hợp doanh nghiệp phát hiện ra sai sót sau khi đã thực hiện điều chỉnh lần 1. Doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC: “c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu

Người nộp thuế: Khánh Lam-138-37
Địa chỉ: Khánh Hòa
Chào Qúy anh chị. 1. Khi bên bán xuất HĐĐT cho bên mua và đã được CQT cấp mã. Và dù bên bán đã gửi hay chưa gửi cho bên mua thì chỉ cần lên trang hoadondientu tra cứu ra là có đầy đủ hóa đơn mua vào và bán ra. Và trong mục 1 và 2 điều 19 nghị định 123/2020 về xử lý hóa đơn có sai sót lại phân biệt là hóa đơn điện tử chưa gửi người mua và hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua. 2.Thông báo sai sót khi gửi đến CQT ở trạng thái như thế nào là DN được tiến hành làm các bước tiếp theo, tránh trường hợp khi doanh nghiệp làm TBSS, hủy hóa đơn và xuất lại hóa đơn khác xong, vài bữa nhận được TBSS không được chấp nhận.
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế xin trả lời như sau:

1. Thông tin về hóa đơn điện tử được cung cấp trên cổng của Tổng cục Thuế nhằm hỗ trợ người bán, người mua, các tổ chức cá nhân liên quan có thể tra cứu, đối chiếu trong quá trình sử dụng. Còn việc gửi thông tin hóa đơn điện tử trong trường hợp hóa đơn mới, hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh, thông báo hóa đơn có sai sót,… là trách nhiệm của người bán đối với người mua và thỏa thuận giữa hai bên theo các quy định tại điểm 3 điều 17 nghị định 123/2020/NĐ-CP

2. Theo công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử

– Trường hợp hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót, người bán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế thực hiện cấp mã cho hóa đơn điện tử mới do người bán lập gửi đến cơ quan thuế theo quy định, hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế; sau đó cơ quan thuế ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán

– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và người mua hoặc người bán phát hiện sai sót, đối với trường hợp người bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế ban hành ngay thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.

Người nộp thuế: Nguyễn Quỳnh Trang-136-38
Địa chỉ: Ba Đình Hà Nội
Xin hỏi: – Yêu cầu HDDT khởi tạo từ MTT bao giờ được đưa vào thí điểm và được đưa vào chính thức? – Máy tính tiền có được xác định là máy bán hàng, máy phát sinh hóa đơn không? – Với HDDT được khởi tạo từ MTT thì sau khi phát hành sẽ phải xử lý trên MTT hay vẫn xử lý như cũ được? – 1 doanh nghiệp có thể sử dụng song song cả HDDT có mà và HDDT có mã từ máy tính tiền hay không? Trong trường hợp nào thì được sử dụng song song như vậy – Đối tượng nào CQT yêu cầu phải áp dụng HDDT từ MTT?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì đối tượng được lựa chọn áp dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là các Doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác).

Máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là thiết bị điện tử đồng bộ hay một hệ thống nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng một phần mềm bán hàng có chức năng chung như: tính tiền, lưu trữ các thao tác bán hàng, số liệu bán hàng, in hoá đơn, tra cứu giao dịch, báo cáo giao dịch, … và được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo định dạng chuẩn bằng phương thức điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.

Phần mềm bán hàng để áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền” là hệ thống phần mềm bán hàng tập trung, phải gắn được dải ký tự mã của cơ quan thuế để xuất hóa đơn từ máy tính tiền và chuyển dữ liệu tập trung đến cơ quan thuế thông qua tổ chức truyền nhận.

Giải pháp cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế: Mã của cơ quan thuế được cấp tự động, theo dải ký tự cho từng cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều này khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế và đảm bảo không trùng lắp.

TCT đang trong quá trình xây dựng giải pháp và các quy định cụ thể về việc áp dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền và sẽ được cơ quan thuế triển khai trong thời gian tới.

Người nộp thuế: Công ty Đại Tân-135-39
Địa chỉ: Quế Võ Bắc Ninh
Xin hỏi, Công ty vận tải hàng hóa đường bộ, hàng tháng phát sinh dịch vụ với số lượng lớn, thường xuyên, cần có thời gian đối chiếu, rà soát số liệu giữa DN và Khách hàng thì thời điểm xuất hóa đơn chậm nhất là ngày 07 của tháng kế tiếp đúng không? (Theo quy định tại điều 9, ND123)
Tổng cục Thuế trả lời:

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định tại Khoản 2, điểm a Khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp để lập hóa đơn.

Người nộp thuế: Thanh Nga-134-40
Địa chỉ: Hoàng Mai Hà Nội
Xin được Cục thuế giải đáp: Hóa đơn điện tử đã được CQT cấp mã, đã gửi người mua chưa kê khai phát hiện trong tháng 5 sai sót. Người bán gửi mẫu 04/SS-HDDT cho CQT để điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót lần 1 tháng 5 nhưng thực hiện điều chỉnh sai với NĐ 123. Điều chỉnh giảm đơn giá nhưng lại ghi giá trị Dương Người bán gửi 04/SS-HDDT CQT để giải trình Hủy bỏ HĐĐT điều chỉnh lần 1 sai trên dữ liệu quản lý CQT thuế đã được CQT chấp nhận. NNT Tiếp tục lập hóa đơn điều chỉnh lần 2 tại tháng 6 nội dung điều chỉnh giảm đơn giá, có thành tiền, tiền thuế, tổng tiền hàng giá trị âm. Xin CQT hướng dẫn trường hợp NNT kê khai nộp thuế theo Quý đối với Trường hợp trên sẽ kê khai, hạch toán như nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo doanh nghiệp trình bày thì hóa đơn điện tử gốc và các hóa đơn điện tử điều chỉnh đều phát sinh trong quý II/2022, do đó khi lập hồ sơ khai thuế quý II/2022 thì doanh nghiệp căn cứ vào số liệu đã điều chỉnh đúng để kê khai.

Người nộp thuế: Tran Thuy-133-41
Địa chỉ: thành phố Cần Thơ
CHo e xin hỏi về chứ ký hóa đơn điện tử: CTy e có ký kết Hợp đồng dịch vụ với Chi Nhánh B. Tuy nhiên, khi nhận hóa đơn của chi nhánh B thì trên hóa đơn thể hiện, chi nhánh B là đơn vị bán hàng, có mã số thuế riêng, nhưng chữ ký điện tử thì lại là Công ty mẹ của B chứ không phải chi nhánh B. Vậy việc kê khai thuế và ghi nhận công nợ phải trả là cho Chi nhánh B hay là cho Cty mẹ của B (theo chữ ký điện tử trên hóa đơn). Em xin cảm ơn ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp chi nhánh B hạch toán độc lập và thực hiện lập hóa đơn GTGT thì sẽ sử dụng chứng thư số đã đăng ký tương ứng với pháp nhân mà chi nhánh B sử dụng để lập hóa đơn, kê khai thuế GTGT.

Người nộp thuế: Công ty TNHH MTV Quyển Quyên-130-42
Địa chỉ: Thanh Sơn- Hữu Lũng- Lạng Sơn
Hiện tại cty em đang bị lỗi gửi bảng tổng hợp do “ Trùng bộ key”. E đã báo đến NCC hđđt Misa, bên Misa có báo là tạm thời ngừng gửi bảng TH để bên Misa liên hệ TCT để tìm ra cách xử lý. Nên cty em 3 ngày nay chưa gửi bảng TH lên CQT thì có sao ko ạ.
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế đã liên hệ trực tiếp với Nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn MISA để kiểm tra nguyên nhân của trường hợp cụ thể này. Công ty vẫn tiếp tục gửi bảng tổng hợp mới (nếu có). Đối với trường hợp cụ thể bị lỗi, Nhà cung cấp MISA liên hệ lại với Công ty để phối hợp với Tổng cục Thuế xử lý.

Người nộp thuế: Công ty TNHH TNHH Tấn Lộc Phát-129-43
Địa chỉ: phường 1 thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long
Công ty chúng tôi là Nhà phân phối các mặt hàng nước giải khác, bánh kẹo, đường… Người mua của chúng tôi là: các tiệm tạp hóa, quán cafe, xe nước ven đường… Người mua không cung cấp thông tin CMND/CCCD, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế… Chúng tôi chỉ có thông tin bảng hiệu cửa hàng Như vậy, chúng tôi xuất hóa đơn như thế nào khi bán hàng. Chúng tôi ghi thông tin người mua như thế nào? Xin giúp đỡ
Tổng cục Thuế trả lời:

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và tình hình thực tế để ghi thông tin người mua trên hóa đơn.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Oanh-128-44
Địa chỉ: Bắc Ninh
Xin hỏi trường hợp hóa đơn điện tử tháng 4, người mua đã kê khai (kk theo tháng) người bán chưa kê khai (kk theo quý). Hàng hóa đã giao nhận hoàn thành trong tháng 4. Tháng 6 người bán tự ý hủy hóa đơn, gửi mail thông báo cho người mua, không thỏa thuận trước với người mua. Người mua có hỏi thì được người bán trả lời là do sai ký hiệu trong tên hàng hóa, nhưng không biết xử lý hóa đơn nên đã thao tác sai vào phần hủy hóa đơn. Trường hợp này xử lý thế nào ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Đây là trách nhiệm dân sự giữa các bên, theo trình bày của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đã liên hệ với người bán và được trả lời lý do hủy hóa đơn. Như vậy trường hợp này người bán phải lập hóa đơn điện tử mới giao cho người mua, người mua sẽ điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử đã kê khai đầu vào trong tháng 4.

Người nộp thuế: BQL Công trình đô thị thành phố Hà Tiên-126-45
Địa chỉ: Đường Tôn Thất Thuyết khu phố 2 phường Pháo Đài thành phố Hà Tiên tỉnh Kiển Giang
Chào anh /chị. bên em có xuất 02 hóa đơn nhưng do sai mã số thuế nên khi gửi cấp mã thì bên thuế báo lỗi sai định dạng nên không cấp mã cơ quan thuế, sau đó tôi tiến hành hủy 02 hóa đơn và gửi mẫu 04/SS-HDĐT, nhưng bên thuế trả thông báo về là hóa đơn cần hủy không tồn tại. Trong trường hợp này bên tôi phải xử lý 02 hóa đơn này như thế nào? nhờ Tổng cục thuế hướng dẫn với ạ! xin cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hóa đơn chưa đủ điều kiện cấp mã là hóa đơn chưa đầy đủ nội dung do thông tin mã cơ quan thuế là một nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử. Trường hợp này doanh nghiệp không phải thông báo hủy tới cơ quan thuế đối với các hóa đơn này.

Người nộp thuế: Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phúc Tân-124-46
Địa chỉ: Lô G5 đường Phạm Ngũ Lão p Mỹ Xá TP Nam Định tỉnh Nam Định
Phần nội dung hàng hóa có được phép ghi thanh toán theo Hợp đồng số … không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

“15. Nội dung khác trên hóa đơn

Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.”

Người nộp thuế có thể ghi các thông tin trên hóa đơn điện tử phù hợp với mục đích quản lý theo quy định.

Người nộp thuế: MAI THỊ HƯƠNG-122-47
Địa chỉ: Công ty TNHH Giầy Athena VN
Công ty gia công hàng cho khách hàng nước ngoài, khi lập HĐĐT cho hàng xuất khẩu thì lập căn cứ theo ngày thông quan của tờ khai XK; Số tiền trên HĐĐT này chúng tôi sử dụng là tiền Đô la mỹ có ghi tỷ giá tại dòng dưới cùng nội dung của HDDT đó (do đây là khách hàng nước ngoài và tiền thu được của khách hàng là tiền Đô la mỹ). Vậy chúng tôi xuất hóa đơn như vậy có đúng hay không? Hay là chúng tôi phải tự quy đổi sang tiền việt nam đồng sau đó xuất hóa đơn bằng tiền Việt Nam đồng sau khi đã quy đổi. Chân thành cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm c khoản 13 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán thể hiện tỷ giá ngoại tế với đồng Việt Nam theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Người nộp thuế: Linh Pham-121-48
Địa chỉ: Ha Noi
Kính gửi Tổng Cục thuế, đề nghị TCT hướng dẫn cho trường hợp công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải (ô tô) có mua bảo hiểm vật chất – tổng phí dịch vụ là 100 (bao gồm chi phí phụ tùng thay thế và dịch vụ sửa chữa). Khi thực hiện thanh toán, đơn vị bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả một phần phí (60); phần còn lại chủ phương tiện sẽ chịu trách nhiệm thanh toán (40). Đối với trường hợp này, Công ty chúng tôi khi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020 và Thông tư 78/2021 sẽ thực hiện xuất hóa đơn cho các đơn vị như thế nào và nội dung thể hiện trên hóa đơn như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo mô tả của doanh nghiệp, dịch vụ sửa chữa được cung cấp cho 02 đối tượng là Công ty bảo hiểm và Chủ phương tiện. Do đó, doanh nghiệp cần xuất 02 hóa đơn khác nhau cho người mua dịch vụ khác nhau. Nội dung trên hóa đơn thể hiện rõ dịch vụ cung cấp.

Người nộp thuế: Phạm Thị QUỳnh Dương-120-49
Địa chỉ: Nghệ An
Công ty tôi là công ty vận tải chuyên vận chuyển heo, hợp đồng với khách ghi rõ thời điểm chốt chừng từ là từ đầu tháng đến cuối tháng . Vậy thời điểm xuất hóa đơn của công ty tôi la ngày nào vì bên tôi phải chờ lái xe về để tổng hợp giấy tờ dể xuất hóa đơn và những ngày vận chuyển về tận tới khuya thì chúng tôi không thể nào xuất ngày cuối cùng của tháng. vậy chúng tội được xuất sang ngày đầu tiên của tháng khác không ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Doanh nghiệp căn cứ quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để xác định thời điểm lập hóa đơn.

Người nộp thuế: NGUYỄN THỊ HIỀN-119-50
Địa chỉ: Phường Xuân Tảo Bắc Từ Liêm Hà Nội
Năm 2021 công ty có nhận được hóa đơn đầu vào xuất theo nghị định 51/2010/NĐ-CP tương ứng với phần giá trị thanh toán. Năm 2022 khi nghiệm thu hợp đồng, thì giá trị hợp đồng bị giảm xuống do có hạng mục tại hợp đồng không được thực hiện. Tháng 5.2022 nhận được hóa đơn xuất điều chỉnh giảm của nhà Cung cấp dịch vụ ngày 31/05/2022 được xuất theo nghị định 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn xuất điều chỉnh giảm như vậy có đúng không ạ? Kính nhờ quý anh chị hỗ trợ ạ. Xin trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, trường hợp hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP có sai sót thì người bán lập hóa đơn điện tử (theo quy định tại NĐ 123) thay thế cho hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP đã lập có sai sót.Việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm là chưa phù hợp.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Beijing Jingdiao Group Việt Nam-116-51
Địa chỉ: Số 267-269 đường Lý Nam Đế tổ Dân phố Vinh Xương Phường Đồng Tiến TP Phổ Yên T Thái Nguyên
1. Tháng 3 năm 2022, công ty có xuất hóa đơn cho khách hàng theo thông tư 32, nghị định 51, hóa đơn đã kê khai báo cáo thuế quý 1 năm 2022. Công ty hiện đã thực hiện chuyển đổi hóa đơn có mã CQT theo thông tư 78 nghị định 123. Đến nay, khách hàng sau khi kiểm kê lại các biên bản giao hàng, thì phát hiện hóa đơn cũ đã xuất thừa 1 mã hàng, nên khách hàng yêu cầu xuất lại hóa đơn. Vậy trường hợp này, công ty phải xử lý như thế nào đối với hóa đơn cũ đã xuất theo thông tư 32 và đã kê khai thuế vào Q1.2022. Hóa đơn mới phải xuất lại như thế nào, và kê khai báo cáo thuế ra sao? Tờ khai thuế quý 1.2022 và báo cáo hóa đơn BC26 đã nộp có phải kê khai lại không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:

 Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Người nộp thuế: Dương Thị Thảo-115-52
Địa chỉ: Công ty TNHH Duy Hòa
ông ty chúng tôi dùng hóa đơn theo ND132 và thông tu 78 thì ngày lập và ngày ký hóa đơn khác nhau, nhưng ngày ký và ngày cấp mã số thuế cùng ngày thì công ty chúng tôi có bị vi phạm gì không, nếu vi phạm thì vi phạm theo thông tư nghị định và điều khoản nào. Theo hướng dẫn chúng tôi hiểu ngày khai thuế là ngày lập. đơn vị bán khai thuế là ngày lập, tôi muốn hỏi người mua khai thuế và hạch toán theo ngày lập hay ngày ký.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo doanh nghiệp trình bày, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, hệ thống cơ quan thuế sẽ cấp mã cho hóa đơn của doanh nghiệp khi hóa đơn có đầy đủ các thông tin (kể cả trường hợp ngày lập và ngày ký hóa đơn khác nhau). Đối với người mua, kể từ thời điểm nhận được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế do người bán gửi thì người mua thực hiện kê khai thuế và hạch toán kế toán.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Thương-114-53
Địa chỉ: Công ty TNHH Hoàng Hải Auto
Hoá đơn xuất theo TT 32 bị sai tên hàng hoá. Chuyển sang TT 78 thì điều chỉnh như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:

 Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Người nộp thuế: Phạm Thị Ngân-113-54
Địa chỉ: Hà Nội
Xin hỏi khi phát hiện sai sót trên hoá đơn, đơn vị làm 04SS để thông báo lên Cơ quan thuế. Vậy đơn vị có được xuất luôn hoá đơn thay thế/điều chỉnh mới không? Hay phải chờ cơ quan thuế duyệt xong 4SS và có phẩn hồi chấp nhận thì mới được xuất hoá đơn mới? Vì nhiều Trường hợp khách hàng hối đòi hoá đơn , mà trên Cơ quan thuế chưa duyệt ngày được.
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123 thì sau khi doanh nghiệp gửi mẫu 04/SS-HĐĐT lên cơ quan thuế, doanh nghiệp được lập HĐĐT mới ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã cho hóa đơn điện tử mới. Sau khi nhận hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp gửi hóa đơn có mã cho người mua.
Tại điểm 1 Phụ lục kèm theo công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:
– Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót và người bán đã thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế thực hiện cấp mã cho hóa đơn điện tử mới do người bán lập gửi đến cơ quan thuế theo quy định, hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế; sau đó cơ quan thuế ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.
– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót, đối với trường hợp người bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế ban hành ngay thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.

Người nộp thuế: Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Hưng Thịnh-112-55
Địa chỉ: Thôn tè – Hợp Tiến – Nam Sách – Hải Dương
Công ty tôi làm gia công màn tuyn. hàng tháng có bảng tổng hợp hàng bị kém chất lượng phải viết hóa đơn giảm trừ. bên đối tác yêu cầu xuất 1 hóa đơn mới. và yêu cầu trên hóa đơn phải thể hiện dấu âm trên hóa đơn. cho tôi hỏi hóa đơn giảm trừ như vậy có đúng ko ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC: Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử mới điều chỉnh giảm cho hóa đơn điện tử đã lập thì điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Người nộp thuế: Công Ty TNHH Đức việt-111-56
Địa chỉ: Thanh Hà Hải Dương
Tháng 2 bên em có xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng théo tt 123 nhưng bị thiếu MST , đến tháng 6 phát hiện sai xót. vậy giờ bên em đang sd hóa đơn điện tử theo TT78 thì cần xử lý ntn đối với hóa đơn cũ, và có thể xuất lại hóa đơn theo hóa đơn mới được ko ? Xin cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Thông tin người nộp thuế nêu có thể chưa chính xác, do vậy Tổng cục Thuế trả lời nguyên tắc như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:

 Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Yến-110-57
Địa chỉ: Quảng Bình
NĐ 123 và TT78 được có hiệu lực từ 01/07/2022. 9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. Nhưng đơn vị đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế từ 28/04 thì cho e hỏi là đơn vị đã được phép lập và ghi nhận hóa đơn hợp lệ khi thời điểm lập và thời điểm ký số hóa đơn khác nhau không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời về nguyên tắc như sau:

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123 thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123, trong đó có quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123 (Trường hợp hóa đơn có thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử khác với thời điểm lập thì người bán khai thuế theo thời điểm lập hóa đơn)

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Thu Huyền-108-58
Địa chỉ: tân mớiphố cò sông công thái nguyên
1. Hóa đơn điều chỉnh lần 1 bị sai nhưng chưa gửi cho người mua thì có được hủy không? 2. Hóa đơn điều chỉnh lần 2 ghi điều chỉnh cho hóa đơn gốc hay ghi điều chỉnh cho hóa đơn điều chỉnh lần 1? 3. 1 hóa đơn sai được phép điều chỉnh tối đa bao nhiêu lần? 4. Đối với hóa đơn giảm giá ( giảm % doanh thu của 1 kỳ ). Cuối kỳ viết 1 hóa đơn riêng thì hóa đơn thể hiện số âm hay dương? Dữ liệu thể hiện trong hóa đơn trên trang hoadondientu là số âm hay số dương? 5. Đối với hóa đơn bị điều chỉnh, hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn bị thay thế, hóa đơn thay thế có phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế không? 6. sau khi sử dụng hóa đơn điện tử thì cần nộp những báo cáo gì cho cơ quan thuế quản lý?
Tổng cục Thuế trả lời:

1.  Hóa đơn điều chỉnh lần 1 sai đã được cấp mã thì hóa đơn điều chỉnh không được hủy.

2. hóa đơn điều chỉnh lần 2 gắn vào hóa đơn gốc.

3. Cơ quan thuế không quy định về việc 1 hóa đơn sai được điều chỉnh tối đa bao nhiêu lần. Việc điều chỉnh hóa đơn chỉ khi hóa đơn đã lập có sai sót và là việc của doanh nghiệp.

4. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng

Theo quy định pháp luật về hóa đơn, đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

5.Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123 thì khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc hóa đơn thay thế thì không phải gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT.

6. Khi doanh nghiệp đã thực hiện hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì NNT không cần gửi các báo cáo về hóa đơn tới CQT

Người nộp thuế: Tran Thuy-109-59
Địa chỉ: thành phố Cần Thơ
CHo e xin hỏi về tiêu thức đơn giá, số lượng trên hóa đơn điện tử đối với: Thứ 1. Hóa đơn dịch vụ: Một số NCC xuất HĐ với nội dung: Thanh toán chi phí theo HĐ số 01/2022, bỏ trống đơn vị tính, số lượng, đơn giá. Chỉ ghi thành tiền, tiền thuế, tiền sau thuê => hóa đơn này có hợp lệ hay không? Thứ 2: nội dung ăn uống: NCC xuất nội dung : Ăm uống hoặc ăn uống theo hợp đồng số 02/2022, chứ không liệt kê từng món ăn => hóa đơn có hợp lệ hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

 Theo hướng dẫn tại Điều 10 NĐ123, tiêu chức tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại.

Người nộp thuế: Công ty tnhh thương mại và xuất nhập khẩu vihaba-107-60
Địa chỉ: Phương Mai Đống Đa Hà Nội
Chào anh/chị Bên em có nghiệp vụ xuất khẩu Hiện nay theo quy định mới thì phải xuất hoá đơn điện tử cho hàng hoá xuất khẩu Vậy cho em hỏi ngày hoá đơn điện tử của hàng xuất khẩu được lấy theo ngày nào ạ? Em cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 123, sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu. Theo quy định pháp luật về thuế GTGT, ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Nikki Việt Nam-105-61
Địa chỉ: KCN Quốc tế Protrade An Tây Bến Cát Bình Dương
Doanh nghiệp chế xuất (EPE) thì có bắt buộc phải đăng ký hóa đơn điện tử thông tư 78 để sử dụng khi xuất khẩu không ạ.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2002/NĐ-CP, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP khi xuất khẩu.hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Yến-104-62
Địa chỉ: Hải Dương
1.NNT đã gửi thông báo huỷ, điều chỉnh cho CQT, thì DN phải chờ đến khi nhận đc TB trả lời của CQT mới đc xuất hoá đơn mới trong TH huỷ, hoá đơn thay thế, hoá đơn điều chỉnh. Hay chỉ cần gửi thông báo đi là có thể xuất hđ khác. 2.theo luật phải làm hoá đơn đc, thay thế, nhưng khách hàng của e lại không thích hoá đơn xuất cho họ có chữ: “thay thế/điều chỉnh cho hoá đơn” thì e huỷ và xuất lại đc không. Nếu không đc huỷ để xuất lại, mà khách hàng thì cứ muốn vậy thì có cách nào xử lý ko? 3. hđ đi để đc cấp mã xác thực, mà chờ mãi không thấy đc trả mã về, gửi tiếp 1 cái khác thì lại lại đc, còn cái trc thì vẫn treo, vậy phải huỷ cái chưa đc cấp mã ý, hay thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trường hợp hóa đơn có sai sót và người bán đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT

2. Theo quy định, khi lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế thì bắt buộc phải có dòng chữ: “Điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số…ký hiệu…số..ngày…tháng …năm…”

3. Trường hợp hóa đơn không được cấp mã thì doanh nghiệp hủy hóa đơn không được cấp mã tại hệ thống và lưu tại doanh nghiệp, không cần thông báo với CQT.

Người nộp thuế: Công Ty TNHH MTV Công Nghệ Tin Học Viễn Sơn-103-63
Địa chỉ: 162 Bùi Thị Xuân PHường PHạm Ngũ Lão Quận 1
Có vi phạm quy định “Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp” khi nhận các hóa đơn phát hành theo thông tư 39/2014/TT-BTC và thông tư 32/2011/TT-BTC từ ngày 01/07/2022 để hạch toán chi phí đầu vào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 59, Điều 60 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, từ 1/7/2022, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử. Khi doanh nghiệp đã được CQT thông báo chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử thì không được sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại Nghị định 51 và Nghị định 04. Vì vậy, từ ngày 1/7/2022, hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng phát hành theo quy định tại Nghị định 51 và Nghị định 04, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 32/2011/TT-BTC không có giá trị sử dụng.

Người nộp thuế: Tong Trang-102-64
Địa chỉ: Việt Yên Bắc Giang
Công ty tôi có hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. khi lập hoá đơn điện tử thì tỷ giá trên hoá đơn có cần căn cứ chính xác vào thời gian thông quan trên tờ khai không? như vậy các hoá đơn xuất trong cùng 1 ngày thì tỷ giá xuất hoá đơn khác nhau do thời điểm thông quan khác nhau. như vậy có đúng không? kính mong tổng cục thuế phản hồi giúp tôi!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP: sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ quy định tại điểm c Khoản 13 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP: Việc ghi tỷ giá trên hóa đơn GTGT xuất khẩu do doanh nghiệp tự xác định căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Người nộp thuế: Huyền Trang-101-65
Địa chỉ: Thanh Xuân Hà Nội
xin hỏi hóa đơn điện tử đã lập, có mã của CQT và đã gửi cho người mua vào tháng 2 sau đó hủy, xóa bỏ ngay nhưng tháng 6 mới lập TB 04 gửi CQT thì có bị xử lý vi phạm không ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
Đối với các trường hợp bị xử phạt thì cơ quan thuế sẽ có quyết định xử phạt gửi người nộp thuế.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Vân Anh-100-66
Địa chỉ: TP Vinh Nghệ An
Tháng 4 công ty tôi có 2 hoá đơn không đủ điều kiện cấp mã do sai định dạng dữ liệu (định dạng số không hợp lệ), vậy công ty tôi có phải thông báo lên cơ quan thuế về 2 hoá đơn này hay k, nếu phải thông báo thì phải sử dụng mẫu báo cáo này
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hóa đơn chưa đủ điều kiện cấp mã là hóa đơn chưa đầy đủ nội dung do thông tin mã cơ quan thuế là một nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử. Trường hợp này doanh nghiệp không phải thông báo với cơ quan thuế về các hóa đơn này.

Người nộp thuế: Phương Phụng-99–67
Địa chỉ: Hà Nội
Khi áp dụng hóa đơn điện tử, đối với dịch vụ ăn uống có được kèm bảng kê không ạ hay bắt buộc phải kê tất cả menu lên hóa đơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 123, không có quy định dịch vụ ăn uống được lập bảng kê kèm theo hóa đơn.

Người nộp thuế: Phạm Thị Ngân-98–68
Địa chỉ: Hà Nội
Xin hỏi khi phát hiện sai sót trên hoá đơn, đơn vị làm 04SS để thông báo lên Cơ quan thuế. Vậy đơn vị có được xuất luôn hoá đơn thay thế/điều chỉnh mới không? Hay phải chờ cơ quan thuế duyệt xong 4SS và có phẩn hồi chấp nhận thì mới được xuất hoá đơn mới? Vì nhiều Trường hợp khách hàng hối đòi hoá đơn , mà trên Cơ quan thuế chưa duyệt ngày được.
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123 thì sau khi doanh nghiệp gửi mẫu 04/SS-HĐĐT lên cơ quan thuế, doanh nghiệp được lập HĐĐT mới ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã cho hóa đơn điện tử mới. Sau khi nhận hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp gửi hóa đơn có mã cho người mua.

Tại điểm 1 Phụ lục kèm theo công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:

– Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót và người bán đã thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế thực hiện cấp mã cho hóa đơn điện tử mới do người bán lập gửi đến cơ quan thuế theo quy định, hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế; sau đó cơ quan thuế ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.

– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót, đối với trường hợp người bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế ban hành ngay thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.

Người nộp thuế: nguyễn Thị Kiều Oanh-97–69
Địa chỉ: NInh BÌnh
Cho em hỏi khi lập hóa đơn điều chỉnh và hóa đơn mới thay thế thì có phải gửi kèm mẫu 04/SS không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Khi lập hóa đơn điều chỉnh hoặc hóa đơn thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123 thì không phải lập mẫu 04/SS-HĐĐT.

Người nộp thuế: Phạm Thị Rữu-96–70
Địa chỉ: Thanh Xuân Hà Nội
Xin hỏi doanh nghiệp tôi đã lập hóa đơn điện tử có mã của CQT, đã gửi cho khách hàng và kê khai thuế GTGT, nhưng quý sau tôi phát hiện ra hóa đơn bị sai sót, theo tôi tìm hiểu thì có thể lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. Trong trường hợp này thì DN tôi kê khai thuế hóa đơn có sai sót và hóa đơn điều chỉnh / thay thế như thế nào? bên khách hàng của tôi sẽ kê khai như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Người bán khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Người mua khai thuế căn cứ hóa đơn hợp pháp do người bán giao cho người mua, do đó người mua căn cứ vào hóa đơn gốc và hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế để kê khai.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Kim Ức Phong-95–71
Địa chỉ: KCN Sóng thần 1 Bình Dương
Hóa đơn xuất theo TT 32, nhưng sang tháng 2/2022 đã sử dụng hóa đơn theo TT78, vậy hóa đơn điều chỉnh xuất lại giảm thuế – ghi số âm theo TT78 có được không hay phải hủy hóa đơn cũ và xuất lại theo hóa đơn mới. Giảm thuế từ 10% xuống 8%, dòng thuế suất ghi thuế 8% và số tiền ghi số âm được giảm có đúng không? Vd: Thuế suất: 8%, tiền thuế GTGT: -200.000 đ. xin cám ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:

 Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Người nộp thuế: Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương-94–72
Địa chỉ: 199 Nguyễn Lương Bằng Tân Bình Hải Dương
Kính gửi TCT, chúng tôi có câu hỏi mong được TCT giải đáp như sau: 1. Trường hợp HDDT bị sai chưa gửi cho người mua, vậy thời điểm gửi cho người mua là thời điểm nào? Căn cứ vào đâu để xác định thời điểm gửi cho người mua? 2. Đăng ký sử dụng HDĐT chỉ cần làm 1 lần (nếu không có thay đổi thông tin nào khác) hay phải đăng ký hàng năm (tương tự thông báo phát hành hóa đơn theo Thông tư cũ)?. Kính mong cục thuế giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn rất nhiều!
Tổng cục Thuế trả lời:
  1. Ý hỏi thứ nhất về thời điểm gửi hóa đơn cho người mua:

– Theo quy định tại khoản 3 Điều 21.Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế:

“3.Gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đến người mua ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.”.

                – Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC đối với hóa đơn không có mã của cơ quan thuế:

              “1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.”

         2. Ý hỏi thứ hai:

             Việc đăng ký sử dụng hóa đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT (không phải gửi định kỳ).

Người nộp thuế: Phan Thị Thủy-93–73
Địa chỉ: Thanh Trì Hà Nội
Anh chị cho e hỏi 2 vấn đề 1: khi nhận hóa đơn điện tử đã ký đã được CQT cấp mã, nhưng khi tra ở trang hoadondientu.gov.gdt thì có thông báo HÓA ĐƠN KHÔNG TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG. thì hóa đơn đó hợp lệ hay không ạ? 2. Khi điều chỉnh hóa đơn điện tử vào tháng 3, điều chỉnh cho hóa đơn tháng 1 thì kê khai ntn ạ. Có ảnh hưởng đến tiền thuế ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Toàn bộ hóa đơn điện tử đã được cơ quan thuế tiếp nhận và cấp mã đều có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Đối với người bán/người mua đã có tài khoản sử dụng Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đều có thể đăng nhập và tra cứu thông tin đầy đủ của hóa đơn. Trường hợp kết quả tìm kiếm là Hóa đơn không tồn tại trong hệ thống, đề nghị kiểm tra lại điều kiện tra cứu, trong trường hợp mọi điều kiện đã khớp đung mà Cổng vẫn không hiển thị kết quả thì liên hệ với cơ quan thuế quản lý để xác định nguyên nhân.

Người nộp thuế: Trần Thu Trang-92–74
Địa chỉ: Hải Dương
Tổng cục thuế cho em xin hỏi: 1 – Khi nào bắt đầu Bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử với hàng hoá xuất khẩu? 2 – Công ty em nhập khẩu vật liệu về gia công rồi xuất khẩu, đôi khi cũng mua thêm vật liệu rồi mới gia công để xuất khẩu, như vậy khi xuất hoá đơn điện tử cho hàng xuất khẩu đó sẽ xuất theo giá trị phí gia công thôi đúng không ạ? Em cảm ơn ạ!
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi áp dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 thì kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp thì khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT điện tử cho hàng hóa xuất khẩu.

2.  Tại Khoản 8 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên và tình hình thực tế của doanh nghiệp để xác định giá tính thuế hoạt động gia công xuất khẩu.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Dung-91–75
Địa chỉ: Sao Đỏ – Chí Linh – Hải Dương
Hóa đơn dịch vụ (Dịch vụ tư vấn giám sát thi công,…) có phải ghi đầy đủ số lượng và đơn vị tính trên HDDT hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123: Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp. Về số lượng ghi bằng chữ số Ả rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên, do đó nếu hóa đơn dịch vụ không có đơn vị tính thì cũng không nhất thiết phải ghi số lượng.

Người nộp thuế: Công ty cổ phần cơ khí Tiến Mạnh-90–76
Địa chỉ: Kcn Cái lân
Hoá đơn điện tử đã gửi cho khách hàng nhưng bị phát hiện sai thuế suất, trong hoá đơn có 6 mặt hàng nhưng có 2 mặt hàng thuế suất là 8%, hoá đơn xuất tổng đang để 10% trường hợp này cần xử lý như thế nào ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp hóa đơn có sai sót về thuế suất thì doanh nghiệp có thể lựa chọn lập hóa đơn thay thế hoặc lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã sai sót có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: Vũ Thị Tươi-88–77
Địa chỉ: Ninh Bình
Cho em hỏi với ạ: Công ty em phát sinh hàng xuất kho mang đi gửi bán đại lý, thì có phải xuất phiếu xuất kho hàng gửi bán điện tử không ạ? và thủ tục đăng ký như thế nào ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý là chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán điện tử và thực hiện đăng ký theo mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: Mai Tuyết-87–78
Địa chỉ: Tân Sơn Nhì Tân Phú HCM
Kính gửi 1.Nếu ngày lập và phát hành khác nhau thì người mua, người bán kê khai như thế nào ạ? 2. Trường hợp có sai sót hoá đơn, lập thông báo sai sót xong là có thể phát hành hoá đơn điều chỉnh luôn hay phải chờ bên thuế xác nhận thông báo sai sót mới được phát hành 3. Hoá đơn thay thế khác kỳ thì khai báo thuế như thế nào
Tổng cục Thuế trả lời:

1.Theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123, trường hợp ngày lập và phát hành khác nhau thì người bán kê khai tại thời điểm lập, người mua kê khai thuế theo thời điểm nhận được hóa đơn điện tử có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định.

2.Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót và người bán lựa chọn hình thức lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi thông báo sai sót 04/SS-HĐĐT tới CQT.

3. Việc khai thuế thực hiện theo thời điểm phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế.

Người nộp thuế: Trần Diệu Linh-86–79
Địa chỉ: Nam Từ Liêm Hà Nội
Trường hợp công ty đã lập và ký hóa đơn, cơ quan thuế chưa cấp mã, chưa gửi cho người mua, người bán tự phát hiện sai sót thì xử lý như thế nào ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp người nộp thuế đã ký hóa đơn và đã gửi cơ quan thuế nhưng chưa nhận được kết quả cấp mã của cơ quan thuế thì mà người bán lại phát hiện sai sót thì cần nhận hóa đơn đã có mã của cơ quan thuế. Sau đó, thực hiện xử lý sai sót hóa đơn theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn có mã của cơ quan thuế và các thông tin điều chỉnh, giải trình, thay thế đều gửi cho người mua.
Trường hợp người nộp thuế đã ký hóa đơn và chưa gửi đến cơ quan thuế thì người nộp thuế lập hóa đơn mới để gửi đến cơ quan thuế để cấp mã.

Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH BAO BÌ GIẤY NHÔM NEW TOYO-85–80
Địa chỉ: KCN trong KCX Linh Trung 2 P Bình Chiểu TP Thủ Đức TP HCM
Hóa đơn bán ra xuất vào tháng 3 năm 2022, bị sai mã số thuế, tháng 5 phát hiện nên xuất hóa đơn điều chỉnh nhưng khi gửi thông báo lên cơ quan thuế thì gửi nhầm nội dung hủy hóa đơn (thay vì điều chỉnh). Chúng tôi đã làm công văn gửi cục thuế TPHCM nhờ chỉnh lại trạng thái hóa đơn là điều chỉnh, nhưng cục thuế hướng dẫn là không thể chỉnh được, vì vậy phải hủy hóa đơn. Tuy nhiên hóa đơn đã khai thuế rồi thì bây giờ chúng tôi phải điều chỉnh tờ khai như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp đã hủy và gửi thông báo hủy hóa đơn thì hóa đơn đó đã bị hủy. Doanh nghiệp xuất hóa đơn mới để ghi nhận giao dịch. Hóa đơn đã khai thuế rồi thì không phải kê khai lại thuế.

Người nộp thuế: Hà Linh-81–81
Địa chỉ: Cầu Giấy-Hà Nội
Câu 1:Có được dùng hóa đơn TT78 điều chỉnh cho hóa đơn đã lập TT32 mà đã kê khai thuế. Nếu không thì chúng tôi có cần lập lại các báo cáo thuế đã nộp. Câu 2: Hđơn TT78 phần chiết khấu có được ghi âm. Câu 3: Hóa đơn tạo mới có được ghi âm
Tổng cục Thuế trả lời:

1. tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì hóa đơn đã lập theo Thông tư 32 có sai sót thì người bán lập hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn có sai sót. Việc kê khai, điều chỉnh báo cáo thuế thực hiện theo Luật quản lý thuế.

Câu 2: phần chiết khấu được thể hiện ở trường chiết khấu và không ghi âm – tuy nhiên phần giá trị chiết khấu sẽ được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT.

Câu 3: theo quy định về hóa đơn điện tử, chỉ có hóa đơn điều chỉnh được ghi âm.

Người nộp thuế: Công Ty TNHH MTV Công Nghệ Tin Học Viễn Sơn-80–82
Địa chỉ: 162 Bùi Thị Xuân PHường PHạm Ngũ Lão Quận 1
Có phải lập mẫu 04/SS-HĐĐT gửi đến cơ quan thuế khi lập hóa đơn thay thế hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc xử lý hóa đơn có sai sót, trường hợp doanh nghiệp đã lựa chọn lập hóa đơn thay thế thì không phải gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

Người nộp thuế: Phan Thị Bích Phương-77–83
Địa chỉ: Thôn 2 xã An Phú TP Pleiku Gia Lai
Cho tôi hỏi cách xuất hóa đơn GTGT cho hàng xuất khẩu, Ngôn ngữ xuất hóa đơn xuất khẩu? Nếu công ty tôi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ tháng 12/2021 nhưng tới ngày 01/07/2022 mới bắt đầu xuất hóa đơn GTGT xuất khẩu thì có sao không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại điểm a Khoản 13 Điều 10 Nghị đinh 123/2020/NĐ-CP: Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi áp dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 thì kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp thì khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT điện tử cho hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký sử dụng HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78 từ tháng 12/2021 nhưng tới ngày 01/07/2022 mới bắt đầu xuất hóa đơn GTGT xuất khẩu là không đúng quy định

Người nộp thuế: Dương Thị Thảo-76–84
Địa chỉ: Công ty TNHH Duy Hòa
Tôi muốn hỏi vấn đề sau : Công ty tôi làm làm dịch vụ xây lắp, theo thông tư 78 và NĐ 123 xuất hóa đơn điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm và tăng thì ghi dấu dương Trường hợp của tôi tôi không xuất giảm cho một hóa đơn cụ thể nào cả mà xuất giảm cho toàn bộ công trình : Ví dụ công trình A , đã xuất đủ theo quyết toán. Nhưng khi gửi đi các cơ quan thẩm định thì có quyết định giảm giá trị công trình A này một số tiền . Vậy số giảm đó chúng tôi cần xuất hóa đơn giảm giá trị giảm đó, theo TT78 và NĐ123 xuất điều chỉnh giảm thì phải xuất dấu âm. Nhưng tôi hỏi các nhà cung cấp hóa đơn điện tử chỉ xuất âm cụ thể trên hóa đơn sai sót nào đó, chứ không xuất âm được cho một hóa đơn mới. Vậy trong trường hợp này chúng tôi xuất hóa đơn như thế nào cho đúng quy định.
Tổng cục Thuế trả lời:

Câu hỏi của doanh nghiệp chưa mô tả rõ nội dung vướng mắc: dịch vụ đã được cơ quan thuế kiểm tra chưa?thời điểm hoàn thành dịch vụ xây lắp là lúc nào? Cơ quan thẩm định là cơ quan nào? Do đó Tổng cục Thuế chưa có đủ thông tin để trả lời.

Người nộp thuế: Công Ty TNHH NCL Á Châu-73–85
Địa chỉ: Đường Tỉnh 835 Ấp 3A Xã Phước Lợi Huyện Bến Lức Tỉnh Long An
Xin cho em hỏi: Hóa đơn về chi phí ăn uống, một số đơn vị chỉ xuất nội dung: ” ăn uống “, không thể hiên chi tiết từng món ăn thì có hợp lệ không ạ? Em cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Đối với dịch vụ ăn uống, nội dung trên hóa đơn có thể theo chi tiết từng món ăn hoặc theo tên dịch vụ bán ra.

Người nộp thuế: Huỳnh Thị Kiều Như-71–86
Địa chỉ: Tân An Long An
Hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi ký phát hành có bắt buộc phải có chữ ký số của tổng cục thuế bên cạnh chữ ký số của công ty không? Vì hiện tại công ty tôi nhận hoá đơn đầu vào có loại có chữ ký của tổng cục thuế, có loại không có
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT về định dạng dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử gốc có mã của cơ quan thuế theo định dạng  file xml sẽ có chữ ký số của Cơ quan thuế khi cấp mã và gửi cho NNT. Trường hợp công ty nêu có thể liên quan đến chức năng hiển thị thông tin hóa đơn của giải pháp mà công ty đang sử dụng, vì vậy công ty cần kiểm tra lại chức năng này.

Người nộp thuế: Công Ty TNHH MTV Công Nghệ Tin Học Viễn Sơn-72–87
Địa chỉ: 162 Bùi Thị Xuân PHường PHạm Ngũ Lão Quận 1
Hiện nay, hàng tháng công ty có nhận các hóa đơn mua vào của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát hành theo thông tư 39/2014/TT-BTC và thông tư 32/2011/TT-BTC. 1. Vậy từ ngày 01/07/2022 khi thông tư 78/2021/TT-BTC chính thức có hiệu lực buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC thì công ty có được tiếp tục nhận các hóa đơn đầu vào của các nhà cung cấp phát hành theo thông tư 39/2014/TT-BTC và thông tư 32/2011/TT-BTC để hạch toán chi phí và khấu trừ VAT đầu vào hợp pháp nữa hay không? (Lý do: nhà cung cấp chưa kịp chuyển đổi để có hóa đơn đúng quy định theo thông tư 78/2021/TT-BTC để cung cấp cho công ty).
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC về hiệu lực thi hành thì kể từ ngày 01/07/2022 các Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hết hiệu lực. Do đó, các hóa đơn của NNT có ngày lập hóa đơn trước ngày 01/07/2022 thì doanh nghiệp vẫn được sử dụng để kê khai, hạch toán theo quy định.

Người nộp thuế: Trần Công Văn-69–88
Địa chỉ: Hà Nội
Khi hóa đơn điện tử có sai sót, người bán lập TB lên cơ quan thuế khi cơ quan thuế duyệt xong thì hóa đơn sai sót đó có thể cập nhật lại các ND điều chỉnh k? hoặc trên thông báo 04 có thông tin là TB 04 cho hóa đơn này ND điều chỉnh và nội dung đúng để người mua biết người bán gửi cho TB 04 là của hóa đơn nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Thông tin điều chỉnh mà người nộp thuế đã thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT sẽ không được cập nhật ngược lại vào hóa đơn cần điều chỉnh do hóa đơn đó đã được ký số thì không thể can thiệp để thay đổi dữ liệu. Người mua và người bán khi tra cứu hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đều xem được nội dung điều chỉnh mà người bán thông báo trên Mẫu số 04/SS-HĐĐT. Trường hợp cần điều chỉnh các nội dung trực tiếp trên hóa đơn theo quy định thì người bán thực hiện lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh theo hướng dẫn tại điểm b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế: TRẦN THỊ DIỄM KIỀU-67–89
Địa chỉ: Huyện Bến Lức
Dạ cho hỏi , theo thông tư 78 thì hóa đơn chỉ còn ký hiệu ko có mẫu số nhưng bên mình vẫn còn nhận được 1 số hóa đơn có mẫu số (ví dụ Mẫu số : 1, Ký hiệu : C22TAA) xin cho hỏi hoa đơn đó có hợp lệ ko ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ký hiệu mẫu số hóa đơn là số tự nhiên 1,2,3,4,5,6.

Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số.

Do đó hóa đơn có Mẫu số 1 và Ký hiệu C22TAA là phù hợp

Người nộp thuế: Công ty tnhh phần mềm Viking Việt Nam-66–90
Địa chỉ: Nhà ông Trần Văn Phú xóm 1 thôn Hà Nguyên xẫ Thái Phương huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
– TCT cho DN hỏi từ 01/06/2022 DN có cần nộp thêm thuế nhà thầu nữa không? – Khi doanh nghiệp nhận hóa đơn từ Facebook, trên hóa đơn có MST được tính chi phí hợp lý đúng không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Đối với nội dung: TCT cho DN hỏi từ 01/06/2022 DN có cần nộp thêm thuế nhà thầu nữa không?

Trả lời: Do nội dung câu hỏi chưa có đầy đủ thông tin nên cơ quan thuế chưa có đủ căn cứ để hướng dẫn.

2. Đối với nội dung:  Khi doanh nghiệp nhận hóa đơn từ Facebook, trên hóa đơn có MST được tính chi phí hợp lý đúng không ạ?

Trả lời:

– Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên và thực tế phát sinh để xác định cho phù hợp với quy định.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Sungjin Vĩnh Long-65–91
Địa chỉ: Khu công nghiệp Hòa Phú
Chúng tôi ngành nghề: may ba lô túi xách xuất khẩu. Khi hoạt động chúng ta có thuê lại các công ty, hộ, cá nhân khác (thầu phụ) may gia công các công đoạn. Sau đó, giao cho công ty chúng tôi ráp, đóng gói, xuất khẩu… Thời gian các thầu phụ giao hàng: hàng ngày Thời gian nghiệm thu: trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng. Đồng thời, thành phẩm đã được xuất khẩu. Thanh toán: 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng. Xin hỏi, thời gian các thầu phụ xuất hóa đơn là khi nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyến sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa thì người bán phải lập hóa đơn cho người mua.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Bích Tuyên-64–92
Địa chỉ: Số 1- Ngõ 75 Đường Yên Sở- Thôn 3- Yên Sở- Hoài Đức
Khi đơn vị không mua hàng mà lại nhận được hóa đơn điện tử, thì đơn vị phải xử lý các hóa đơn đó như thế nào ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp đơn vị không mua hàng mà nhận được hóa đơn, NNT có quyền cung cấp thông tin đến CQT để CQT thực hiện rà soát và hướng dẫn người bán điều chỉnh lại nếu thực tế không phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa.

Người nộp thuế: Trần Thảo-63–93
Địa chỉ: Thái Nguyên
Em muốn hỏi là hoá đơn điện tử chưa có mã cơ quan thuế em xuất tháng 12/2021 , tháng 4/2022 phát hiện sai sót em xuất hoá đơn điều chỉnh cho hoá đơn tháng 12/2021 có mã cơ quan thuế nhưng vẫn bị sai . Em xuất thêm 1 hoá đơn điều chỉnh đúng cho hoá đơn tháng 12/2021 . Em muốn huỷ hoá đơn điều chỉnh bị xuất sai mà hệ thống báo không huỷ được . Vậy em phải làm như thế nào cho đúng ạ ???
Tổng cục Thuế trả lời:

Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 là hóa đơn chưa đầy đủ thông tin. Do vậy, người nộp thuế có thể lập hóa đơn mới hoặc sửa lại hóa đơn đã lập.

Trường hợp hóa đơn đã được cơ quan thuế cấp mã thì NNT có thể thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC: “c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”

Người nộp thuế: Nhà nghỉ Hà Linh-62–94
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Khách nghỉ từ ngày 03-8/6/2022, 4 phòng nghỉ thì tôi lập hóa đơn ngày 08/6/2022 và ghi Nội dung trên hóa đơn ghi là: Thanh toán tiền nghỉ (từ ngày 03-8/6/2022); Đơn vị tính: Phòng; Số lượng: 24 thì có được không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)”.

Do đó, trường hợp khách nghỉ từ ngày 03-08/6/2022, Công ty có thể lựa chọn cách ghi nhưng phải đảm bảo phán ánh rõ nội dung thực tế phát sinh. Có thể lựa chọn ghi theo một trong các cách sau: Nếu ghi riêng mỗi phòng là 1 dòng thì tại cột số lượng sẽ tính theo ngày là 4, đơn vị tính là ngày; Nếu ghi chung 4 phòng 1 dòng thì tại phần nội dung cần nêu cụ thể số lượng phòng, số lượng ngày, tại cột số lượng ghi 24, đơn vị tính là phòng.

Người nộp thuế: Dương Thị Luyến-61–95
Địa chỉ: Thái Nguyên
Công ty có HĐĐT theo TT cũ xuất tháng 12/2021 bị sai chữ ký số.Người mua k đồng ý hủy hóa đơn cũ thì 2 bên có thể làm biên bản thỏa thuận được không? Nếu phải xuất hóa đơn thay thế thì hóa đơn thay thế sẽ kê khai vào kỳ tháng 12/2021 hay kê vào kỳ lập hóa đơn thay thế?
Tổng cục Thuế trả lời:

Hóa đơn điện tử đã lập bị sai chữ ký số của người bán thì người bán phải hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn điện tử mới giao cho người mua.

Thời điểm khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Người nộp thuế: Đỗ Thị Diệu Huyền-60–96
Địa chỉ: Hạ Long Quảng Ninh
Chúng tôi kinh doanh trong dịch vụ thể dục thể thao và đã tham gia HĐĐT theo NĐ 123. Trong tháng 06/22 chúng tôi có một số khách hàng đã mua thẻ tập 5 năm từ năm 2020, chúng tôi đã xuất hóa đơn tự in. Đến nay khách hàng cá nhân vì lý do sức khỏe không thể tham gia tập luyện nên xin được hoàn trả lại số tháng còn lại của thẻ tập chưa dùng. Vậy chúng tôi thực hiện xuất hóa đơn NĐ 123 như thế nào đối với trường hợp trên?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:

 Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Người nộp thuế: Cty TNHH Lee Bou Bình Dương-59–97
Địa chỉ: số 10 VSIP II-A đường số 30 Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A phường Vĩnh Tân thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương
Theo TT123 thì hoạt động xuất khẩu cũng phải xuất hóa đơn điện tử và theo thông tư có ghi Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ được ghi bằng đơn vị tiền tệ của đồng ngoại tệ. Vậy TH công ty tính trước theo tỷ giá và ghi luôn VND có được không? TH hóa đơn đã xuất VND thì có hủy xuất lại? Xin cám ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm c Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123: Đối với hóa đơn GTGT xuất khẩu hàng hóa, người bán được lựa chọn ghi bằng ngoại tệ và thể hiện tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam trên hóa đơn; hoặc trường hợp người bán đã xác định tỷ giá và quy đổi giá bán ra VNĐ thì người bán được thể hiện đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Người nộp thuế: Nhữ Văn Phong-58–98
Địa chỉ: Hải Phòng
Công ty tôi đăng ký sử dụng HDDT theo ND 123/2020/ND-CP, hoá đơn được cấp mã; phưong thức chuyển điện tử là Chuyển đầy đủ nội dung từng hoá đơn (đã được CQT chấp nhận trên mẫu 01DKTD/HDDT) Công ty tôi có phải gửi bảng tổng hợp dữ liệu điện tử không? Vì công ty tôi cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực bảo hiểm (cụ thể là đại lý bảo hiểm)
Tổng cục Thuế trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của CQT và được CQT chấp nhận thì thông tin trên hóa đơn đã được chuyển đầy đủ đên CQT nên không phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Người nộp thuế: Công ty CP vận tải Gang thép Thái Nguyên-57–99
Địa chỉ: Số 268 tổ 12 phường Cam Giá TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
Công ty CP Vận tải Gang thép Thái Nguyên (sau đây gọi là Công ty) xin được Cục Thuế giải đáp và hỗ trợ nội dung như sau: Công ty chúng tôi đã nộp “Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót – 04/SS-HDDT” vào ngày 30/04/2022 nhưng do sai xót đã không điền vào mục “Lý do thay thế hóa đơn”, để xử lý lỗi trên Công ty chúng tôi, cho đến nay về phía nhà mạng Viettel không thể hỗ trợ công ty chúng tôi bổ sung phần lý do cho hóa đơn thay thế để nộp điện tử cho mẫu 04/SS-HĐĐT. Vậy Công ty chúng tôi kính đề nghị Tổng cục thuế hỗ trợ chúng tôi để bổ sung phần lý do cho mục hóa đơn thay thế của mẫu 04/SS-HĐĐT đã nộp ngày 30/04/2022 cho Cục thuế tỉnh Thái Nguyên.
Tổng cục Thuế trả lời:

Thông báo sai sót Mẫu số 04/SS-HĐĐT được ký số thì dữ liệu của thông báo này đã được bảo vệ bằng chữ ký số. Khi đó, không tổ chức, cá nhân nào có thể can thiệp để thay đổi dữ liệu kể cả cơ quan thuế. Trong trường hợp này, người nộp thuế có thể lập thông báo sai sót Mẫu số 04/SS-HĐĐT chọn tính chất “Giải trình” để giải trình lý do việc lập hóa đơn thay thế và gửi đến cơ quan thuế.

Người nộp thuế: công ty tnt việt nam-56–100
Địa chỉ: Ha noi
Công ty tôi nộp thông báo hủy hóa đơn TB03 sau 40 ngày kể từ ngày nộp thông báo đăng ký sử dụng hóa đơn theo Thông tư 78. Vậy công ty có bị xử phạt nộp chậm do nộp chậm thông báo hủy hóa đơn TB03 này không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì các hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn thì bị xử phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ.

Khi xử phạt thì cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định xử phạt.

Người nộp thuế: Bùi An Phương-55–101
Địa chỉ: Chí Linh Hải Dương
Trường hợp doanh nghiệp xuất hóa đơn bán hàng cho người mua không lấy hóa đơn thì trên hóa đơn dòng Người mua hàng chỉ ghi “Người mua không lấy hóa đơn”, có cần ghi rõ Họ, tên, địa chỉ người mua hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định khi thực hiện bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT, trong trường hợp người mua không lấy hóa đơn, không bắt buộc phải có thông tin người mua trên hóa đơn và không bắt buộc phải gửi cho người mua.

Người nộp thuế: Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn đông á Thái Nguyên-54–102
Địa chỉ: Phúc Thành Hoá Trung Đồng Hỷ Thái Nguyên
Nếu trong tháng hoặc quý ko phát sinh hoiệnđiện tử thì đơn vị có phải làm tờ khai báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tháng hoặc quý không ạ !
Tổng cục Thuế trả lời:
Trường hợp NNT đã sử dụng hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì sẽ không phải áp dụng theo các hướng dẫn tại Thông tư 39/2014-TT-BTC và Thông tư 32/2011/TT-BTC, do đó không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Người nộp thuế: Trần Thị Thùy Dương-52–103
Địa chỉ: Hưng Yên
Xin cho hỏi phần mềm hóa đơn điện tử bên tôi bị lỗi hiển thị, phần thuế suất GTGT hiển thị là 0% (thực tế phải là 8%), tiền thuế suất GTGT và thành tiền hóa đơn hiển thị đúng. Tôi phải xử lý phần lỗi hiển thị ra sao?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về định dạng hóa đơn điện tử thì dữ liệu hóa đơn trên file xml đã được ký số là hóa đơn gốc. Trong trường hợp phần mềm hóa đơn điện tử bị lỗi hiển thị nội dung về thuế suất GTGT, doanh nghiệp cần kiểm tra giải pháp khởi tạo hóa đơn để đảm bảo thông tin thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn gốc (xml) đúng và nâng cấp phần mềm để sửa lỗi hiển thị.

Người nộp thuế: Nguyễn Thị Khánh Hòa-51–104
Địa chỉ: Huyện Đồng Hỷ
C1: Công ty chúng tôi có doanh thu cho thuê máy thi công công trình ( máy Lu, mays ủi). Vậy xin hỏi có được áp dụng thuế suất 8% hay không? C2: Xin hỏi HDĐT đã lập và gửi cho người mua phát sinh kê khai thuế tháng 03/2022, đến tháng 06/2022 người bán và người mua phát hiện ra sai sót về phần thuế suất. Xin hỏi các bước xử lý cho hóa đơn nêu trên
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Về đối tượng được giảm thuế theo quy định tại NĐ15/2022/NĐ-CP, đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu khoản 1 Điều 1 Nghị định 15 và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế GTGT hay không.

2. Trường hợp người mua và người bán đã kê khai hóa đơn vào kỳ kê khai tháng 3/2022, đến tháng 6/2022 phát hiện ra sai sót (bao gồm sai sót thuế suất) thì người mua/người bán có thể lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh/ hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

Người nộp thuế: Công Ty Phong Vũ MST 0304998358-50–105
Địa chỉ: 117-119-121 Nguyễn Du P Bến Thành Quận 1 HCM
Công ty chúng tôi có nhiều ĐĐKD được thành lập (theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP) trực thuộc Công ty trên phạm vi toàn quốc để hoạt động kinh doanh. ĐĐKD được Cơ quan thuế địa phương cấp mã số thuế 13 số để thực hiện kê khai thuế GTGT và thông tin bên bán trên hóa đơn điện tử. Công ty chúng tôi đang vướng mắc như sau: theo quy định hiện hành về chữ ký trên hóa đơn điện tử Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì có thể sử dụng chữ ký số của Công ty (mã số thuế của Công ty, 10 số) để ký chung cho tất cả các Địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố TW (Mã số thuế 13 số) với trụ sở chính được không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp ĐĐKD hạch toán độc lập và thực hiện lập hóa đơn GTGT thì sẽ sử dụng chứng thư số đã đăng ký tương ứng với pháp nhân mà ĐĐKD sử dụng để lập hóa đơn, kê khai thuế GTGT.

Người nộp thuế: Phạm Thị Hồng Ngọc-49–106
Địa chỉ: Quảng Ninh
Căn cứ theo quy định của Mục e, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC: e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”. Đối với các đơn vị đã sử dụng mẫu hóa đơn của thông tư 78 nhưng xuất hóa đơn điều chỉnh giảm chưa xuất số âm do Thông tư 78 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2022 có được không ạ. Xin trân trọng cảm ơn.
Tổng cục Thuế trả lời:

Trong trường hợp đã áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì sẽ không áp dụng theo các hướng dẫn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, kể cả trường hợp chưa đến thời điểm hiệu lực 01/07/2022.

Người nộp thuế: công ty HD vina-48–107
Địa chỉ: Ha noi
công ty tôi có bán hàng cho công ty nước ngoài, nhưng mst của công ty nước ngoài gồm nhiều ký tự số và chữ, ứng dụng xuất hóa đơn ko cho phép nhập ký tự chữ, vậy mst của người mua có được bỏ trống không? xin cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Định dạng hóa đơn điện tử quy định trường dữ liệu MST người mua áp dụng đối với người mua là cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và có mã số thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế là mã 10 số và mã 13 số. Trường hợp người mua không có mã số thuế hoặc có MST nhưng không phải MST theo pháp luật quản lý thuế Việt Nam thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Do đó đối với hóa đơn điện tử xuất khẩu hàng hóa mà người mua có MST theo quy định của pháp luật nước khác thì người bán không phải nhập thông tin MST người mua trên hóa đơn. Trường hợp cần thiết theo thỏa thuận với người mua thì người bán có thể sử dụng trường thông tin khác để điền thông tin này.

Người nộp thuế: Nguyễn Thu Minh-47–108
Địa chỉ: Thành Công Ba Đình Hà Nội
Kính gửi TCT, Rất mong được hỗ trợ trả lời trường hợp hóa đơn điện tử đầu vào có mã của cơ quan thuế đã nhận, đã kiểm tra và kê khai thuế. Một ngày đẹp trời kiểm tra lại thấy hóa đơn đã bị xóa bỏ không được thông báo bên mua sẽ xử lý thế nào.
Tổng cục Thuế trả lời:

Đây là trách nhiệm dân sự giữa các bên, đề nghị người mua liên hệ với người bán để tìm hiểu lý do người bán hủy hóa đơn. Trường hợp vẫn có giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua mà người bán hủy hóa đơn đã lập là không phù hợp – các bên thực hiện xử lý tranh chấp theo quy định của pháp luật dân sự.

Người nộp thuế: Công Ty Phong Vũ MST 0304998358-46–109
Địa chỉ: 117-119-121 Nguyễn Du P Bến Thành Quận 1 HCM
Công ty chúng tôi thường có hoạt động Khuyến mại với hình thức giảm giá hàng bán (CTKM thực hiện đúng quy định của pháp luật Thương mại). Theo nghị định điểm đ, khoản 6 điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trên hóa đơn điện tử phải thể hiện rõ giá trị giảm giá hàng bán. “đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.” Doanh nghiệp xin hỏi, đơn giá trong trường hợp khuyến mại bằng hình thức giảm giá được thể hiện là giá đã giảm trừ hay giá niểm yết?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

Căn cứ quy định tại điểm đ, khoản 6 điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ;

Căn cứ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì doanh nghiệp ghi trên hóa đơn giá bán chưa giảm, khoản giảm giá, giá đã giảm. Giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng-45–110
Địa chỉ: KCN VSIP Hải Phòng
Em có câu hỏi sau nhờ Anh Chị giải đáp ạ: 1. Người bán là cá nhân, mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế. vậy hóa đơn bán hàng này có file xml không? có thể tra cứu ở đâu không? (chi cục thuế địa phương chỉ gửi cho Người mua hóa đơn PDF) 2. Hóa đơn xuất lần đầu khi gửi cơ quan thuế báo bị lỗi. Doanh nghiệp lập lại hóa đơn mới thì được trả mã bình thường. một lúc sau hóa đơn lỗi lại được trả mã tiếp. Doanh nghiệp tiến hành hủy 1 hóa đơn bị lặp. trong trường hợp này có cần làm mẫu 04 gửi cơ quan thuế không? Xin cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Người bán là cá nhân khai thuế từng lần phát sinh, hộ khoán, khi có yêu cầu sử dụng hóa đơn bán hàng của CQT thì người bán tự lập hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử của TCT hoặc được CQT hỗ trợ để lập trên cổng thông tin điện tử. Người bán trong trường hợp này sẽ được tạo tài khoản để tự lập hóa đơn và tra cứu thông tin về hóa đơn đã lập. Tại tài khoản của cá nhân đều lưu giữ thông tin về hóa đơn dưới định dạng XML và hỗ trợ in dưới định dạng PDF. Người bán có trách nhiệm gửi cho người mua thông tin hóa đơn theo định dạng XML nếu sử dụng chức năng tại Tài khoản của NNT trên Cổng thông tin điện tử. Trong mọi trường hợp hủy hóa đơn đều phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến CQT.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Thuương mại và Xây dựng Hải Ngân-43–111
Địa chỉ: Thái Nguyên
Ngày 28/2/2022, bên em nhận được hoá đơn giấy của nhà cung cấp và đã kê khai thuế. Nhưng gần đây phát hiện ra sai sót, cụ thể là nhà cung cấp viết sai mã số thuế của bên công ty em, thì giờ xử lý thế nào ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp này đề nghị người mua liên hệ với người bán để được lập hóa đơn điều chỉnh ghi đúng mã số thuế của người mua.

Người nộp thuế: Công Ty Phong Vũ MST 0304998358-42–112
Địa chỉ: 117-119-121 Nguyễn Du P Bến Thành Quận 1 HCM
Ngày 01/04/2022 Công ty chúng tôi thực hiện chuyển đổi sang áp dụng hóa dơn điện tử theo Nghị định 123/2020/ND-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC. Công ty chúng tôi bán các đơn hàng cho Khách hàng Cá nhân và đã xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, tuy nhiên sau ngày 01/04/2022 Khách hàng trả lại hàng do lỗi kỹ thuật và không tiếp tục đổi/mua sang sản phẩm mới. Kính nhờ Ban giải đáp chính sách hóa đơn điện tử tư vấn giúp Công ty chúng tôi, xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp này với các thông tin bắt buộc trên hóa đơn phải như thế nào mới đúng/phù hợp với quy định hiện hành?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo doanh nghiệp trình bày, doanh nghiệp đã lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 51, 04 giao cho khách hàng – sau đó doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78 và khách hàng trả lại hàng hóa thì căn cứ tài liệu chứng minh việc khách hàng trả lại hàng, doanh nghiệp thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 51, 04.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc hủy hóa đơn căn cứ tài liệu trả lại hàng.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Định-41–113
Địa chỉ: 304 Phan Bội Châu TP Quy Nhơn Bình Định
Công ty có nghiệp vụ ghi nhận doanh thu như sau: Bộ vé phát hành và hoàn thành tiêu thụ ngày 30/6 (có Hội đồng xác nhận theo số lượng sơ bộ – Bước 1), đến ngày 01/7 Công ty tổ chức kiểm đếm để xác định số lượng vé tiêu thụ chính thức (Hội đồng xác nhận theo số lượng chính thức – Bước 2). Căn cứ theo quy định tại khoản 9, Điều 10, Nghị định 123/2020:”Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn” thì Công ty thực hiện phát hành hóa đơn điện tử với ngày lập là 30/6 và ngày ký số 01/7. Xin hỏi như vậy có phù hợp hay không?
Tổng cục Thuế trả lời:

 –  Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn:

      “ 1.Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

       – Tại khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nội dung hóa đơn:

      “9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”

             Căn cứ các quy định nêu trên thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào thời điểm lập hóa đơn theo quy định trên để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.

Người nộp thuế: Trần Hoàng Long-40–114
Địa chỉ: Hà Nội
Tôi là cá nhân lấy hoá đơn điện tử với mục đích quay xổ số dự thưởng. Nhưng hoá đơn mỗi lần lấy thì gửi qua email nhưng thường tôi ko để ý. Vậy giả sử nếu được quay số trúng thưởng thì tôi có phải đưa ra hoá đơn điện tử gốc không hay cơ quan thuế đã lưu hoá đơn rồi và tôi chỉ cần mang căn cước để lĩnh thưởng?
Tổng cục Thuế trả lời:

Để được tham gia dự thưởng hóa đơn may mắn thì trên hóa đơn phải có Tên người mua và CCCD hoặc CMND hoặc MST. Cá nhân chỉ cần CCCD/CMND khi lĩnh thưởng.

Người nộp thuế: Bùi An Phương-39–115
Địa chỉ: Chí Linh Hải Dương
Trường hợp gửi hóa đơn đi để được cấp mã xác thực, mà chờ mãi không thấy được trả mã về, gửi tiếp 1 hóa đơn khác thì lại lại được, còn hóa đơn trước thì vẫn treo, vậy phải huỷ hóa đơn chưa được cấp mã, hay xử lý thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Người nộp thuế có thể sử dụng chức năng “Tra cứu/Tra cứu hóa đơn” trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tìm kiếm hóa đơn đã gửi cơ quan thuế.

– Trường hợp “Kết quả kiểm tra hóa đơn” là “Đã cấp mã hóa đơn” (tức là hóa đơn đã được cơ quan thuế tiếp nhận và cấp mã) hoặc “Hóa đơn không đủ điều kiện cấp mã” thì người nộp thuế phối hợp với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để kiểm tra nguyên nhân không nhận được hóa đơn đã cấp mã của cơ quan thuế hoặc thông báo kiểm tra dữ liệu Mẫu số 01/TB-KTDL phản hồi về việc hóa đơn không đủ điều kiện cấp mã.

– Trường hợp không có kết quả hiển thị thông tin đối với hóa đơn cần tra cứu (tức là hóa đơn chưa được cơ quan thuế tiếp nhận) thì người nộp thuế phối hợp với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để kiểm tra nguyên nhân chưa gửi được hóa đơn đến cơ quan thuế.

Người nộp thuế: Thanh Thủy-38–116
Địa chỉ: Bình Dương
Hàng tiêu dùng nội bộ phải xuất hóa đơn theo TT78, ND 123 là thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hóa (156) có đúng hay không? Giá trên hóa đơn là giá bán tương đương tại thời điểm đó. Doanh nghiệp chỉ có giá bán của thành phẩm, còn bán thành phẩm doanh nghiệp không có giá bán. Vậy doanh nghiệp phải lấy giá nào để xuất hóa đơn?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123 thì : Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC: Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Người nộp thuế: Bùi An Phuong-36–117
Địa chỉ: Chí Linh Hải Dương
Theo luật phải làm hoá đơn điều chỉnh, thay thế, nhưng khách hàng của doanh nghiệp lại không muốn hoá đơn xuất cho họ có chữ: “thay thế/điều chỉnh cho hoá đơn” thì doanh nghiệp huỷ và xuất lại được không? Nếu không được huỷ để xuất lại, mà khách hàng cứ muốn vậy thì có cách nào xử lý không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua, giao dịch kinh tế vẫn phát sinh nhưng người mua có yêu cầu lập lại hóa đơn thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 về xử lý hóa đơn có sai sót.

Người nộp thuế: công ty rive việt nam-35–118
Địa chỉ: Ha noi
Theo ND15 thì để giảm thuế thì phải lập riêng hóa đơn cho hàng hóa được giảm thuế (8%), do công ty chúng tôi có nhiều mặt hàng, số lượng hóa đơn xuất ra nhiều vậy cty có được phép lập trên cùng 1 hóa đơn 2 loại thuế suất 10% và 8% tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ được giảm và ko được giảm không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Về nội dung này, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo hướng trên hóa đơn GTGT chỉ cần thể hiện thuế suất đúng của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời có xử lý hồi tố cho các trường hợp trên hóa đơn không tách riêng hàng hóa được giảm và không được giảm thuế thì vẫn được giảm thuế.

Người nộp thuế: Công Ty Phong Vũ MST 0304998358-34–119
Địa chỉ: 117-119-121 Nguyễn Du P Bến Thành Quận 1 HCM
Công ty chúng tôi khi nhập hàng hóa để bán, trong quá trình kiểm tra hàng hóa để bán, giao cho khách hàng thì phát hiện một số hàng hóa không đáp ứng chất lượng, quy cách như mô tả về sản phẩm. Hiện nay Công ty chúng tôi đã chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC. Tuy nhiên qua nghiên cứu, rà soát quy định tại 2 văn bản pháp luật này, Công ty chúng tôi không tìm thấy quy định hướng dẫn cho trường hợp hàng hóa phải xuất trả lại cho bên bán do hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng đã thỏa thuận như quy định tại PL4 TT39/2014/TT-BTC trước đây. .
Tổng cục Thuế trả lời:

Nội dung hỏi của Công ty không mô tả cụ thể việc trả lại hàng hóa, do đó Tổng cục Thuế trả lời nguyên tắc như sau:

 Theo quy định về hóa đơn và thuế GTGT, khi có sự chuyển giao về quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa thì người chuyển giao phải lập hóa đơn cho người được chuyển giao. Do đó, khi trả lại hàng bán, nếu người mua có sử dụng hóa đơn thì người mua phải xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán

Người nộp thuế: Bùi An Phuong-33–120
Địa chỉ: Chí Linh Hải Dương
Trường hợp người nộp thuế đã gửi thông báo huỷ, điều chỉnh cho CQT, thì DN phải chờ đến khi nhận được thông báo trả lời của CQT mới được xuất hoá đơn mới trong trường hợp huỷ, hoá đơn thay thế, hoá đơn điều chỉnh. Hay chỉ cần gửi thông báo đi là có thể xuất hóa đơn mới khác?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế đã có công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử. Theo đó, tại mục 1 phụ lục đính kèm công văn hướng dẫn “về việc gửi Thông báo tiếp nhận và kết quả xử lý về việc HĐĐT đã lập có sai sót (Mẫu 01/TB-SSĐT) cho NNT” có hướng dẫn:

“- Trường hợp hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót, người bán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế thực hiện cấp mã cho hóa đơn điện tử mới do người bán lập gửi đến cơ quan thuế theo quy định, hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế; sau đó cơ quan thuế ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán

– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và người mua hoặc người bán phát hiện sai sót, đối với trường hợp người bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì sau khi tiếp nhận Mẫu số 04/SS-HĐĐT do người bán gửi đến, cơ quan thuế ban hành ngay thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để gửi người bán.

– Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế mà người bán đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ”

Người nộp thuế: Triệu Mỹ-32–121
Địa chỉ: Hưng Yên
Công ty A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Công ty B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Tháng 3/2022, Công ty A cung cấp 1 lô hàng hóa cho Công ty B, Công ty A thực hiện lập hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP khi cung cấp hàng hóa giao. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai thuế GTGT quý I/2022 đúng quy định. Tháng 5/2022, Công ty A đăng ký sử dụng hóa đơn GTGT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP được cơ quan thuế chấp nhận, Công ty B đăng ký sử dụng hóa đơn bán hàng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP được cơ quan thuế chấp nhận. Tháng 6/2022, công ty B trả lại 1 phần lô hàng hóa do phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng. Vậy công ty A và công ty B lập hóa đơn và kê khai tờ khai GTGT như thế nào đối với việc trả lại hàng hóa.
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 9, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

Người mua là CSKD sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử thì khi trả lại hàng người mua và người bán có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng, căn cứ tài liệu trả lại hàng của người mua, người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập và kê khai giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.

Người nộp thuế: Oanh-31–122
Địa chỉ: Hà Nội
Kính gửi TCT, Mong TCT giải đáp giúp chúng tôi: Công ty chúng tôi(người mua) có nhận được 1 hóa đơn của nhà cung cấp(người bán) và trên hóa đơn ngày lập hóa đơn là 30/05/2022 và ngày ký hóa đơn là 02/06/2022 Vậy chúng tôi(người mua) sẽ kê khai thuế theo ngày lập hóa đơn hay ngày ký hóa đơn! Trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn khi có đầy đủ thông tin người bán, được ký số trên hóa đơn bởi người bán và gửi đến người mua. Do đó, người mua sẽ khai thuế theo thời điểm ký số trên hóa đơn

Người nộp thuế: Trần Thị Mai Anh-30–123
Địa chỉ: 61 Phùng Chí Kiên Cầu Giấy Hà Nội
Công ty chúng tôi có lĩnh vực kinh doanh là đại lý bảo hiểm nhân thọ. Các khoản doanh thu hoa hồng đại lý tháng này được bên bảo hiểm nhân thọ đối soát số liệu vào tháng sau. Do đó tại thời điểm cuối tháng chúng tôi không chắc chắn về doanh thu vì đặc thù lĩnh vực kinh doanh, khi khách hàng ký mua BH và nộp tiền nhưng vẫn có thể hủy hợp đồng trong thời gian cho phép, hoặc khách hàng phải thẩm định sức khoẻ. Vậy tại thời điểm cuối tháng, chúng tôi có phải ghi nhận và xuất hoá đơn GTGT ngay khi chưa chắc chắn về doanh thu? Việc này dẫn tới số liệu không chính xác, nếu tháng nào cũng lập hoá đơn điều chỉnh thì rất khó cho chúng tôi. Nếu tháng sau mới lập hoá đơn thì chúng tôi khai thuế TNDN và thuế GTGT vào thời điểm nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Thời điểm khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Người nộp thuế: Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất việt Travel-29–124
Địa chỉ: Tú Kỳ – Hải Dương
Xin Cục thuế cho em hỏi : Năm 2021 đơn vị ký HĐ dịch vụ du lịch với KH, KH CK tạm ứng. Nhưng do dịch ko tiến hành thực hiện tour được. Năm 2022 đ vị tiến hành tour của năm 2021 và xuất hóa đơn thì có bị xuất sai thời điểm không ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9. Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Do đó, trong năm 2022, Công ty tiến hành tour và xuất hóa đơn khi hoàn thành cung cấp dịch vụ theo quy định đúng thời điểm.

Người nộp thuế: Hoàng Xuân-28–125
Địa chỉ: Hà nội
Kính gửi các anh, chị. Nhờ các anh chị hướng dẫn kê khai hóa đơn điện tử điều chỉnh và thay thế theo TT78 phát hành khác kì với hóa đơn sai đối với người mua và người bán. Trường hợp xuất khẩu xuất hóa đơn điện tử 1 của tháng 4 sai doanh thu, ngày 3/5 điều chỉnh bằng hóa đơn 2 tăng doanh thu thì hóa đơn điều chỉnh 2 có được kê vào tờ khai chính thức của tháng 4 không hay phải kê khai hóa đơn số 1 vào tờ chính thức của tháng 4 và kê số 2 vào tờ bổ sung của tháng 4. Công văn 4943/TCT-KK năm 2015 còn hiệu lực không? Xin cảm ơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Do câu hỏi chưa rõ nên Tổng cục Thuế trả lời về nguyên tắc như sau:

 Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan

Người nộp thuế: Lê Thị Vân-26–126
Địa chỉ: Hà Nội
Công ty tôi chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC từ tháng 06/2022. Trước đó chúng tôi áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC. Tháng 06/2022 chúng tôi phát hiện 01 (một) hóa đơn đầu ra tháng 05/2022 theo thông tư 32 của chúng tôi đang bị xuất sai đơn giá, Vậy đối với trường hợp này, chúng tôi có thể sử dụng hóa đơn mới theo TT78 để xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn theo TT32 hay không? Hay phải xử lý thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư 78:

Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót (hóa đơn lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã) hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Căn cứ quy định trên, trường hợp người bán đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại NĐ123 thì người bán lập hóa đơn điện tử theo quy định tại NĐ123 để thay thế cho hóa đơn đã lập theo hướng dẫn tại TT32 có sai sót.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng-27–127
Địa chỉ: KCN VSIP Hải Phòng
Chào Anh Chị, em có 03 câu hỏi liên quan đến hóa đơn điện tử, mong được giải đáp: 1. Hóa đơn điện tử không chịu thuế thì tại chỉ tiêu Thuế suất, Tiền thuế sẽ để trống hay để ký tự / hoặc x? 2. Hóa đơn sai địa chỉ, tên người mua đã gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA thì cần gửi cho Người Mua văn bản gì? Cục thuế có trả về thông báo chấp thuận dưới dạng file PDF không? 3. Hóa đơn đã xuất theo thông tư 32. khi doanh nghiệp chuyển sang thông tư 78 cần điều chỉnh hóa đơn cũ đã xuất theo TT32 thì cần điều chỉnh và kê khai như thế nào? Em cảm ơn ạ
Tổng cục Thuế trả lời:

1. Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế, trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế thì chỉ tiêu Thuế suất chọn KCT, tiền thuế để trống.

2. Theo quy định tại b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123 thì khi sai về địa chỉ, tên người mua, người bán thông báo cho người mua về hóa đơn có sai sót và gửi Mẫu 04/SS-HDDT cùng thông báo chấp thuận của CQT cho người mua. File thông  báo của CQT trả về có định dạng XML.

3. Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, trường hợp hóa đơn theo thông tư 32 có sai sót thì người bán phải lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập theo Thông tư 32 có sai sót.

Người nộp thuế: Công Ty Phong Vũ MST 0304998358-24–128
Địa chỉ: 117-119-121 Nguyễn Du P Bến Thành Quận 1 HCM
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về xử lý sai sót hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp chúng tôi có hai vấn đề cần làm rõ như sau: Thứ nhất: Bên bán và bên mua có phải bắt buộc lập văn bản thỏa thuận, ký tên, đóng dấu kèm hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế? Thứ hai: Doanh nghiệp có phải gửi thông báo sai sót hóa đơn điện tử theo mẩu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế? (TT 78/2021/TT-BTC lại có yêu cầu này).
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, việc lập Biên bản điều chỉnh là do người mua và người bán tự thỏa thuận. Trường hợp người bán đã thực hiện điều chỉnh hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT

Người nộp thuế: Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất việt Travel-23–129
Địa chỉ: Tú Kỳ – Hải Dương
Xin Cục thuế cho em hỏi : Hóa đơn quên không ký gủi xin cấp mã của cơ quan thuế thì hóa đơn đó phải xử lý thế nào ạ? Có phải lập hóa đơn thay thế không ạ?
Tổng cục Thuế trả lời:

– Trường hợp người nộp thuế chưa ký hóa đơn và cũng chưa gửi hóa đơn đến cơ quan thuế để cấp mã thì người nộp thuế hoàn thiện lại hóa đơn hoặc lập hóa đơn mới gửi đến cơ quan thuế để cấp mã.

– Trường hợp người nộp thuế chưa ký hóa đơn nhưng đã gửi hóa đơn đến cơ quan thuế thì hệ thống của cơ quan thuế sẽ không cấp mã cho hóa đơn do hóa đơn chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (chữ ký số của người bán là một nội dung trên hóa đơn). Khi đó, người nộp thuế hoàn thiện lại hóa đơn hoặc lập hóa đơn mới gửi đến cơ quan thuế để cấp mã.

Người nộp thuế: Công ty TNHH An Bình Điện Biên-22–130
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Tôi cung cấp dịch vụ ăn uống, vậy trên hóa đơn chỉ cần ghi là dịch vụ đặt cơm tiếp khách hay là phải chi tiết từng món ăn ra?
Tổng cục Thuế trả lời:

Người bán xác định hàng hóa, dịch vụ cung cấp để xác định nội dung trên hóa đơn theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (thuế suất thuế TTĐB, GTGT,…).

Người nộp thuế: Công ty TNHH An Bình Điện Biên-21–131
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Người mua có bắt buộc phải cung cấp gmail không? Người mua không lấy hóa đơn thì người bán có bắt buộc phải gửi hóa đơn cho người mua không? Người mua là cá nhân không kinh doanh thì không cần lấy hóa đơn thì có bắt buộc phải ghi thông tin người mua trên hóa đơn không hay chỉ cần ghi người mua không lấy hóa đơn là được?
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định khi thực hiện bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT, trong trường hợp người mua không lấy hóa đơn, không bắt buộc phải có thông tin người mua trên hóa đơn và không bắt buộc phải gửi cho người mua. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP gmail của người mua không phải là thông tin bắt buộc phải thể hiện trên hóa đơn.

Người nộp thuế: Công ty TNHH Công nghệ Phần mềm ETS-20–132
Địa chỉ: Tổ 3 Phường Tân Thịnh TP Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên
Cty chúng tôi HĐSXKD trong lĩnh vực sx phần mềm, xuất bán SP trên các nền tảng TMĐT với ĐT khách hàng là KL không lấy hóa đơn. Ngày 24/03/2022, DN hoàn thành thủ tục thay đổi địa chỉ ĐKKD, nhưng vì lý do khách quan kể từ ngày 24/03/2022 đến 18/04/2022 công ty vẫn xuất HĐ với thông tin người bán theo địa chỉ đăng ký cũ đăng ký trên hệ thống HĐĐT. Kể từ khi thành lập DN vẫn sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2021/TT-BTC, cho đến ngày 14/04/2022 DN được Cơ quan Thuế chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC, đến ngày 18/04/2022 công ty phát hiện sai sót về địa chỉ người bán trên HĐ gửi cho khách hàng. DN xin hỏi quý Cơ quan Thuế giải đáp thắc mắc về cách xử lý HĐĐT viết sai địa chỉ người bán theo Thông tư 32/2011/TT-BTC trong kỳ kê khai Thuế Quý 1/2022, Quý 2/2022 và cách xử lý đối với HĐĐTcó sai sót về địa chỉ người bán có mã của Cơ quan Thuế theo Thông tư 78/2021/TT-BTC trong kỳ kê khai Thuế Quý 2/2022.
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo như doanh nghiệp trình bày: Ngày 24/03/2022, DN hoàn thành thủ tục thay đổi địa chỉ ĐKKD, nhưng vì lý do khách quan kể từ ngày 24/03/2022 đến 18/04/2022 công ty vẫn xuất HĐ với thông tin người bán theo địa chỉ đăng ký cũ đăng ký trên hệ thống HĐĐT.

Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 32/2011/TT-BTC nếu chỉ có sai sót về địa chỉ người bán, không có sai sót về mã số thuế người bán, các thông tin khác như: tiền thuế, thuế suất, số tiền thanh toán,… không có sai sót thì người bán không phải lập lại hóa đơn.

Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 123 và Thông tư 78 nếu chỉ có sai sót về địa chỉ người bán, không có sai sót về mã số thuế người bán, các thông tin khác như: tiền thuế, thuế suất, số tiền thanh toán,… không có sai sót thì người bán gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế, người bán không phải lập lại hóa đơn.

Người nộp thuế: Kim Huế-19–133
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Hoàng Long-PTào Xuyên-TP Thanh Hóa
Kính gửi Tổng Cục Thuế: Tại Khoản 1 Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau: “Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn 1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. 2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.[…]” Từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc phải dùng hóa đơn điện tử, trước đây một số công ty vẫn dùng hóa đơn bán lẻ cho hàng hóa dịch vụ dưới 200 nghìn, và nó vẫn được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp, vậy bây giờ chúng tôi có được tiếp tục sử dụng không? Kính mong cục thuế giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn rất nhiều!
Tổng cục Thuế trả lời:

Theo quy định, các trường hợp đã sử dụng hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về HĐĐT thì sẽ không áp dụng các quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC. Do đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán hàng phải xuất hóa đơn điện tử theo quy định trừ các trường hợp bên mua hàng hóa, dịch vụ được lập bảng kê quy định tại Khoản 2.4 Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn về thuế TNDN.

Người nộp thuế: Trần Tuyết Nhung-18–134
Địa chỉ: Huyện Thoại Sơn Tỉnh An Giang
Thuế yêu cầu xuất HĐ có mẫu số ký hiệu khi bán xăng dầu cho cá nhân k kinh doanh, cuối ngày gửi Bảng tổng hợp theo mặt hàng. Nếu HĐ sai sót mà lập HĐ thay thế thì lên BTH theo mặt hàng như thế nào cho đúng?
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp Công ty bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cuối ngày Công ty đã gửi Bảng tổng hợp theo mặt hàng cho cơ quan thuế sau đó phát hiện sai sót thì việc xử lý sai sót của Bảng tổng hợp dữ liệu đã gửi cơ quan thuế được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.

Người nộp thuế: Trần Tuyết Nhung-17–135
Địa chỉ: Huyện Thoại Sơn Tỉnh An Giang
Công ty bán xăng dầu được CQT yêu cầu xuất HĐ có mẫu số ký hiệu cho KH cá nhân k kinh doanh, cuối ngày gửi Bảng tổng hợp theo mặt hàng. 1. Như tôi được biết trường hợp này có thể xuất hóa đơn không có mẫu số ký hiệu, tại sao cục thuế khu vực lại bắt buộc như vậy? Bắt buộc như vậy có đúng quy định không?
Tổng cục Thuế trả lời:

           Tại điểm c Khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

        “…Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.”.

       Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty bán xăng dầu cho khách hàng cá nhân không kinh doanh khi xuất hóa đơn điện tử thì không nhất thiết phải có ký hiệu mẫu số hóa đơn.

Người nộp thuế: Công ty TNHH An Bình Điện Biên-15–136
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Người mua là các đơn vị sự nghiệp có bắt buộc phải ghi mã số thuế người mua trên HDDT không? VÌ tôi đọc Điều 10 nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người mua là cơ sở kinh doanh mới phải ghi mã số thuế trên hóa đơn
Tổng cục Thuế trả lời:

Khi mua hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ Thông tin của người mua hàng trên hóa đơn để được tính vào chi phí và thanh toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước. Do đó, trường hợp đơn Người mua là các đơn vị sự nghiệp có mã số thuế thì ghi đủ thông tin MST trên hóa đơn theo quy định.

Người nộp thuế: Lê Vân Anh-14–137
Địa chỉ: TP Hà Nội
Doanh nghiệp chúng tôi đã áp dụng hóa đơn theo NĐ 123 và TT 78. Tôi muốn hỏi 2 vấn đề: 1. Trong trường hợp khách hàng của chúng tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp (không có hóa đơn hoặc chỉ có hóa đơn bán hàng không thể hiện thuế GTGT), khi khách hàng trả lại hàng thì chúng tôi sẽ xử lý như thế nào, vì nếu khách hàng xuất lại hóa đơn bán hàng không có thuế GTGT thì Công ty chúng tôi sẽ không được khấu trừ lại phần thuế GTGT. 2. Ngay khi phát hành hóa đơn điện tử và được cơ quan thuế cấp mã, phần mềm hóa đơn điện tử của doanh nghiệp tôi đều tự động gửi luôn hóa đơn đến địa chỉ email đã đăng ký cho từng khách hàng. Nếu địa chỉ mail đăng ký để nhận hóa đơn điện tử là mail của chính doanh nghiệp chúng tôi thì có được xem là hóa đơn chưa gửi cho khách hàng hay không? (sau khi kiểm tra lại tính chính xác của hóa đơn chúng tôi mới gửi thủ công tới mail của khách hàng).
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời vấn đề số 1 như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 9, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

– Người mua là đơn vị hành chính sự nghiệp không có hóa đơn thì khi người mua trả lại một phần hàng: người bán và người mua có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập, căn cứ hóa đơn điều chỉnh giảm, người bán kê khai giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.

– Người mua là đơn vị hành chính sự nghiệp có hóa đơn bán hàng thì khi trả lại một phần hàng hóa: người mua và người bán có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng, căn cứ tài liệu trả lại hàng của người mua, người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập và kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.

Tổng cục Thuế trả lời vấn đề số 2 như sau:

Tại điểm 3 Điều 17 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

Như vậy, doanh nghiệp thực hiện gửi hóa đơn đến người mua là trách nhiệm của doanh nghiệp và thỏa thuận giữa 2 bên.

Người nộp thuế: Công ty TNHH An Bình Điện Biên-12–138
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Tôi đọc Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì đơn vị phải ngừng sử dụng HDDT đã phát hành trước đây. Đơn vị tôi còn tồn 1 lượng HDDT lớn phát hành theo Thông tư 32/2011/TT-BTC vậy tôi có bắt buộc phải làm thông báo hủy TB03/AC đén cơ quan thuế không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Về nội dung này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2022 hướng dẫn cụ thể như sau:

– Trường hợp cơ quan thuế đã chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế (người nộp thuế – NNT) phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử, tiêu hủy hóa đơn giấy đặt in đã thông báo phát hành theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

– Trong thời gian Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính đang có hiệu lực thi hành, Cục thuế có thể hướng dẫn người nộp thuế gửi: Thông báo hủy hóa đơn (Mẫu số TB03/AC) và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26) theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính để cơ quan thuế nhập vào ứng dụng Quản lý ấn chỉ. Đồng thời cơ quan thuế ban hành Thông báo hóa đơn của NNT hết giá trị sử dụng.

Người nộp thuế: Phuong Anh-11–139
Địa chỉ: TpHCM
Theo Điều 12. Xử lý chuyển tiếp thì đối với các hoá đơn giấy đã lập có sai sót thì tôi hiểu là người bán và ngươi mua chỉ cần lập Biên bản thoả thuận xuất hoá đơn điện tử mới thay thế hoá đơn giấy bị sai sót nêu rõ sai sót (không cần thu hồi hoá đơn giấy cũ bị sai), người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT và xuất hoá đơn điện tử “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm” có sai sót. Tôi muốn hỏi tôi hiểu như vậy đã đúng chưa? Xin Tổng Cục Thuế hướng dẫn cụ thể để công ty có thể xử lý các hoá đơn giấy phát hiện sai sót sau khi chuyển đổi sang HDĐT theo TT78 theo quy định.
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp hóa đơn giấy đã lập theo Nghị định 51, 04 có sai sót và người bán đã lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78 để thay thế cho hóa đơn giấy đã lập, trên hóa đơn điện tử có nội dung “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm” đồng thời người bán gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT thì trên hệ thống của CQT đã có thông tin về việc hóa đơn giấy bị thay thế nên việc thu hồi hóa đơn giấy bị sai sót là không cần thiết. Tuy nhiên để tránh rủi ro lợi dụng thì người bán nên lập biên bản với người mua để thu hồi hóa đơn giấy đã lập.

Người nộp thuế: Địa điểm kinh doanh 21 – Công ty cổ phần thương mại – dịch vụ Phong Vũ-10–140
Địa chỉ: Số 10 Đại Lộ Lê Lợi Phường Điện Biên Thành phố Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa
1. Trường hợp HĐDT đã lập sai sót được xử lý theo điểm b1 khoảng 2 điều 19 có bắt buộc phải lập văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán không? 2. Doanh nghiệp có phải gửi thông báo sai sót tới CQT theo mẫu 04/SS-HĐĐT hay không? (Nghị định không đề cập tới, tuy nhiên TT78 lại có yêu cầu phải gửi đến CQT).
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, việc lập Biên bản điều chỉnh là do người mua và người bán tự thỏa thuận. Trường hợp người bán đã thực hiện điều chỉnh hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT

Người nộp thuế: CTCP ĐẦU TƯ PHÚ CƯỜNG KIÊN GIANG-9-X-141
Địa chỉ: Rạch Giá Kiên Giang
Kính chào TCT, DN tôi là DN kinh doanh BĐS, đang sử dụng HĐĐT theo thông tư 78. Vào tháng 3, bên tôi có xuất Hóa đơn (theo TT32) cho phần đặt cọc của khách hàng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, do KH vi phạm thỏa thuận nên xử lý mất cọc. Vậy DN có thể xuất HĐ mới “điều chỉnh giảm” toàn bộ giá trị hóa đơn cũ được không ạ? Hay chỉ có thể Hủy và điều chỉnh tờ khai thuế ạ? Và nếu hủy, có phải gởi lại “báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn” không ạ? Xin chân thành cảm ơn TCT.
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Về nguyên tắc các khoản thu theo tiến độ của CSKD BĐS dưới mọi hình thức thì phải lập hóa đơn. Trường hợp CSKD BĐS đã thu tiền khi đặt cọc sau đó khách hàng vi phạm thỏa thuận nên xử lý mất cọc thì khoản tiền CSKD BĐS đã thu là doanh thu của CSKD BĐS. Do đó, không phải thực hiện điều chỉnh giảm.

Người nộp thuế: Địa điểm kinh doanh 21 – Công ty cổ phần thương mại – dịch vụ Phong Vũ-8-X-142
Địa chỉ: Số 10 Đại Lộ Lê Lợi Phường Điện Biên Thành phố Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa
1. Trường hợp HĐDT đã lập sai sót được xử lý theo điểm b1 khoảng 2 điều 19 có bắt buộc phải lập biên bản điều chỉnh hddt như trước đây (nđ 51, nđ 04) hay không? 2. Doanh nghiệp có phải gửi thông báo sai sót tới CQT theo mẫu 04/SS-HĐĐT hay không? (Nghị định không đề cập tới, tuy nhiên TT78 lại có yêu cầu phải gửi đến CQT).
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm b1 khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, việc lập Biên bản điều chỉnh là do người mua và người bán tự thỏa thuận. Trường hợp người bán đã thực hiện điều chỉnh hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT

Người nộp thuế: Công ty TNHH An Bình Điện Biên-7-G-143
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Đơn vị tôi gửi BC26 quý 2/2022 sau ngày 01/7/2022 có được không? Vì tôi đọc thông tư 39/2014/TT-BTC hết hiệu lực từ ngày 01/7/2022
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2 Phụ lục ban hành kèm theo công văn số 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 của Tổng cục Thuế:

Trường hợp trong quý II/2022 NNT được cơ quan thuế chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử theo NĐ 123, Thông tư 78 thì người nộp thuế phải hủy hóa đơn điện tử đã sử dụng và NNT gửi báo cáo BC 26 quý II/2022 cho cơ quan thuế. Việc gửi báo cáo BC 26 quý II/2022 có thể trước thời điểm 1/7/2022 hoặc sau 1/7/2022

Người nộp thuế: Hoàng thị Hương-5-X-144
Địa chỉ: TP Vinh Nghệ An
Chào quý anh chị! Tôi xin nhờ quý anh chị giải đáp giùm trường hợp như thế này ạ: Công ty tôi tháng 05,06 có huỷ 3 hoá đơn theo mẫu 04 trên hệ thống hoá đơn điện tử và được thuế chấp nhận nhưng khi tra cứu hoá đơn thì trên trang Hoadondientu 3 hoá đơn này vẫn còn trên hệ thống ạ. Giờ không biết nên xử lý thế nào? Kính nhờ quý anh chị hỗ trợ ạ. Xin trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Trường hợp Người nộp thuế đã gửi thông báo hóa đơn có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT để hủy hóa đơn và cơ quan thuế đã tiếp nhận nhưng khi tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế vẫn còn tồn tại ở trạng thái “Hóa đơn đã bị hủy”, cụ thể:

Toàn bộ thông tin hóa đơn điện tử đã gửi đến cơ quan thuế đều được lưu trữ tại hệ thống của cơ quan thuế.  Trong trường hợp NNT đã có thông báo hủy thì khi tra cứu hóa đơn này, trạng thái của hóa đơn sẽ thể hiện là “Hóa đơn đã bị hủy”. Ví dụ 1 tình huống như hình chụp dưới đây khi người nộp thuế sử dụng chức năng “Tra cứu/Tra cứu hóa đơn” trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Người nộp thuế: Công ty TNHH An Bình Điện Biên-3-L-145
Địa chỉ: TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên
Đơn vị tôi có bán hàng đã lập HĐ theo TT78 và đã gửi cho người mua. Trong quá trình phát sinh nghiệp vụ bán hàng tôi gặp một số trường hợp như sau cần được giải đáp, mong sớm nhận được phản hồi từ Tổng cục Thuế: 1. Người mua sử dụng HĐ GTGT trả lại một phần hàng hóa thì người bán và người mua thực hiện lập HĐ trong nghiệp vụ này như thế nào? 2. Người mua là cá nhân không kinh doanh, không có HĐ trả lại 1 phần hàng hóa thì người bán và người mua thực hiện lập HĐ trong nghiệp vụ này như thế nào? 3. Người mua sử dụng HĐ bán hàng trả lại một phần hàng hóa thì người bán và người mua thực hiện nghiệp vụ này như thế nào?
Tổng cục Thuế trả lời:

Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 9, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

– Trường hợp người mua là CSKD thuộc diện sử dụng hóa đơn GTGT điện tử thì khi trả lại một phần hàng hóa thì người mua lập hóa đơn GTGT giao cho người bán trên hóa đơn ghi rõ “trả lại hàng”; căn cứ hóa đơn GTGT trả lại hàng của người mua, người bán kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra; người mua kê khai điều chỉnh giảm doanh số mua vào, thuế GTGT đầu vào.

– Người mua là cá nhân không kinh doanh thì khi người mua trả lại hàng: người bán và người mua có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng sau đó người bán thực hiện hủy hóa đơn GTGT điện tử đã lập, người bán kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.

– Người mua là CSKD sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử thì khi trả lại hàng người mua và người bán có tài liệu chứng minh việc trả lại hàng, căn cứ tài liệu trả lại hàng của người mua, người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã lập và kê khai giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra.

Người nộp thuế: Thị Oanh Đoàn-2-M-146
Địa chỉ: Hà Nội
Kính chào Tổng cục thuế! Mong TCT giải đáp giúp chúng tôi những vướng mắc sau: Khi phát hiện sai sót và công ty chúng tôi quyết định hủy hoặc điều chỉnh hóa đơn. Vậy bước tiếp theo có cần gửi 04/SS-HĐĐT trước khi xuất hóa đơn thay thế hay hóa đơn điều chỉnh không? Hay chỉ cần gửi mẫu 04/SS-HĐ ĐT trước kỳ hạn kê khai thuế? Trân trọng cảm ơn!
Tổng cục Thuế trả lời:

Nội dung hỏi của bạn chưa mô tả cụ thể hóa đơn có sai sót đã được gửi cho người mua hay chưa và  nội dung có sai sót do đó, Tổng cục Thuế trả lời về mặt nguyên tắc như sau:

Trường hợp sai sót thuộc khoản 1 Điều 19 thì người bán gửi Mẫu 04/SS-HĐ ĐT cho CQT và lập hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn đã lập.

Trường hợp sai sót thuộc điểm b khoản 2 Điều 19 và lựa chọn việc điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT.

Người nộp thuế: Hoàng Thi Thu Hương-1-B-147
Địa chỉ: Đông Anh Hà Nội
Xin hỏi Hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, rồi phát hiện ra hóa đơn có sai sót thì người bán người mua có bắt buộc phải lập văn bản thỏa thuận sai sót không?
Tổng cục Thuế trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ:

 Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

– Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.

Sau đó người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

Như vậy trường hợp này không phải lập Biên bản giữa các bên.

– Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách xử lý là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế.

Trường hợp này nếu người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Điều chỉnh hóa đơn sai sót nhiều lần

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page